Đăng ký

Thuyết minh về truyện Cô bé bán diêm chi tiết- văn mẫu hay nhất

2,643 từ Thuyết minh

Văn mẫu thuyết minh về truyện Cô bé bán diêm hay nhất

Hy vọng qua bài văn mẫu thuyết minh về truyện Cô bé bán diêm dưới đây CungHocVui đã giúp bạn đọc có thêm nhiều tư liệu bổ ích để học tập hiệu quả môn Ngữ Văn 8.

Thuyết minh về truyện Cô bé bán diêm chi tiết- văn mẫu hay nhất
Thuyết minh truyện cô bé bán diêm

Mở bài thuyết minh về truyện cô bé bán diêm

Andersen là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với câu chuyện cổ tích đáng yêu dành cho đối tượng trẻ em. Trong số những tác phẩm để đời của ông, Cô bé bán diêm chính là câu chuyện được mọi người khắp nơi trên năm châu biết đến. Câu chuyện xoay quanh cuộc sống và những bất hạnh của một cô gái nhỏ, cùng với những mộng ước ngây ngô nhưng lại khiến người đọc cũng phải xót xa.

Xem thêm:

Đóng vai cô bé bán diêm kể lại câu chuyện

Dàn ý bài văn ghi lại cái chết của cô bé bán diêm

Thân bài thuyết minh về truyện cô bé bán diêm 

Nhà văn Andersen và tác phẩm Cô bé bán diêm

Andersen (1805-1875), ông là nhà văn nổi tiếng tại Đan Mạch và nổi tiếng với những tác phẩm cổ tích kì diệu dành cho đối tượng trẻ em. Có lẽ cũng vì thế mà Andersen được mệnh danh là “nhà văn thiếu nhi”. 

Một số tác phẩm nổi tiếng nhất trong cuộc đời của nhà văn Andersen phải kể đến như: Nàng tiên cá, Vịt con xấu xí, Nàng công chúa và hạt đậu, Bộ quần áo mới của hoàng đế,...Trong số đó, câu chuyện cổ tích được nhiều người biết đến nhất chính là truyện Cô bé bán diêm.

Nội dung truyện Cô bé bán diêm kể về một cô bé nhà nghèo phải vất vả đi bán những que diêm nhỏ trong thời tiết khắc nghiệt của mùa đông. Nhà văn vừa tạo nên cốt truyện hấp dẫn với những mơ ước thật đẹp đẽ của cô bé, đan xen với giá trị nhân văn sâu sắc trong tác phẩm. 

Đến cuối câu chuyện, nhà văn đã khiến độc giả không chỉ bị thuyết phục trước cốt truyện logic, cùng với những ngôn từ miêu tả tinh tế trong tâm lý của một cô bé. Đồng thời cũng phải rơi nước mắt trước hoàn cảnh và kết thúc số phận đáng thương của cô bé bán diêm.

Luận điểm 1: Hình ảnh tội nghiệp của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa

Mở đầu câu chuyện, nhà văn đã mang đến cho người đọc một khung cảnh đối lập hoàn toàn giữa số phận của nhân vật chính- cô bé bán diêm và những gia đình đang tận hưởng hạnh phúc trong xã hội.

Đó là một cô gái nhỏ chỉ khoảng mười đến mười hai tuổi, mồ côi mẹ từ sớm, sống trong tình yêu thương của bà. Nhưng trong chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi, bà của em cũng qua đời, để lại cô bé phải vất vả mưu sinh giữa dòng đời bằng cách bán những que diêm.

Xem thêm:

Cảm nhận về cái chết của cô bé bán diêm

Dàn ý thuyết minh về truyện cô bé bán diêm

Andersen đã vẽ ra khung cảnh vô cùng đáng thương của cô bé với bộ quần áo vá khắp nơi, đi đôi chân đất và phải bán từng que diêm để kiếm tiền trong đêm giao thừa giá rét. Cô bé vì quá lạnh nên phải “ngồi nép trong góc tường”, “mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn”, “đôi bàn tay cứng đờ ra”.

Song song đó là hình ảnh thờ ơ, lạnh nhạt của những người qua đường, hoặc những những gia đình ấm áp, hạnh phúc đêm giao thừa: nhà nhà sáng rực ánh đèn, sực nức mùi thơm của thức ăn. 

Tác đã khéo léo khắc họa hai khung cảnh đối lập như thế để nhấn mạnh sự nhẫn tâm của mọi người trong xã hội. Vốn dĩ họ nhìn thấy cảnh bi đát của cô bé bán diêm nhưng lại không hề tội nghiệp và muốn giúp đỡ cho em, mà cứ thờ ơ lạnh nhạt bước qua, tận hưởng hạnh phúc trong bên cạnh những sự bất hạnh của người khác.

Luận điểm 2: Những mộng tưởng và điều ước giản đơn, ngây thơ của cô bé bán diêm

Cũng trong thời khắc giá buốt ấy, cô bé bán diêm đã quyết định quẹt từng que diêm vừa để sưởi ấm, vừa để an ủi cho những mộng tưởng ngây ngô, giản dị của một cô bé mười tuổi.

Lần quẹt diêm thứ nhất, em đã tưởng tượng ra một chiếc lò sưởi to. Bởi em đã quá rét giữa đêm đông Giáng Sinh lạnh lẽo. Bên cạnh đó, em chỉ ước mong có một gia đình đầy đủ, cả em bà và cha mẹ sẽ cùng quây quần, ấm cúng và hạnh phúc bên chiếc lò sưởi trong đêm Giao thừa như bao người khác.

Thuyết minh về truyện Cô bé bán diêm chi tiết- văn mẫu hay nhất
Thuyết minh truyện cô bé bán diêm

Lần quẹt diêm thứ hai, em đã mộng tưởng đến một bàn ăn thịnh soạn với thật nhiều món ăn ngon. Có lẽ, mỗi ngày em đều phải chịu cảnh đói khát, vất vả kiếm sống, nghèo khó đến mức phải đi chân đất giữa cái rét cắt da cắt thịt của mùa đông.

Lần quẹt diêm thứ ba, em lại mơ ước một cây thông Nô-en thật to với đầy đủ sắc màu. Bởi cây thông trong Đêm Giáng Sinh của những ngày cuối năm chính là vật không thể thiếu và nó cũng gắn liền với ký ức tuổi thơ thật đẹp của trẻ nhỏ. Vậy mà cô bé bán diêm chỉ được ngồi bên góc tường mà nhìn những đứa trẻ khác mặc quần áo ấm, vui chơi bên cây thông, còn em thì chẳng có gì, đến cả đôi giày cũng không có.

Lần quẹt diêm thứ tư, cũng là lần quẹt diêm cuối cùng trong cuộc đời của cô bé bán diêm. Chính là ước mong được sống trong tình thương của người thân, thế nên em đã nhìn thấy bà. Ngày còn sống, bà cũng chính là người yêu thương em nhất, dành cho em những sự ấm áp như bao đứa trẻ khác. 

Bởi thế nên khi thấy bà dang tay ra đón, cô bé bán diêm không hề nghĩ đến bà đã mất mà em chỉ đơn giản nghĩ rằng đi với bà để không phải chịu cảnh bất hạnh như hiện tại. Đi cùng bà, em sẽ có được một cuộc sống ấm êm và hạnh phúc như bao người. Và cuối cùng cô bé đã chết trong đêm giá rét.

 

Luận điểm 3: Đánh giá tính nhân văn trong cái chết của cô bé bán diêm trong đêm Giao thừa rét mướt

Tuy cuối tác phẩm, cô bé bán diêm chết trong đêm giá rét. Thế nhưng mặc khác, linh hồn của em lại được sống trong tình yêu thương và sự che chở của bà, với những mộng tưởng thật đẹp với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. 

Xem thêm: 

Cảm nghĩ về nhân vật cô bé bán diêm

Cảm nhận hình ảnh ngọn lửa diêm trong truyện cô bé bán diêm

Chi tiết này như khắc sâu và lòng mỗi người đọc một sự đau đớn bên cạnh đó là cảm thấy sự thanh thản, giải thoát cho cô bé trước cuộc sống quá bất hạnh và nhiều đau thương, cùng với sự thờ ơ, lạnh lùng của những người xung quanh trong xã hội.

Kết bài thuyết minh về truyện cô bé bán diêm

Qua truyện Cô bé bán diêm ta thấy rằng, nhà văn Andersen đã xây dựng nên tình huống truyện bi đát nhưng có tính logic cao. Cùng với những miêu tả tinh tế về những mộng tưởng trong tâm lý của nhân vật, đã gợi lên sự cuốn hút và thực tế cho câu chuyện. Tuy câu chuyện có kết cục buồn nhưng lại là giải thoát tốt nhất cho số phận của nhân vật và để lại trong lòng người độc ấn tượng sâu sắc về giá trị nhân văn trong tác phẩm.