về điều chế ancol, phenol. Độ rượu
- Câu 1 : Khí CO2 sinh ra khi lên men rượu một lượng glucozơ được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo được 40 gam kết tủa. Khối lượng ancol etylic nguyên chất thu được trong quá trình lên men rượu (coi các phản ứng xảy ra hoàn toàn) là
A 18,4 gam.
B 16,8 gam.
C 16,4 gam.
D 17,4 gam.
- Câu 2 : Cho m gam tinh bột lên men thành C2H5OH với hiệu suất 81%, hấp thụ hết lượng CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 được 55 gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng dung dịch X lại có 10 gam kết tủa nữa. Giá trị m là
A 75 gam.
B 125 gam.
C 150 gam.
D 225 gam.
- Câu 3 : Đi từ 150 gam tinh bột sẽ điều chế được bao nhiêu ml ancol etylic 46o bằng phương pháp lên men ancol? Cho biết hiệu suất phản ứng đạt 81% và D = 0,8 g/ml.
A 285,8 ml.
B 120,0 ml.
C 39,66 ml.
D 187,5 ml.
- Câu 4 : Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat.Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là:
A CH3COOH, CH3OH.
B C2H4, CH3COOH.
C C2H5OH, CH3COOH.
D CH3COOH, C2H5OH.
- Câu 5 : Trong công nghiệp, glixerin được sản xuất theo sơ đồ nào sau đây:
A Propan → propanol → glixerin
B Propen → allylclorua → 1,3 – điclopropan-2-ol → glixerin
C Butan → axit butylic → glixerin
D Metan → etan → propan → glixerin
- Câu 6 : Ancol metylic (CH3OH ) không thể điều chế trực tiếp từ chất nào sau đây?
A CH3Cl
B HCHO
C CH3 -COO-CH3
D HCOOH
- Câu 7 : (CĐ B 2007) Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
A CH3CH2OH và CH2=CH2.
B CH3CH2OH và CH3CHO
C CH3CHO và CH3CH2OH
D CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.
- Câu 8 : Thể tích ancol etylic 92o cần dùng là bao nhiêu để điều chế được 2,24 lít C2H4 (đktc). Cho biết hiệu suất phản ứng đạt 62,5% và D = 0,8 g/ml.
A 8 ml.
B 10 ml.
C 12,5 ml.
D 3,9 ml.
- Câu 9 : Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 40 gam kết tủa. Nếu hiệu suất của quá trình lên men là 75% thì giá trị của m là
A 60.
B 58.
C 30.
D 48.
- Câu 10 : Từ một tấn khoai chứa 20% tinh bột, bằng phương pháp lên men người ta điều chế được 100 lít rượu etylic tuyệt đối có khối lượng riêng là 0,8 g/ml. Hiệu suất của quá trình phản ứng là
A 90,8%
B 70,4%.
C 80,5%.
D 75,0%.
- Câu 11 : (ĐH A 2007) Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kĩ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A 750
B 550
C 810
D 650
- Câu 12 : Cho sơ đồ chuyển hóa: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là:
A CH3CH2OH và CH2=CH2.
B CH3CHO và CH3CH2OH.
C CH3CH2OH và CH3CHO.
D CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.
- Câu 13 : Tính khối lượng glucozơ chứa trong nước quả nho để sau khi lên men cho ta 100 lít rượu vang 10o. Biết hiệu suất lên men đạt 95%, rượu etylic nguyên chất có khối lượng riêng 0,8g/ml.
A 16,5 kg.
B 15,6 kg.
C 61,5 kg.
D 51,6 kg.
- Câu 14 : Trong 10 kg gạo nếp chứa 80% tinh bột, khi lên men ở hiệu suất 80%, ta thu được V lít ancol etylic (C2H5OH) có khối lượng riêng 0,789 g/ml. Vậy V có giá trị là
A 4 lít.
B 4,32 lít.
C 4,52 lít.
D 4,61 lít.
- Câu 15 : Khi dùng mùn cưa có 50% xenlulozo để sản xuất 1 tấn rượu, hiệu suất cả quá trình 70%. Lượng mùn cưa cần là
A 2000,3 kg.
B 2581 kg.
C 2515,53 kg.
D 5031 kg.
- Câu 16 : Lên men m g glucozơ với H= 90%, lượng CO2 sinh ra hấp thu hết vào dd nước vôi trong thu được 10g kết tủa, khối lượng dd sau phản ứng giảm 3,4g so với khối lượng dd nước vôi trong ban đầu, giá trị m là
A 13
B 30
C 15
D 20
- Câu 17 : Cho 2,5kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành ancol etylic. Tính thể tích ancol etylic 400 thu được biết ancol etylic có khối lượng riêng là 0,8g/ml và quá trình chế biến anol etylic hao hụt 10%
A 3194,4ml
B 27850ml
C 2875ml
D 23000ml
- Câu 18 : Thuỷ phân m gam tinh bột, sản phẩm thu được đem lên men để sản xuất ancol etylic, toàn bộ khí CO2 sinh ra cho qua dd Ca(OH)2 dư, thu được 750 gam kết tủa. Nếu hiệu suất mỗi quá trình là 80% thì giá trị m là
A 949,2 gam
B 945,0 gam
C 950,5 gam
D 1000 gam
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein