Cảm nhận 3 câu cuối bài Đồng Chí của tác giả Chính Hữu- văn mẫu hay
Cảm nhận 3 câu cuối bài Đồng Chí của tác giả Chính Hữu
Đồng Chí của Chính Hữu là một bài thơ thể hiện rõ tình đồng đội keo sơn trong chiến đấu ở một hoàn cảnh đặc biệt và vô cùng khó khăn. Những con người đến từ miền đất xa lạ, chẳng hề quen biết nhau nhưng nhờ trong quá trình chiến đấu, nhờ có chung lí tưởng mà họ đã trở thành những người anh em, những người đồng đội gắn bó vô cùng thân thiết bên nhau. Ở họ luôn mang vẻ đẹp của những con người phi thường và có niềm tin mãnh liệt trong chiến trận.
Cùng CungHocVui tham khảo bài viết cảm nhận 3 câu cuối bài Đồng Chí của tác giả Chính Hữu dưới đây, bạn nhé.
Đồng Chí là bài thơ tiêu biểu giai đoạn kháng chiến chống Pháp
Mở bài cảm nhận 3 câu cuối bài đồng chí
Chính Hữu được biết đến là một cây bút tài năng với phong cách sáng tác vô cùng giản dị và chân thật. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đặc biệt dành trọn những tâm tư tình cảm thông qua đề tài người lính và chiến tranh. Đặc biệt, bài thơ Đồng Chí được sáng tác vào năm 1948 là một trong những tác phẩm nổi tiếng và mang đến những giá trị nhân văn sâu sắc. Với những cảm xúc xuất phát từ con tim, Chính Hữu đã kết thúc tác phẩm bằng ba dòng thơ với những hình ảnh vô cùng đẹp đẽ và chân thật:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”.
Thân bài cảm nhận 3 câu cuối bài đồng chí
Cuộc đời của người lính là những ngày phải sống với tinh thần chiến đấu gan dạ và dũng cảm, là những ngày phải đối mặt với biết bao nguy hiểm rình rập và là những ngày được sống trọn vẹn tình yêu thương giữa những người đồng đội với nhau. Những con người được sinh ra và lớn lên từ những miền đất khác nhau, vì tình yêu dành cho Tổ quốc, họ đã phải rời xa quê hương, gia đình của mình để chọn con đường chiến đấu đem hòa bình về cho đất nước.
Xem thêm:
Đóng vai người lính kể lại bài đồng chí
Những con người có sức trẻ ấy không ngại mất đi tuổi xuân của mình, họ có lí tưởng và mục đích cao cả, họ có ý chí chiến đấu và luôn trong một tâm thế sẵn sàng ra trận chỉ cần Tổ quốc gọi tên. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, những ngày tháng chiến đấu sẽ luôn là kỉ niệm đẹp và khó phai mờ trong tâm trí họ. Vì ở đó họ có những người anh em luôn kề vai sát cánh, luôn có những chiến hữu sẵn sàng giúp đỡ đồng đội khi gặp khó khăn. Dù thời tiết có khắc nghiệt, dù áo quần chỉ là vài mảnh vá nhưng trong chiến đấu những người đồng đội ấy đã không bao giờ bỏ rơi nhau. Để rồi Chính Hữu, bằng cây bút chân thật và lãng mạn của mình, đã khép lại tác phẩm bằng ba dòng thơ vô cùng xúc động:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”.
Một khung cảnh chiến đấu hiện ra vô cùng khắc nghiệt và vất vả đối với những người lính. “Rừng hoang sương muối”, ở một nơi thiếu thốn mọi thứ từ quần áo đến thức ăn và chỉ có những người đồng đội ấy mới hiểu được cái giá lạnh giữa màn đêm ở rừng nó kinh khủng biết nhường nào.
Họ không ngủ, họ phải đứng canh cho biên cương nước nhà giữa một thời tiết lạnh lẽo như thế nhưng người con người gan dạ và can đảm ấy chưa một lần than vãn. Biết gian khổ là thế nhưng chưa một lần họ từ bỏ mà ngược lại còn luôn trong một tâm thế kề vai sát cánh bên nhau để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, một sự gắn bó vô cùng xúc động của những con người có cùng chung một mục đích, một lí tưởng cao cả và đẹp đẽ dành cho đất nước và Tổ quốc.
Xem thêm;
Dàn ý so sánh hình ảnh người lính trong bài thơ về tiểu đội xe không kính và đồng chí
So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ về tiểu đội xe không kính và đồng chí
Khi ở giữa ranh giới của sự sống và cái chết, họ đã chưa một lần gục ngã, họ luôn cùng nhau sát cánh dù trong mọi khó khăn và gian lao nào. Để rồi sau tất cả, hình ảnh “đầu súng trăng treo” được hiện ra. Mọi thứ tưởng chừng như trái ngược nhau hoàn toàn nhưng cuối cùng “súng” và “trăng” là hai hình ảnh gắn liền và không thể tách rời. Một hình ảnh vừa chân thật và cũng vô cùng lãng mạn, những người lính cầm súng với tinh thần chiến đấu để bảo vệ đất nước thân yêu, để bảo vệ cho vầng trăng hòa bình.
Chắc chắn rằng, vầng trăng đã gắn bó với cuộc đời chiến đấu của người lính để rồi với tinh thần chiến đấu vô cùng mãnh liệt, những người lính luôn cầu mong cho đất nước những ngày tự do gần kề và họ sẽ được đoàn tụ với quê hương đầy yên bình và thân thương.
Thân bài cảm nhận 3 câu cuối bài đồng chí
Đồng Chí là một bài thơ mang đậm dấu ấn về tình đồng chí vô cùng đẹp đẽ và lãng mạn. Chính Hữu đã mang đến cho người đọc những tình cảm vô cùng trân quý của người lính trong hoàn cảnh khó khăn nhưng họ chưa bao giờ từ bỏ. Họ chính là những con người:
“Tuổi 20 ai mà không tiếc
Ai cũng tiếc thì còn chi Tổ Quốc”.