Đề kiểm tra hết học kỳ I vật lý 12 sở GD&ĐT Lâm Đồ...
- Câu 1 : Ca sĩ nổi tiếng của Việt Nam là Thanh Lam và Mỹ Linh cùng thể hiện một nhạc phẩm: “Thì thầm mùa xuân”. Một người nghe qua ra đio có thể phân biệt được giọng ca của ca sĩ nào là nhờ đặc tính sinh lí của âm là:
A độ to.
B cảm giác âm.
C âm sắc.
D độ cao
- Câu 2 : Hệ số công suất của mạch điện xoay chiều gồm RLC mắc nối tiếp dược tính bằng công thức nào?
A
\(\cos \varphi = \frac{R}{Z}\)B
\(\cos \varphi = \frac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R}\)C
\(\cos \varphi = \frac{{{Z_L}}}{Z}\)D
\(\cos \varphi = \frac{{{Z_C}}}{Z}\) - Câu 3 : Trong một máy phát điện xoay chiều một pha, rô to là nam châm có p cặp cực (p cực bắc và p cực nam) quay với tốc độ n (n tính bằng vòng / s). Tần số của suất điện động do máy phát này tạo ra bằng
A
\(\frac{{pn}}{{60}}\)B
\(\frac{p}{{60n}}\)C p.n
D 2pn
- Câu 4 : Trong thí nghiệm khảo sát dao động điều hòa về con lắc đơn, khi thay quả nặng 50 (g) bằng quả nặng 20 (g) thì
A chu kì dao động giảm
B tần số dao động không đổi
C Chu kì dao động tăng.
D tần số dao động giảm
- Câu 5 : Trong bài thực hành khảo sát đoạn mạch điện xoay chiều có RLC mắc nối tiếp, để đo điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây, người ta dùng
A Ampe kế xoay chiều mắc nối tiếp với cuộn dây
B Ampe kế xoay chiều mắc song song với cuộn dây
C Vôn kế xoay chiều mắc nối tiếp với cuộn dây.
D Vôn kế xoay chiều mắc song song với cuộn dây
- Câu 6 : Một máy phát điện của phòng thí nghiệm gồm một khung dây quay trong từ trường đều với vecto cảm ứng từ có độ lớn là B và có phương vuông góc với trục quay của khung. Khung dây gồm các vòng dây giống hệt nhau, mỗi vòng có diện tích S. Từ thông cực đại qua mỗi vòng của khung dây bằng
A . B.S2
B B.S.
C B2S2 .
D B2S
- Câu 7 : Dùng dòng điện xoay chiều có tần số f cung cấp cho loa điện động trong bộ thí nghiệm sóng dừng trên dây để tạo nguồn dao động. Khi đó nguồn dao động với
A Chu kì bằng 2T.
B tần số bằng 2f.
C Tần số bằng f.
D Chu kì bằng T.
- Câu 8 : Với một âm có tần số xác định thì tốc độ lan truyền âm
A nhanh nhất trong môi trường khí
B nhanh nhất trong môi trường rắn
C bằng nhau trong cả ba môi trường rắn, lỏng, khí
D nhanh nhất trong môi trường lỏng
- Câu 9 : Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi khoảng cách từ một điểm bụng đến nút gần nó nhất bằng
A một bước sóng
B một phần tư bước sóng
C một số nguyên lần bước sóng
D một nửa bước sóng
- Câu 10 : Cho các chất sau: không khí ở 00C, không khí ở 250C, nước và sắt. Sóng âm truyền chậm nhất trong
A không khí ở 250C
B nước.
C sắt.
D không khí ở 00C
- Câu 11 : Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = A.cos(ωt+φ), trong đó ω có giá trị dương. Đại lượng ω gọi là
A Chu kì dao động.
B pha ban đầu của dao động
C tần số góc của dao động.
D biên độ dao động
- Câu 12 : Cường độ dòng điện luôn trễ pha so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch
A chỉ có tụ điện
B có cuộn thuần cảm và tụ điện mắc nối tiếp
C có điện trở thuần và cuộn thuần cảm mắc nối tiếp
D có điện trở thuần và tụ điện mắc nối tiếp
- Câu 13 : Đặt điện áp\(u = U\sqrt 2 .\cos \omega t\) vào hai đầu đoạn mạch chỉ chứa cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch bằng
A
\(\frac{{U\sqrt 2 }}{{\omega L}}\)B UωL
C
\(U\sqrt 2 \omega L\)D
\(\frac{U}{{\omega L}}\) - Câu 14 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của cuộn dây thuần cảm?
A Cuộn dây thuần cảm cho dòng điện xoay chiều đi qua nên nó không có tính cản trở dòng điện xoay chiều
B Cuộn dây thuần cảm cho dòng điện một chiều đi qua nhưng không cho dòng điện xoay chiều đi qua
C Cuộn dây thuần cảm có cản trở dòng điện xoay chiều, tần số càng lớn thì bị ản trở càng ít
D cuộn dây thuần cảm có cản trở dòng điện xoay chiều, tần số càng lớn thì bị cản trở càng nhiều.
- Câu 15 : Cường độ dòng điện luôn sớm pha hơn điện áp ở hai đầu đoạn mạch khi đoạn mach
A Có R và L mắc nối tiếp.
B chỉ có cuộn cảm L
C Có R và C mắc nối tiếp.
D Có R và C mắc nối tiếp
- Câu 16 : Phát biểu nào sau đây không đúng với sóng cơ
A Sóng cơ có thể lan truyền được trong môi trường chân không
B Sóng cơ có thể lan truyền được trong môi trường chất lỏng
C Sóng cơ có thể lan truyền được trong môi trường chất khí
D Sóng cơ có thể lan truyền được trong môi trường chất rắn.
- Câu 17 : Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp dựa trên hiện tượng
A tạo ra từ trường quay
B cảm ứng điện từ
C cảm ứng tư
D tự cảm
- Câu 18 : Trong lời bài hát “Đi tìm câu hát lý thương nhau” của nhạc sĩ Vĩnh An có câu:“Anh ra vườn đào em đã sang đồng mía.Anh lên rừng quế em đã xuống nương dâu”Hình ảnh đáng yêu của chàng trai đi tìm cô gái trong lời bài hát được so sánh với hình ảnh nào sau đây trong vật lý
A Hai dao động khác pha.
B Hai dao động khác năng lượng
C Hai dao động khác biên độ.
D Hai dao động khác tần số
- Câu 19 : Một chất điểm dao động điều hòa có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x vào thời gian t như hình vẽ. Tại thời điểm t = 0,2s; chất điểm có li độ 2cm. Ở thời điểm t = 0,9s; gia tốc của chất điểm có giá trị bằng
A 1,45 m/s2
B 57,0 cm/s2
C 5,70 m/s2
D 14,5 cm/s2
- Câu 20 : Đặt điện áp (U không đổi, ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện cso điện dung C mắc nối tiếp. Trên hình vẽ, các đường (1), (2) và (3) là đồ thị của các điện áp hiệu dụng ở hai đâu điện trở UR, hai đầu tụ điện UC và hai đầu cuộn cảm UL theo tần số góc ω. Đường (1), (2), (3) theo thứ tự tương ứng là
A UC , UR và UL.
B UL , UR và UC.
C UR ,UC và UL
D UC , UL và UR
- Câu 21 : Tần số của âm cơ bản và họa âm do một dây đàn phát ra tương ứng bằng với tần số của sóng cơ để trên dây đàn có sóng dừng. Trong các họa âm do dây đàn phát ra, có hai họa âm ứng với tần số 2640 Hz và 4400 Hz. Biết âm cơ bản của dây đàn có tần số nằm trong khoảng từ 300 Hz đến 800 Hz. Trong vùng tần số của âm ngeh được từ 16Hz đến 20 kHz có tối đa bao nhiêu tần số của họa âm (kể cả âm cơ bản) của dây đàn này?
A 45.
B 30
C 22
D 48
- Câu 22 : Một dây đồng dài 48m, bên ngoài phủ một lớp sơn cách điện mỏng. Sợi dây được quấn thành một ống dây dài 50 cm, đường kính 3cm, cho các vòng dây quấn sát nhau. Cho dòng điện\(i = 2\sqrt 2 \cos (100\pi t)(A)\) chạy qua ống dây. Tính cảm kháng của ống dây?
A 0,036Ω
B 0,579Ω
C 0,145Ω
D 0,046Ω.
- Câu 23 : Đặt nguồn điện xoay chiều u1 = 10cos(100πt) (V) vào hai đầu cuộn cảm thuần L thì cường độ dòng điện tức thời chạy qua cuộn cảm là i1. Đặt nguồn điện xoay chiều u1 = 20sin (100πt) (V) vào hai đầu tụ điện C thì cường độ dòng điện tức thời chạy qua tụ điện là i2. Mối quan hệ về giá trị tức thời giữa cường độ dòng điện qua hai mạch trên là 9i12 + 16i22 = 25 (mA)2. Khi mắc cuộn cảm nối tiếp với tụ điện rồi mắc vào nguồn điện xoay chiều u1 thì điện áp cực đại trên cuộn cảm thuần là
A 6V.
B 8V
C 2V
D 4V
- Câu 24 : Ở một thời điểm, vận tốc của vật dao động điều hòa bằng 50% vận tốc cực đại. Tỉ số giữa thế năng và động năng là
A 3
B 1/3
C 1/2
D 2
- Câu 25 : Trong buổi hòa nhạc được tổ chức ở Nhà hát Lớn Hà Nội nhân dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long. Một người ngồi dưới khán đài nghe được âm do một chiếc đàn giao hưởng phát ra có mức cường độ 68 dB. Khi dàn nhạc giao hưởng thực hiện bản hợp xướng người đó cảm nhận được âm là 80dB. Hỏi dàn nhạc giao hưởng đó có bao nhiêu người?
A 18 người.
B 12 người.
C 16 người.
D 8 người
- Câu 26 : Hai con lắc đơn có chiều dài lần lượt là 81cm và 64 cm được treo ở trần một căn phòng. Khi các vật nhỏ của hai con lắc đang ở vị trí cân bằng, đồng thời truyền cho chúng các vận tốc cùng hướng sao cho hai con lắc dao động điều hòa với cùng biên độ góc, trong hai mặt phẳng song song với nhau. Gọi ∆t là khoảng thời gian ngắn nhất kể từ lúc truyền vận tốc đến lúc hai dây treo song song nhau. Giá trị ∆t gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 8,12s.
B 2,36s.
C 7,20s.
D 0,45s
- Câu 27 : Cho mạch điện xoay chiều gồm ba phần tử R,L,C mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm kháng. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều u = U0 cos (2πft) V, có f thay đổi được. Khi f = f1 thì công suất của mạch đạt giá trị cực đại. Khi f = f2 và f = f3thì cường độ hiệu dụng có giá trị không đổi. Biết\(\frac{2}{{{f_2}}} + \frac{1}{{{f_3}}} = \frac{1}{{25}}\) . Khi điều chỉnh\(f = {f_4} \le 10\sqrt {10} Hz\) thì URC không đổi. Khi đó f1 gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 90 Hz
B 70 Hz
C 80 Hz
D 65 Hz
- Câu 28 : Trên mặt nước tại hai điểm A, B người ta đặt hai nguồn sóng cơ hết hợp, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 6 cos (40πt) và uB = 8cos (40πt) (u tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 160 cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Trên đoạn thẳng AB, điểm dao động với biên độ 1cm và cách trung điểm của đoạn AB một đoạn gần nhất là bao nhiêu?
A 3cm
B 4cm
C 1cm
D 2cm
- Câu 29 : Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 50cm và vật nhỏ có khối lượng 0,01 kg mang điện tích q = +5.10-6C, được coi là điện tích điểm. Con lắc dao động điều hòa trong điện trường đều mà vecto cường độ điện trường có độ lớn E = 104 V/m và hướng thẳng đứng xuống dưới. Lấy g = 10 (m/s2), π = 3,14. Chu kì dao động điều hòa của con lắc là
A 1,15s.
B 1,99s.
C 0,58s.
D 1,40s
- Câu 30 : Một mạch điện xoay chiều gồm AM nối tiếp MB. Biết AM gồm điện trở thuần R1 , tụ điện C1, cuộn dây thuần cảm L1 mắc nối tiếp. Đoạn MB có hộp X, biết trong hộp X cũng có các phần tử là điện trở thuần, cuộn cảm, tụ điện mắc nối tiếp nhau. Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu mạch AB có tần số 50 Hz và giá trị hiệu dụng là 200V thì thấy dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng 2A. Biết R1= 20Ω và nếu ở thời điểm t (s),\({u_{AB}} = 200\sqrt 2 V\) thì ở thời điểm \(\left( {t + \frac{1}{{600}}} \right)s\) dòng điện iAB = 0 (A) và đang giảm. Công suất của đoạn mạch MB là
A 120W
B 266,4W
C 320W.
D 400 W
- Câu 31 : Trên mặt phẳng nằm ngang có hai con lắc lò xo. Các lò co có cùng độ cứng k, cùng chiều dài tự nhiên 32cm. Các vật nhỏ A và B có khối lượng lần lượt là m và 4m. Ban đầu, A và B được giữ ở vị trí sao cho lò xo gắn với A bị dãn 8cm còn lò xo gắn với B bị nén 8cm. Đồng thời thả nhẹ để hai vật dao động điều hoa trên cùng một đường thẳng đi qua giá I cố định (hình vẽ). Trong quá trình dao động, khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất giữa hai vật có giá trị lần lượt là
A 64 cm và 48 cm.
B 80 cm và 48 cm
C 80 cm và 55 cm
D 64 cm và 55 cm
- Câu 32 : Ở mặt nước, tại hai điểm S1 và S2 có hai nguồn dao động cùng pha theo phương thẳng đứng phát ra hai sóng kết hợp có bước sóng λ Cho S1S2 = 5,4λ. Gọi (C) là hình tròn nằm ở mặt nước có đường kính là S1S2 . Số vị trí trong (C) mà các phần tử ở đó dao động với biên độ cực đại và cùng pha với dao động của các nguồn là
A 11
B 9
C 18
D 22
- Câu 33 : Điện năng được truyền từ đường dây điện một pha có điện áp hiệu dụng ổn định 220V vào nhà một hộ dân bằng đường dây tải điện có chất lượng kém. Trong nhà của hộ dân này, dùng một máy biến áp lí tưởng để duy trì điện áp hiệu dụng ở đầu ra luôn là 220V (gọi là máy ổn áp). Máy ổn áp này chỉ hoạt động khi điện áp hiệu dụng ở đầu vào lớn hơn 110V. Tính toán cho thấy, nếu công suất sử dụng điện trong nhà là 1,1kW thì tỉ số giữa điện áp hiệu dụng ở đầu ra và điện áp hiệu dụng ở đầu vào (tỉ số tăng áp) của máyổn áp là 1,1. Coi điện áp và cường độ dòng điện luôn cùng pha. Nếu công suất sử dụng điện trong nhà là 2,2kW thì số tăng áp của máy ổn áp bằng.
A 2,20
B 1,55
C 1,62
D 1,26
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất