Đăng ký

Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài đồng chí (4 mẫu)

4,097 từ

Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài đồng chí (4 mẫu)

     Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu là một tác phẩm vừa mang lại cảm giác gần gũi khi nói về cuộc đời người lính. Đoạn cuối của bài thơ là một trong những phần nổi bật nhất, và thường được mang ra và phân tích trong chương trình THPT. Sau đây là phần hướng dẫn viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài đồng chí. 

Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài đồng chí- CungHocVui

Trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài đồng chí

Đoạn văn 1: Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài đồng chí

     Bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu viết về hình ảnh và cuộc sống của người lính Cách Mạng. Nó được coi như một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về những người nông dân áo lính, đứng lên cầm súng chiến đấu chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. Với nội dung xuất sắc, Đồng chí luôn giành được sự đồng cảm to lớn, trân trọng từ nhiều thế hệ, năm tháng .

     Vào thời khắc sinh tử thì những người đồng đội luôn sát cánh bên nhau, thứ tình cảm này thật đáng ngợi ca. Chẳng gì có thể làm lu mờ đi chất thơ cũng những sự thiêng liêng và cao quý của những người lính, dù là tiếng bom đạn hay muôn vàn khó khăn nơi chiến trường.

Xem thêm:

Đóng vai người lính kể lại bài đồng chí

Cảm nhận 3 câu cuối bài đồng chí

Bài thơ Đồng chí được khép lại chỉ bằng 3 câu thơ

                        “ Đêm nay rừng hoang sương muối

                        Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

                        Đầu súng trăng treo”

     Cuộc sống nơi chiến trường vô cùng khắc nghiệt lại càng khắc họa rõ nét hơn những tình cảm, tình thân gắn bó giữa những người lính. Họ đứng cạnh nhau trong những đêm lạnh giá, trên tay súng luôn sẵn sàng chiến đấu, tiếp thêm sức mạnh cho anh em và đồng đội.

     Chặng đường hành quân có thể thiếu nhiều thứ, nhưng những gian lao vất cả thì chưa bao giờ. Họ phải sống trong cảnh “rừng hoang sương muối” đêm đông lạnh giá đến mức cắt da cắt thịt. Thế nhưng họ vẫn luôn phải giữ vững tinh thần tỉnh táo giữa khung cảnh thiên nhiên khắc nghiệt ấy “chờ giặc tới”.

     Ba chữ “Chờ giặc tới” ấy như càng làm tôn nên vẻ oai hùng của những người lính. “Chờ” không hẳn là một động từ chủ động, nhưng ở trong trường hợp này ta lại thấy được sự mạnh mẽ, không sợ sệt trước giặc Pháp hùng mạnh. Những anh lính cụ Hồ không chịu trốn chui trốn lủi, tinh thần chiến đấu vẫn luôn luôn bất diệt vẫn được các anh duy trì dù trong bất cứ thời điểm và không gian nào.

     Thật may mắn vì đồng hành bên cạnh những người lính còn là ánh trăng sáng dịu dàng trên bầu trời. Khung cảnh dường như mang chút mơ mộng, thực ảo khi gắn với hình ảnh “đầu súng trăng treo”. Ngọn súng kia hướng về quân thù, nhưng ánh trăng lại muốn hòa cùng không khí ấy như để yên tĩnh ủng hộ các anh.

     Ánh trăng êm đềm xiết bao kia là biểu tượng cho vẻ đẹp thanh bình, tương phản hoàn toàn với tình  hình nước ta thời kì đó. Thế nhưng ở đây khi màn đêm yên tĩnh buông xuống, không có hình ảnh của những người lính phải ngã xuống hy sinh vì đất nước không có khói lửa đạn bom. Giống như cuộc sống kia vẫn yên bình, nhưng lại chỉ yên bình một nửa.

     Tương phản với nửa “yên bình” đó là hình ảnh ngọn súng, là cuộc sống chiến đấu gian khổ. Quả thực, “ đầu súng trăng treo” là hình ảnh, chi tiết đắt giá nhất trong toàn bộ bài thơ của nhà thơ Chính Hữu. 

     Nói anh lính cụ Hộ là những người lạc quan, yêu đời vô cùng vì tuy khó khăn, gian khổ là vậy nhưng họ vẫn luôn giữ vững niềm tin tươi đẹp về tương lai đất nước. Họ cùng san sẻ hơi ấm cho nhau để quên đi nỗi sợ hãi về bệnh tât, cái chết trong sự khắc nghiệt nơi chiến trường. Ánh trăng kia soi tỏ lòng họ về những ước muốn tươi đẹp, như bừng sáng giữa bầu trời đêm.

     Những áng thơ ấy quả thực cần có một cái kết nhẹ nhàng, đẹp đẽ như vậy. Tinh thần của những người lính cụ Hồ như được sống lại thêm một lần nữa nhờ “Đồng chí” của Chính Hữu. Nhờ nó mà giới trẻ ngày nay hiểu hơn được về sự hinh sinh cao cả của thế hệ đi trước để giành được độc lập cho nước nhà. 

Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài đồng chí mẫu 2

     Những người lính trong thơ của Chính Hữu không được mô tả bằng những từ ngữ cao xa vời vợi mà là những lời thơ vô cùng giản dị, mộc mạc. Những lời thơ này giống như xuất thân của họ: Từ những vùng quê nghèo khó, ra đi vì những lý tưởng cao đẹp nhưng chưa và sẽ không bao giờ quên đi gốc gác. Họ cùng nhau san sẻ những đắng cay ngọt bùi trong nơi chiến trường khắc nghiệt.

     Tác giả đã khép lại Đồng chí là những hình ảnh thật đẹp.Đêm nay cũng như bao đêm khác, hai người lính trẻ vẫn bên nhau, sát cánh cùng nhau làm nhiệm vụ của Đảng giao phó: 

                        "Đêm nay rừng hoang sương muối

                        Đừng cảnh bên nhau cho gia tới

                        Đầu súng, trăng treo"

     Những người lính can đảm ấy sẽ chẳng vì những cái lạnh giá của gió sương nơi chiến trường rừng hoang mà nản. Họ ra đi vì được Đảng giao phó, chiến đấu để giành lại độc lập cho tổ quốc với một tư thế vô cùng chủ động “Chờ giặc tới” rất đáng khâm phục và ngưỡng mộ. Dù phải hi sinh cũng quyết tâm mang về sự bình yên của nhân nhân. 

     Hình ảnh “Đầu súng, trăng treo” khiến ta liên tưởng tới một khung cảnh vừa thực lại vừa lãng mạn. Hai vế đối nhau: Đầu súng tượng trưng cho chiến tranh, với bao hiểm nguy bủa vây khiến người ta phải cảnh giác. Ánh trăng treo kia lại yên bình vô cùng, dịu dàng như cái ôm của mẹ. Vốn chẳng liên quan gì đến nhau nhưng khi được đặt trong đoạn thơ chúng lại trở nên gắn bó lạ thường.

     Có lẽ ánh trăng kia đã khơi lại lên những niềm tin, những mơ ước và khát vọng của những người lính về một ngày mai tươi sáng của đất nước. Đó chính là động lực vô cùng to lớn của họ, giúp họ vượt qua muôn trùng khó khăn với hi vọng tổ quốc hòa bình, nhân dân ấm no. Từ đó ta cũng thấy được hẳn Chính Hữu phải có tấm lòng yêu nước mãnh liệt và tha thiết vô cùng cũng như những người lính kia. Có vậy những dòng thơ mới dào dạt vào giàu giá trị đến vậy.

Mẫu 3

     Bài thơ Đồng chí là một trong những bài thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Ở bài thơ này, một đề tài vô cùng nhân văn là tình đồng chí, đồng đội trong thời kỳ chiến tranh đã được nhà văn Chính Hữu khai thác. Nhờ sự độc đáo của tác phẩm này, nó dường như đã tiếp thêm sức mạnh vô cùng to lớn cho những người lính trong kháng chiến. 

     Tình cảm của họ được thể hiện vừa sâu sắc. chân thực lại vô cùng mộc mạc. giản dị từ những câu đầu tiên cho đến khi kết thúc tác phẩm. Để làm được việc đó, tác giả đã nhờ cậy tới sự xuất hiện của một hình ảnh vô cùng xuất sắc “Đầu súng trăng treo”, đó cũng chính là câu thơ cuối cùng của bài.

     Câu thơ đó được đánh giá là phần hay nhất của cả bài khi nó mang được cả tinh thân xuyên suốt của tác phẩm. Ở đó ta vừa thấy được sự hiểm nguy, gian nan, đầy cảnh giác của “đầu súng”. Thế nhưng không vì thế mà sự lạc quan lại vị đánh mất khi dù sao vẫn còn “trăng treo” ở đó. Trăng là biểu tượng của sự bình yên, khiến người ta tưởng tượng ra cảnh một tương lai hòa bình, hạnh phúc và tự do.

Xem thêm;
Dàn ý so sánh hình ảnh người lính trong bài thơ về tiểu đội xe không kính và đồng chí

So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ về tiểu đội xe không kính và đồng chí

     Câu thơ vừa đạt được ý tả vô cùng chân thực, lại mang tính biểu tượng to lớn và hay ho. Những câu ấy tả thực không gian chiến đấu của những người lính là đêm khuya đầy sương muối. Lớp sương muối lạnh giá ấy cũng khôn thể che phủ được việc vào thời khắc ấy, ánh trăng cũng tròn nhất và tỏa rạng nhất.

      Nhìn từ xa thì hình ảnh những đầu súng trên tay của những người lính như treo trên nó ánh trăng. Hình ảnh ấy vừa giúp các chiến sĩ tỉnh táo hơn để hoàn thành tốt nhiệm vụ, lại có thể làm giảm bớt được sự khắc nghiệt vô cùng của chiến tranh.

     Không chỉ đơn thuần là tả thưc, hình ảnh đó còn mang tính biểu tượng to lớn. Dưới một góc nhìn lãng ạn, hình ảnh đầu súng trăng treo lãng mạn, ý nghĩa và đẹp đẽ hơn rất nhiều. 

     Ngọn súng là biểu tượng của chiến tranh, biểu tượng của sự hủy diệt đầy tàn nhẫn, nó có thể cướp đoạt đi sinh mạng của con người. Còn mặt trăng lại là biểu tượng của cái đẹp, của ánh sáng hòa bình đầy tươi đẹp.  Sự kết hợp của cả hai hình tượng này gọi ra được khát vọng hòa bình, niềm tin vào một cuộc sống tốt đẹp hơn của tất cả mọi người.

Mẫu 4 

     Tác phẩm Đồng Chí của Chính Hữu được khép lại bằng những dòng thơ tả thực nhưng lại mang đầy tính biểu tượng: 

                         "Đêm nay rừng hoang sương muối

                        Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

                        Đầu súng, trăng treo".

     Con đường kháng chiến của những người lính được biết đến là vô cùng gian nan và vất vả. Họ chịu đựng những thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần. Thiên thiên và thời tiết khắc nghiệt dôi khi cũng làm khó họ khi bắt anh bộ đội cụ Hồ phải chịu đựng sự thấu xương của “Rừng hoang sương muối”.

     Thế nhưng bằng những ý chí quyết tâm cùng với tình cảm đồng chí ấm áp, tha thiết và nhiệt thành, họ vẫn vững vàng vô cùng trong cuộc chiến với kẻ thù. Không phải sợ sệt trốn chạy, tinh thần mạnh mẽ chiến đấu “chờ giặc tới” càng tô thêm bản lĩnh oai hùng, mạnh mẽ và can trường. 

Xem thêm:

Mạch cảm xúc trong bài đồng chí

Cảm nhận 10 câu giữa bài đồng chí

     Thêm vào đó là hình ảnh “Đầu súng trăng treo” chứng tỏ một điều rằng: Thiên nhiên dù có khắc nghiệt nhưng vẫn luôn bên cạnh và ủng hộ con người.Trăng và người là tri kỉ, trăng cũng người chiến đấu với quân thù.

     Ánh trăng con là biểu tượng của hòa bình, gửi gắm khát vọng và niềm tin của con người về một ngày đất nước yên bình, bóng quân thù không còn trên đất Việt. Với ba câu thơ thơ mà khiến em không khỏi tự hào về chiến công và những hy sinh của cha anh đi trước, để thấy mình phải sống có trách nhiệm với hòa bình của đất nước hôm nay.

 

shoppe