Đề thi online - Phương pháp viết phương trình tiếp...
- Câu 1 : Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đồ thị \(\left( C \right)\) và điểm \(M\left( {{x_o};{y_0}} \right)\) thuộc \(\left( C \right)\). Phương trình tiếp tuyến của \(\left( C \right)\) tại điểm \(M\) là:
A \(y = f'\left( {{x_0}} \right)\left( {x - {x_0}} \right)\)
B \(y = f'\left( {{x_0}} \right)\left( {x - {x_0}} \right) + {y_0}\)
C \(y - {y_0} = f'\left( {{x_0}x} \right)\)
D \(y = f'\left( {{x_0}} \right)\left( {x - {x_0}} \right) - {y_0}\)
- Câu 2 : Phương trình tiếp tuyến của đường cong \(\left( C \right):\,\,y = {x^3} - 2x + 3\) tại điểm \(M\left( {1;2} \right)\) là:
A \(y = 2x + 2\)
B \(y = 3x - 1\)
C \(y = x + 1\)
D \(y = 2 - x\)
- Câu 3 : Tiếp tuyến của đường cong \(\left( C \right):\,\,y = x\sqrt x \) tại điểm \(M\left( {1;1} \right)\) có phương trình là:
A \(y = {3 \over 2}x + {1 \over 2}\)
B \(y = - {3 \over 2}x + {1 \over 2}\)
C \(y = {3 \over 2}x - {1 \over 2}\)
D \(y = {1 \over 2}x + {3 \over 2}\)
- Câu 4 : Tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = {{2x + 1} \over {x - 1}}\) tại điểm có hoành độ bằng 2 có hệ số góc \(k = ?\)
A \(k = - 1\)
B \(k = - 3\)
C \(k = 3\)
D \(k = 5\)
- Câu 5 : Tiếp tuyến của đồ thị hàm số hàm số \(y = 2{x^3} + 3{x^2}\) tại điểm có tung độ bằng 5 có phương trình là?
A \(y = 12x - 7\)
B \(y = - 12x - 7\)
C \(y = 12x + 17\)
D \(y = - 12x + 17\)
- Câu 6 : Cho hàm số \(y = - {x^3} + 3x - 2\) có đồ thị \(\left( C \right)\). Tiếp tuyến của đồ thị \(\left( C \right)\) tại giao điểm của \(\left( C \right)\) với trục hoành có phương trình:
A \(y = - 9x - 18\)
B \(y = 0\) hoặc \(y = - 9x - 18\)
C \(y = - 9x + 18\)
D \(y = 0\) hoặc \(y = - 9x + 18\)
- Câu 7 : Viết phương trình tiếp tuyến d của đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} + 2\) tại điểm có hoành độ \({x_0}\) thỏa mãn \(f''\left( {{x_0}} \right) = 0?\)
A \(3x + y - 3 = 0\)
B \(3x - y - 3 = 0\)
C \( - 3x + y - 3 = 0\)
D \(3x + y + 3 = 0\)
- Câu 8 : Tiếp tuyến tại điểm \(M\left( {1;3} \right)\) cắt đồ thị hàm số \(y = {x^3} - x + 3\) tại điểm thứ hai khác M là N. Tọa độ điểm N là:
A \(N\left( { - 2; - 3} \right)\)
B \(N\left( {1;3} \right)\)
C \(N\left( { - 1;3} \right)\)
D \(M\left( {2;9} \right)\)
- Câu 9 : Tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = {{x + 2} \over {x + 1}}\) tại giao điểm với trục tung cắt trục hoành tại điểm có hoành độ là?
A \(x = - 1\)
B \(x = 1\)
C \(x = - 2\)
D \(x = 2\)
- Câu 10 : Cho hàm số \(y = {{{x^2}} \over 4} - x + 1\) có đồ thị \(\left( C \right)\). Từ điểm \(M\left( {2; - 1} \right)\) có thể kẻ đến \(\left( C \right)\) hai tiếp tuyến phân biệt, hai tiếp tuyến này có phương trình là?
