Bài 9. Áp suất khí quyển - Vật lý lớp 8

Tổng hợp các bài giải bài tập trong Bài 9. Áp suất khí quyển được biên soạn bám sát theo chương trình Đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các em cùng theo dõi nhé!

Giải bài 9.6 trang 30- Sách bài tập Vật lí 8

Hướng dẫn :   Khoảng không vũ trụ là chân không nên áp suất ở đó gần bằng 0 nhỏ hơn áp suất bên trong cơ thể. Giải :   Trong cơ thể của con người và cả trong máu của con người đều có không khí. Áp suất của không khí bên trong con người bằng áp suất khí quyển. Con người sống trogn sự cân bằng giữa áp

Giải bài 9.7 trang 30- Sách bài tập Vật lí 8

Chọn B . Vì :   P{tn}= pr Rightarrow h{tn}.d{tn}= hr.dr Rightarrow hr= dfrac{h{tn}.d{tn}}{dr}=dfrac{136000.0,76}{8000}= 12,92m

Giải bài 9.8 trang 31- Sách bài tập Vật lí 8

  Chọn A. Uống sữa tươi trong hộp bằng ống hút.

Giải bài 9.9 trang 31- Sách bài tập Vật lí 8

  Chọn B. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm chỉ vì mật độ khí quyển càng giảm.

Giải câu 1 trang 32- Sách giáo khoa Vật lí 8

  Khi rút bớt không khí trong vỏ hộp ra thì áp suất không khí trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài , nên vỏ hộp chịu tác động của áp suất không khí từ bên ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo mọi phía.

Giải Câu 10 trang 34- Sách giáo khoa Vật lí 8

  Nói áp suất khí quyển bằng 76cmHg có nghĩa là không khí gây ra một áp suất bằng áp suất ở đáy của cột thủy ngân cao 76cm.   Tính áp suất này ra N/m^2 :            p = d.h = 136000.0,76 = 103360 N/m^2

Giải Câu 11 trang 34- Sách giáo khoa Vật lí 8

  Trong thí nghiệm của Tôrixeli , giả sử không dùng thủy ngân mà dùng nước thì chiều cao cột nước là :                   h = dfrac{p}{d} = dfrac{103360}{10000} = 10,336 m   Vậy ống Tôrixeli ít nhất dài hơn 10,336m,

Giải câu 12 trang 34- Sách giáo khoa Vật lí 8

  Không thể tính áp suất khí quyển trực tiếp bằng công thức p =d.h , vì độ cao của lớp khí quyển không xác định được chính xác và trọng lượng riêng của không khí cũng thay đổi theo độ cao.

Giải câu 2 trang 32- Sách giáo khoa Vật lí 8

  Nước không chảy ra khỏi ống vì áp lực của không khí tác động vào nước từ dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước áp lực của không khí bằng trọng lượng của cột nước cao 10,336m.

Giải câu 3 trang 32- Sách giáo khoa Vật lí 8

  Nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống ra thì nước sẽ chảy ra khỏi ống , vì khi bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống thì không khí trong ống thông với khí quyển, áp suất khí trong ống cộng với áp suất cột nước trong ống lớn hơn áp suất khí quyển làm cho nước chảy từ trong ống ra.

Giải câu 4 trang 33- Sách giáo khoa Vật lí 8

  Vì khi rút hết không khí trong quả cầu ra thì áp suất trong quả cầu bằng 0, trong khi đó vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía làm hai bán cầu ép chặt với nhau

Giải câu 5 trang 34- Sách giáo khoa Vật lí 8

  Áp suất tác dụng lên A ở ngoài ống và áp suất tác dụng lên B ở trong ống bằng nhau vì hai điểm này cùng ở trên mặt phẳng nằm ngang trong chất lỏng

Giải câu 6 trang 34- Sách giáo khoa Vật lí 8

  Áp suất tác dụng lên A là áp suất khí quyển , áp suất tác dụng lên B là áp suất gây ra bởi trọng lượng của cột thủy ngân cao 76cm.

Giải câu 7 trang 34- Sách giáo khoa Vật lí 8

  Áp suất gây ra bởi trọng lượng của cột thủy ngân cao 76cm tác dụng lên B là :   p = d.h = 136000.0,76 = 103360 N/m^2

Giải câu 8 trang 34- Sách giáo khoa Vật lí 8

  Nước không chảy ra được vì không khí tác dụng một áp suất từ phía dưới lên tờ giấy và nước trong cốc làm nước không chảy ra ngoài

Giải câu 9 trang 34- Sách giáo khoa Vật lí 8

Ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển : Bẻ một đầu ống thuốc tiêm , thuốc không chảy ra được . Bẻ cả hai đầu ống , thuốc chảy ra dễ dàng. Bịt lỗ nhỏ ở trên nắp ấm trà sẽ không rót nước trà ra được vòi ấm.

Trên đây là hệ thống lời giải các bài tập trong Bài 9. Áp suất khí quyển - Vật lý lớp 8 đầy đủ và chi tiết nhất.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!