Đăng ký

Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng chí

2,610 từ

Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng chí

      Đồng chí là bài thơ kể về thời kỳ chiến đấu kháng chiến đầy gian khổ, nguy hiểm thế nhưng những người lính vẫn vô cùng lạc quan, yêu đời. Cùng tham khảo bài văn mẫu tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với ngừoi lính trong bài thơ Đồng chí để hiểu hơn về điều này.

 

Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng chí

Tình đồng chí keo sơn trong trang thơ Chính Hữu

Mở bài tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ đồng chí

      Chiến tranh luôn là nỗi đau đau đáu trong lòng mỗi người. Nhưng có lẽ đau đớn và xót xa khôn nguôi hơn cả là những con người đã oằn mình trong cuộc chiến ấy vì bảo vệ biên cương. Hôm nay, nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam, trường tôi có mời một bác cựu chiến binh đã tham gia chiến trường chống Pháp năm xưa. Trò chuyện, tâm sự với bác sau buổi lễ kết thúc tôi mới có dịp được hiểu rõ và biết được bác chính là anh lính năm xưa được nhà thơ Chính Hữu khắc họa qua bài thơ Đồng chí.

Thân bài tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ đồng chí

      Biết rằng hôm nay sẽ có một cựu chiến binh đến thăm trường nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam nên tôi vô cùng háo hức. Tôi ấn tượng khi nhìn thấy bác bởi vẻ ngoài thật đặc biệt.  Chân dung bá là chân dung người lính đứng tuổi vô cùng uy nghi trong bộ quân trang màu xanh cùng rất nhiều quân hàm. Đó có lẽ là niềm kiêu hãnh và tự hào khôn cùng ở bác.

      Dáng đi của bác có phần chậm chạp hơn bởi tuổi tác. Nhìn mái tóc bạc trắng, những vết chân chim nơi khóe mắt bác giúp tôi  nhận ra dấu hiệu thời gian. Để ý kĩ tôi thấy cánh tay hoạt động không được linh hoạt mà có phần chậm hơn bình thường. Tôi chợt hiểu ra đó có lẽ là vết thương chiến tranh đã để lại. Bác vô cùng xúc động khi bài hát Quốc ca vang lên và khi nghe về truyền thống lịch sử của dân tộc. Tôi còn chú ý hơn cả đến ánh mắt, sự chú tâm nhìn xuống các bạn học sinh phía dưới dõi theo từng hoạt động của chúng em. 

      Cuộc gặp gỡ, nói chuyện với bác diễn ra dù chỉ ít phút nhưng khiến tôi xúc động khôn nguôi. Tôi may mắn là người đại diện cho toàn khối để lắng nghe câu chuyện của bác khi buổi lễ kết thúc. Bác hiền hậu, ân cần qua từng cử chỉ, hành động. Và tôi còn thêm bất ngờ khi biết bác chính là người lính trong bài Đồng chí của Chính Hữu.

      Hòa bình đất nước được lặp lại, bác là người may mắn trong số những người lính được trở về quê hương, sau những ngày kháng chiến gian lao, đứng giữa sự sống và cái chết. Đến bây giờ được sống trong hòa bình, độc lập, trong lòng bác vẫn luôn khao khát được một lần về thăm quê của bạn, quê người đồng chí năm xưa.

      Bác là anh cả trong một gia đình có sáu anh em, cha mẹ bác là những người nông dân vất vả, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, sống trên một vùng quê khó khăn “đất cày lên sỏi đá”, bác luôn mong muốn quê mình giàu có, đẹp hơn nữa. Cuộc kháng chiến vừa bắt đầu, bác đã xin nhập ngũ. Rời quê hương lên đường, bác thấy thật hạnh phúc và cần cố gắng biết bao.

Xem thêm:

Đóng vai người lính kể lại bài đồng chí

Cảm nhận 3 câu cuối bài đồng chí

      Vào quân đội bác được cử lên Việt Bắc – nơi chiến trường khốc liệt nhất của chiến tranh. Ngày ra quân, hành quân trên đường đi đến Việt Bắc bác mới thấy hết được sự cực nhọc, vất vả của những người lính cụ Hồ.

      Đến nơi, những người lính đi trước bác vài hôm đã nghĩ sẵn ở đó. Nổi bật trong số đó, người có thiện cảm với bác từ lần đầu tiên là một anh lính trạc bằng tuổi tôi bây giờ, dáng người cao cao, trông thật nhanh nhẹn. Như một phản xạ, bác nhanh chóng đến bắt chuyện với anh.

      Anh ấy có vẻ hơn ngại ngùng, chỉ cười gượng. Như đã được định sẵn, hai bác cùng chung một tiểu đội mang tên BK107. Đêm về bác không sao ngủ được bởi nôn nao muốn kết bạn với anh lính trẻ chung chí hướng như mình. Bác lại gần anh, thủ thỉ về chí hướng, về khát khao đuổi hết giặc ra khỏi quê hương, về tự tin có thể đánh bại bọn chúng. Người con trai ấy hơi sững sờ, chắc là tại vì bác quá tự tin. 

      Câu chuyện dần cởi mở và tự nhiên hơn. Mình ở Nam Định, vùng “nước mặn đồng chua”, khổ lắm! Con người chân lấm tay bùn. Vậy là từ hai người xa lại hai bác đã trò chuyện và quen nhau, ngày cùng nhau làm nhiệm vụ, tối đắp chung chăn. Đứng cạnh bên nhau, nhìn về phía xa xa, bác và người lính ấy mong sao hòa bình được lặp lại, chiến tranh kết thúc. Nếu không có chiến tranh thì chắc chắn sẽ không có những giọt máu rơi xuống, sẽ không có những giọt nước mắt rơi xuống, tiếng khóc chờ chồng, chờ cha. 

Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng chí

Những người lính cụ Hồ luôn luôn đoàn kết, yêu thương nhau

      Bác kể về xuất thân của bác và đồng đội đều là người lính nông dân nghèo khó.  Đồng đội cùng chung nhau lý tưởng, đồng đội cùng sống trong hoàn cảnh gian khó và đồng hành vượt lên khắc nghiệt với căn bệnh sốt rét, với áo rách, quần vá...Các bác đã  động viên nhau vượt qua khó khăn và trở thành tri kỉ, là người bạn thân thiết gắn bó với trăng, với không khí chiến trường khắc nghiệt. Tôi chỉ biết điều ấy qua trang thơ, nay qua lời kể của bác em thêm bồi hồi, xúc động khôn nguôi. 

      Cuộc gặp gỡ lần đầu của hai bác tuyệt biết bao! Ngày hôm nay gặp thế hệ chúng tôi hôm nay, là tương lai đất nước, bác kể lại những kỉ niệm  xưa. Sao ngày ấy dù sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh mà hai bác vẫn luôn nở nụ cười trên môi, vẫn lạc quan yêu đời.

      Bác nhìn tôi với niềm tin tưởng, hy vọng cũng như niềm tin vào thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Giọng bác dịu hiền yêu thương: Các cháu hãy cố gắng nối tiếp truyền thống cha anh. Bác và cả dân tộc đều trông chờ vào thanh niên sức dài vai rộng. Người lính đồng chí năm xưa nay vẫn ở đây như một chứng nhân lịch sử để nhắc nhở tất cả chúng tôi bằng tình yêu thương lớn lao. 

Xem thêm;
Dàn ý so sánh hình ảnh người lính trong bài thơ về tiểu đội xe không kính và đồng chí

So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ về tiểu đội xe không kính và đồng chí

Kết bài tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ đồng chí

      Cuộc trò chuyện với Bác kết thúc giúp tôi hiểu ra nhiều điều. Chiến tranh khắc nghiệt gian khổ nhưng cũng làm sáng rõ và nổi bật vẻ đẹp của anh lính bộ đội cụ Hồ dẫu mấy chục năm qua thì vẻ đẹp, khí thế ấy sống mãi.