A \(y = - x + 1\) hoặc \(y = x - 3\)
B \(y = - x + 3\) hoặc \(y = x + 1\)
C \(y = - x - 3\) hoặc \(y = x - 1\)
D \(y = - x - 1\) hoặc \(y = x + 3\)
- Câu 11 : Cho hàm số \(y = {x^3} - 6{x^2} + 9x\) có đồ thị \(\left( C \right)\). Tiếp tuyến của \(\left( C \right)\) song song với \(d:\,y = 9x\) có phương trình là:
A \(y = 9x + 40\)
B \(y = 9x - 40\)
C \(y = 9x + 32\)
D \(y = 9x - 32\)
- Câu 12 : Gọi \(\left( C \right)\) là đồ thị hàm số \(y = {x^4} + x\). Tiếp tuyến của \(\left( C \right)\) vuông góc với đường thẳng \(d:\,\,x + 5y = 0\) có phương trình là:
A \(y = 5x - 3\)
B \(y = 3x - 5\)
C \(y = 2x - 3\)
D \(y = x + 4\)
- Câu 13 : Số tiếp tuyến đi qua điểm \(A\left( {1; - 6} \right)\) của đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 3x + 1\) là:
A 3
B 2
C 0
D 1
- Câu 14 : Số tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = {1 \over 3}{x^3} - 2{x^2} + 3x + 1\) song song với đường thẳng \(y = 8x + 2\) là:
A 1
B 2
C 3
D 0
- Câu 15 : Đường thẳng nào sau đây là tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} + 2\) và có hệ số góc nhỏ nhất?
A \(y = - 3x - 3\)
B \(y = - x - 3\)
C \(y = - 3x + 3\)
D \(y = - 5x + 10\)
- Câu 16 : Cho hàm số \(y = {{a{x^2} - bx} \over {x - 2}}\) có đồ thị \(\left( C \right)\). Để \(\left( C \right)\) đi qua điểm \(A\left( { - 1;{5 \over 2}} \right)\) và tiếp tuyến của \(\left( C \right)\) tại gốc tọa độ có hệ số góc \(k = - 3\) thì mỗi liên hệ giữa a và b là :
A \(4a - b = 1\)
B \(a - 4b = 1\)
C \(4a - b = 0\)
D \(a - 4b = 0\)
- Câu 17 : Cho hàm số \(y = {x^4} - 2{m^2}{x^2} + 2m + 1\) và có đồ thị \({C_m}\). Tập tất cả các giá trị của tham số m để tiếp tuyến của đồ thị \(\left( {{C_m}} \right)\) tại giao điểm của \(\left( {{C_m}} \right)\) với đường thẳng \(d:\,\,x = 1\) song song với đường thẳng \(y = - 12x + 4\) là :
A \(m = 0\)
B \(m = 1\)
C \(m = \pm 2\)
D \(m = 3\)
- Câu 18 : Cho đồ thị hàm số \(\left( C \right):\,\,y = {{x + 1} \over {x - 2}}\) và đường thẳng \(d:\,\,y = x + m\). Khi đường thẳng cắt đồ thị \(\left( C \right)\) tại hai điểm phân biệt và tiếp tuyến với \(\left( C \right)\) tại hai điểm này song song với nhau thì m sẽ thuộc khoảng nào sau đây ?
A \(\left( { - 4; - 2} \right)\)
B \(\left( { - 2;0} \right)\)
C \(\left( {0;2} \right)\)
D \(\left( {2;4} \right)\)
- Câu 19 : Cho hàm số \(y = {x^3} + 3{x^2} + 1\) có đồ thị \(\left( C \right)\). Gọi d là tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm \(A\left( {1;5} \right)\) và B là giao điểm thứ hai của d với \(\left( C \right)\). Tính diện tích tam giác OAB ?
A 12
B 6
C 18
D 24
- Câu 20 : Cho hàm số \(y = {{x + 2} \over {x - 1}}\) có đồ thị \(\left( C \right)\). Gọi d là khoảng cách từ điểm \(A\left( {1;1} \right)\) đến một tiếp tuyến bất kỳ của đồ thị \(\left( C \right)\). Tìm giá trị lớn nhất của d?
A \(3\sqrt 3 \)
B \(2\sqrt 2 \)
C \(\sqrt 6 \)
D \(\sqrt 3 \)
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Khoảng cách
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 1 Hàm số lượng giác
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 2 Phương trình lượng giác cơ bản
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 3 Một số phương trình lượng giác thường gặp
- - Trắc nghiệm Toán 11 Chương 1 Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 2 Phép tịnh tiến
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 3 Phép đối xứng trục
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 4 Phép đối xứng tâm
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Phép quay
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 6 Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau