- Con lắc trùng phùng
- Câu 1 : Hai con lắc đơn treo cạnh nhau có chu kỳ dao động nhỏ là T1 = 4s và T2 = 4,8s. Kéo hai con lắc lệch một góc nhỏ như nhau rồi đồng thời buông nhẹ. Hỏi sau thời gian ngắn nhất bao nhiêu thì hai con lắc sẽ đồng thời trở lại vị trí này:
A 8,8s
B 12s.
C 6,248s.
D 24s
- Câu 2 : Với bài toán như trên hỏi thời gian để hai con lắc trùng phùng lần thứ 2 và khi đó mỗi con lắc thực hiện bao nhiêu dao động
A 24s; 10 và 11 dao động
B 48s; 10 và 12 dao động.
C 22s; 10 và 11 dao động.
D 23s; 10 và 12 dao động.
- Câu 3 : Hai con lắc đơn có chu kì dao động lần lượt là 0,3s và 0,6s được kích thích cho bắt đầu dao động nhỏ cùng lúc. Chu kì dao động trùng phùng của bộ đôi con lắc này bằng
A 1,2 s
B 0,9 s.
C 0,6 s.
D 0,3 s.
- Câu 4 : Hai con lắc lò xo treo cạnh nhau có chu kỳ dao động nhỏ là T1 = 2s và T2 = 2,1s. Kéo hai con lắc ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn như nhau rồi đồng thời buông nhẹ. Hỏi sau thời gian ngắn nhất bao nhiêu thì hai con lắc sẽ đồng thời trở lại vị trí này
A 42s.
B 40s.
C 84s.
D 43s.
- Câu 5 : Đặt con lắc đơn dài hơn dao động với chu kì T gần 1 con lắc đơn khác có chu kì dao động T1=2s. Cứ sau Δt =200sthì trạng thái dao động của hai con lắc lại giống nhau. Chu kì dao động của con lắc đơn là
A T = 1,9s.
B T =2,3s.
C T = 2,2 s
D T = 2,02s.
- Câu 6 : Một con lắc đơn dao động tai nơi có g = 9,8m/s2, có chu kì T chưa biết, dao động trước mặt một con lắc đồng hồ có chu kì T0 = 2s. Con lắc đơn dao động chậm hơn con lắc đồng hồ một chút nên có những lần hai con lắc chuyển động cùng chiều và trùng với nhau tại vị trí cân bằng của chúng (gọi là những lần trùng phùng). Quan sát cho thấy thời gian giữa hai lần trùng phùng liên tiếp bằng 7 phút 30 giây. Hãy tính chu kì T của con lắc đơn và độ dài của con lắc đơn.
A 2,009s; 1m.
B 1,999s; 0,9m.
C 2,009s; 0,9m.
D 1,999s; 1m.
- Câu 7 : Một con lắc đồng hồ có chu kì T0 = 2s và một con lắc đơn dài 1m có chu kì T chưa biết. Con lắc đơn dao động nhanh hơn con lắc đồng hồ một chút. Dùng phương pháp trùng phùng người ta ghi được khoảng thời gian giữa hai lần trùng phùng liên tiếp bằng 8 phút 20 giây. Hãy tính chu kì T của con lắc đơn và gia tốc trọng trường tại nơi quan sát.
A 2,008s; 9,92m/s2.
B 1,992s; 9,949 m/s2.
C 2,001 s; 9,949 m/s2
D 1,992 s; 9,899 m/s2.
- Câu 8 : Hai con lắc đơn dao động với các chu kì
A 11,2s.
B 5,6s.
C 30,72s
D 19,2s.
- Câu 9 : Hai con lắc đơn dao động trong hai mặt phẳng thẳng đứng // với chu kì lần lượt là 2s, 2,05s. Xác định chu kì trùng phùng của hai con lắc
A 0,05 s.
B 4,25.
C 82.
D 28.
- Câu 10 : Hai con lắc đơn treo cạnh nhau có chu kỳ dao động nhỏ là T1 = 0,2 s và T2 (với T1 < T2). Kéo hai con lắc lệch một góc nhỏ như nhau rồi đồng thời buông nhẹ. Thời gian giữa 3 lần trùng phùng liên tiếp là 4 s. Tìm T2
A 0,222s.
B 6,005s.
C 0, 2565s.
D 0,3750s.
- Câu 11 : Hai con lắc A và B cùng dao động trong hai mặt phẳng song song. Trong thời gian dao động có lúc hai con lắc cùng qua vị trí cân bằng thẳng đứng và đi theo cùng chiều (gọi là trùng phùng). Thời gian gian hai lần trùng phùng liên tiếp là T = 13 phút 22 giây. Biết chu kì dao động con lắc A là TA = 2 s và con lắc B dao động chậm hơn con lắc A một chút. Chu kì dao động con lắc B là:
A 2,002(s)
B 2,005(s)
C 2,006 (s)
D 2,008 (s).
- Câu 12 : Hai vật dao động điều hoà cùng biên độ A. Biết f1 =2 Hz và f2 =2,5 Hz.Ở thời điểm ban đâu 2 vật đều có li x0=A√3/2 và 2 vật chuyển động cùng chiều dương . Hỏi sau thời gian ngắn nhất bao nhiêu thì trạng thái ban đầu 2 con lắc được lặp lại.
A 2/9s
B 5/9s.
C 1/27s.
D 2s
- Câu 13 : Hai vật dao động điều hoà cùng biên độ A. Biết f1 =2 Hz và f2 =2,5 Hz.Ở thời điểm ban đâu 2 vật đều có li x0=A√3 /2 và 2 vật chuyển động cùng chiều dương . Hỏi sau khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu hai vật lại có cùng li độ?
A 2/9s
B 5/9s.
C 1/27s.
D 2s
- Câu 14 : Hai vật dao động điều hoà cùng biên độ A. Biết f1 =2 Hz và f2 =2,5 Hz.Ở thời điểm ban đâu 2 vật đều có li x0=A√3 /2 và 2 vật chuyển động cùng chiều âm . Hỏi sau khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu hai vật lại có cùng li độ?
A 2/9s
B 5/9s.
C 5=/27s.
D 2s
- Câu 15 : Hai vật dao động điều hoà cùng biên độ A. Biết f1 =2 Hz và f2 =2,5 Hz.Ở thời điểm ban đâu 2 vật đều có li x0=A√3 /2 và vật 1 chuyển động theo chiều âm, vật 2 theo chiều dương. Hỏi sau khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu hai vật lại có cùng li độ?
A 2/9s
B 5/9s.
C 1/27s.
D 2s
- Câu 16 : Hai vật dao động điều hoà cùng biên độ A. Biết f1 =2 Hz và f2 =2,5 Hz.Ở thời điểm ban đâu 2 vật đều có li x0=A√3 /2 và vật 1 chuyển động theo chiều dương, vật 2 theo chiều âm. Hỏi sau khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu hai vật lại có cùng li độ?
A 2/9s
B 5/9s.
C 1/27s.
D 2s
- Câu 17 : Hai vật dao động điều hoà cùng biên độ A. Biết f1 =2 Hz và f2 =2,5 Hz.Ở thời điểm ban đâu 2 vật đều có li x0=A√3 /2 và vật 1 chuyển động theo chiều dương, vật 2 theo chiều âm. Hỏi sau khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu hai vật lại có cùng li độ và chuyển động cùng chiều nhau?
A 2/9s
B 5/9s.
C 5/3s.
D 1/3s
- Câu 18 : Hai vật dao động điều hoà cùng biên độ A. Biết f1 =2 Hz và f2 =2,5 Hz.Ở thời điểm ban đâu 2 vật đều có li x0=A√3 /2 và vật 1 chuyển động theo chiều âm, vật 2 theo chiều dương. Khoảng thời gian kể từ thời điểm ban đầu hai vật lại có cùng li độ lần thứ 2?
A 5/9s
B 4/9s.
C 1/27s.
D 1/3s
- Câu 19 : Hai con lắc đơn có chu kì T1 = 1,6s , chu kì T2 = 1,8s dao động nhỏ trong hai mặt phẳng song song , hai con lắc cùng qua vị trí cân bằng theo cùng chiều lúc t = 0s. Xác định thời điểm gần nhất mà 2 con lắc lặp lại trạng thái như trên.
A 14,4s.
B 9s.
C 16s.
D 8s.
- Câu 20 : Hai con lắc đơn treo cạnh nhau có chu kì dao động nhỏ là T1 = 4s , chu kì T2 = 4,8s . Kéo 2 con lắc lệch 1 góc nhỏ như nhau rồi buông nhẹ. Hỏi con lắc trùng phùng lần thứ 5 sau bao nhiêu phút và 2 con lắc đã thực hiện được bao nhiêu dao động?
A 1 phút, 20 và 22.
B 1 phút, 25 và 35.
C 2 phút, 25 và 30.
D Kết quả khác.
- Câu 21 : Hai con lắc đơn dao động với các chu kìT1 = 6,4s và T2 = 4,8 s. Khoảng thời gian giữa hai lần chúng cùng đi qua vị trí cân bằng và chuyển động về cùng một phía liên tiếp là
A 11,2s.
B 5,6s.
C 30,72s
D 19,2s.
- Câu 22 : Hai con lắc đơn treo cạnh nhau có chu kỳ dao động nhỏ là \({{T}_{1}}=4\,\,s\) và \({{T}_{2}}=4,8\,\,s\). Kéo hai con lắc lệch một góc nhỏ như nhau rồi đồng thời buông nhẹ. Hỏi sau thời gian ngắn nhất bao nhiêu thì hai con lắc sẽ đồng thời trở lại vị trí này
A 8,8 s
B 12 s
C 6,248 s
D 24 s
- Câu 23 : Hai con lắc đơn treo cạnh nhau có chu kì dao động nhỏ là \({{T}_{1}}=4\,\,s;\,\,{{T}_{2}}=4,8\,\,s\). Kéo hai con lắc lệch một góc nhỏ như nhau rồi buông nhẹ. Hỏi con lắc trùng phùng lần thứ 5 sau thời gian bao lâu
A 60 s
B 72 s
C 96 s
D 120 s
- Câu 24 : Hai con lắc đơn treo cạnh nhau có chu kỳ dao động nhỏ là \({{T}_{1}}=4\,\,s\) và \({{T}_{2}}=4,8\,\,s\). Kéo hai con lắc lệch một góc nhỏ như nhau rồi đồng thời buông nhẹ. Trong khoảng thời gian hai con lắc trùng phùng, mỗi con lắc thực hiện được số dao động lần lượt là
A 5 và 6 dao động
B 5 và 4 dao động
C 6 và 5 dao động
D 4 và 5 dao động
- Câu 25 : Hai con lắc đơn có chu kì dao động lần lượt là \({{T}_{1}}=0,3\,\,s\) và \({{T}_{2}}=0,6\,\,s\) được kích thích cho bắt đầu dao động nhỏ cùng lúc. Chu kì dao động trùng phùng của bộ đôi con lắc này bằng
A 1,2 s
B 0,9 s
C 0,6 s
D 0,3 s
- Câu 26 : Hai con lắc lò xo treo cạnh nhau có chu kỳ dao động nhỏ là \({{T}_{1}}=2\,\,s\) và \({{T}_{2}}=2,1\,\,s\). Kéo hai con lắc ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn như nhau rồi đồng thời buông nhẹ. Hỏi sau thời gian ngắn nhất bao nhiêu thì hai con lắc sẽ đồng thời trở lại vị trí này
A 42 s
B 40 s
C 84 s
D 43 s
- Câu 27 : Đặt con lắc đơn dài hơn dao động với chu kì T gần 1 con lắc đơn khác có chu kì dao động \({{T}_{1}}=2\,\,s\). Cứ sau \(\Delta t=200\,\,s\) thì trạng thái dao động của hai con lắc lại giống nhau. Chu kì dao động T của con lắc đơn là
A 1,98 s
B 2,31 s
C 2,23 s
D 2,02 s
- Câu 28 : Một con lắc đơn dao động tại nơi có gia tốc trọng trường \(g=9,8\,\,m/{{s}^{2}}\), có chu kì T chưa biết, dao động trước mặt một con lắc đồng hồ có chu kì \({{T}_{0}}=2\,\,s\). Con lắc đơn dao động chậm hơn con lắc đồng hồ một chút nên có những lần hai con lắc chuyển động cùng chiều và trùng với nhau tại vị trí cân bằng của chúng (gọi là những lần trùng phùng). Quan sát cho thấy thời gian giữa hai lần trùng phùng liên tiếp bằng 7 phút 30 giây. Hãy tính chu kì T của con lắc đơn
A 2,009 s
B 1,991 s
C 2,001 s
D 1,999 s
- Câu 29 : Một con lắc đồng hồ có chu kì \({{T}_{0}}=2\,\,s\) và một con lắc đơn dài 1 m có chu kì T chưa biết. Con lắc đơn dao động nhanh hơn con lắc đồng hồ một chút. Dùng phương pháp trùng phùng người ta ghi được khoảng thời gian giữa hai lần trùng phùng liên tiếp bằng 8 phút 20 giây. Hãy tính chu kì T của con lắc đơn
A 2,008 s
B 1,992 s
C 2,001 s
D 1,999 s
- Câu 30 : Hai con lắc đơn dao động với các chu kì \({{T}_{1}}=6,4\,\,s;\,\,{{T}_{2}}=4,8\,\,s\). Khoảng thời gian giữa hai lần chúng cùng đi qua vị trí cân bằng và chuyển động về cùng một phía liên tiếp là
A 11,2 s
B 5,6 s
C 30,72 s
D 19,2 s
- Câu 31 : Hai con lắc đơn dao động trong hai mặt phẳng thẳng đứng song song với chu kì lần lượt là 2 s và 2,05 s. Xác định chu kì trùng phùng của hai con lắc
A 0,05 s
B 4,25 s
C 82 s
D 28 s
- Câu 32 : Hai con lắc đơn treo cạnh nhau có chu kỳ dao động nhỏ là \({{T}_{1}}=0,2\,\,s\) và \({{T}_{2}}\) (với \({{T}_{1}}<{{T}_{2}}\)). Kéo hai con lắc lệch một góc nhỏ như nhau rồi đồng thời buông nhẹ. Thời gian giữa 3 lần trùng phùng liên tiếp là 4 s. Tìm \({{T}_{2}}\)
A 0,222 s
B 6,005 s
C 0,2565 s
D 0,3750 s
- Câu 33 : Hai con lắc A và B cùng dao động trong hai mặt phẳng song song. Trong thời gian dao động có lúc hai con lắc cùng qua vị trí cân bằng thẳng đứng và đi theo cùng chiều (gọi là trùng phùng). Thời gian hai lần trùng phùng liên tiếp là T = 13 phút 22 giây. Biết chu kì dao động con lắc A là \({{T}_{A}}=2\,\,s\) và con lắc B dao động chậm hơn con lắc A một chút. Chu kì dao động con lắc B là
A 2,002 s
B 2,005 s
C 2,006 s
D 2,008 s
- Câu 34 : Hai vật dao động điều hòa cùng biên độ A. Biết \({{\text{f}}_{1}}=2\,\,Hz;\,\,{{\text{f}}_{2}}=2,5\,\,Hz\). Ở thời điểm ban đầu, hai vật đều có li độ \({{x}_{0}}=\frac{A\sqrt{3}}{2}\) và hai vật chuyển động cùng chiều dương. Hỏi sau thời gian ngắn nhất bao nhiêu thì trạng thái ban đầu của hai con lắc được lặp lại
A \(\frac{2}{9}\,\,s\)
B \(\frac{5}{9}\,\,s\)
C \(\frac{1}{27}\,\,s\)
D \(2\,\,s\)
- Câu 35 : Dùng các chớp sáng tuần hoàn chu kỳ 2 s để chiếu sáng một con lắc đơn đang dao động. Ta thấy, con lắc dao động biểu kiến với chu kỳ 30 phút với chiều dao động biểu kiến cùng chiều dao động thật. Chu kỳ dao động thật của con lắc là:
A 2,005 s
B 1,978 s
C 2,001 s
D 1,998 s
- Câu 36 : Hai con lắc đơn có chiều dài \({{l}_{1}}=64\,\,cm;\,\,{{l}_{2}}=81\,\,cm\) dao động nhỏ trong hai mặt phẳng song song. Tại thời điểm \({{t}_{0}}=0\), hai con lắc cùng qua vị trí cân bằng và cùng chiều. Sau thời gian t ngắn nhất hai con lắc trùng phùng (cùng qua vị trí cân bằng, chuyển động cùng chiều). Lấy \(g={{\pi }^{2}}\,\,m/{{s}^{2}}\). Giá trị của t là
A 20 s
B 12 s
C 8 s
D 14,4 s
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất