Đăng ký

PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG VỢ NHẶT HAY NHẤT- NGỮ VĂN LỚP 12

3,298 từ Phân tích

PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG VỢ NHẶT HAY NHẤT- NGỮ VĂN LỚP 12

      Khác với những tác phẩm viết trước cách mạng tháng Tám, Kim Lân đã đưa cho những nhân vật của mình một lối thoát và niềm tin vào tương lai tươi sáng. Cả anh Tràng, cô vợ nhặt, bà cụ Tứ, mỗi người đều mang hy vọng nhiều hơn vào hạnh phúc, không cần phải lựa chọn những cách tiêu cực để giải thoát như Lão Hạc hay Chí Phèo. Đó chính là nội dung của phần phân tích giá trị nhân đạo trong vợ nhặt. 

Phân tích giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt- CungHocVui

Phân tích giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt

Mở bài phân tích giá trị nhân đạo trong vợ nhặt

      Năm 1945 là một năm xảy ra thảm họa nhân đạo ở miền Bắc Việt Nam, khi mà đã có hàng triệu người chết chỉ vì đói. Chúng ta đang ở cái thời nhu cầu “Ăn ngon, mặc đẹp” nên thật khó để tưởng tượng ra cái cảnh thây người đầy rẫy bên đường, ăn thịt nhau mà sống hay cả làng xóm chẳng còn một ai, người còn sống phải đi tha hương cầu thực. Đó là minh chứng cho tội ác tày đình của đế quốc Pháp và phát xít Nhật, với cái mà chúng gọi là “khai hóa” văn minh ở các nước nghèo như nước ta bấy giờ. Tác phẩm “Vợ nhặt” được ra đời trong hoàn cảnh ấy.

      Kim Lân đã đưa vào trong đó rất nhiều tình huống vừa để tố cáo bọn người man rợ, đồng thời thể hiện niềm thương cảm với người dân. Ông bày tỏ niềm tin vào con người: Dù có khó khăn đến đâu, thì con người ta vẫn luôn đùm bọc lẫn nhau, và luôn có niềm tin vào một tương lai xán lạn. Đây chính là giá  trị nhân đạo trong Vợ Nhặt.

Xem thêm:

Top 5 mở bài vợ nhặt hay nhất

Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy vợ nhặt 

Soạn vợ nhặt ngắn gọn, đầy đủ ý, có tóm tắt nội dung

Thân bài phân tích giá trị nhân đạo trong vợ nhặt

Khung cảnh thời bấy giờ

      Một trong những cảnh gây ấn tượng nhất của Vợ nhặt là mô tả hình ảnh cảnh thảm họa nhân đạo năm 1945. Nạn đói khi ấy được ví với trận đại hồng thủy, càn quét mọi ngóc ngách, tàn phá dữ dội, không cho con người ta đường thoát.  

      Những dãy phố úp sụp tối om: "những người đói dật dờ đi lại như những bóng ma”, “không khí vẩn lên mùi ẩm mốc thối của rác rưởi và mùi gây gây của xác người” và đặc biệt hơn là âm thanh của tiếng quạ gào thê thiết. Ôi thật thê lương làm sao! Bọn thực dân phát xít kia thật tàn ác, bọn phong kiến tay sai cũng chẳng hề biết yêu thương dân mình. Chúng đã dồn dân ta đến mức đường cùng rồi.

Niềm khao khát hạnh phúc của các nhân vật

 Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt qua khao khát hạnh phúc của các nhân vật- CungHocVui

Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt qua khao khát hạnh phúc của các nhân vật

      Những hình ảnh ấy xuất hiện không hề vô tình. Nó đưa ra để làm nổi bật lên khi tác giả đi sâu và trong khám phá tiềm thức con người khi ấy. Ta thấy được sự nâng niu, trân trọng khát vọng sống và hạnh phúc thực sự của con người mà Tràng- là hình ảnh đại diện trong tác phẩm này.

      Anh là một người đàn ông đúng chất nông dân thô kệch, quê mùa. Thế nhưng bên trong con người anh vẫn luôn khao khát được yêu thương, Trong hoàn cảnh kéo xe thóc mà anh vẫn buông lời trêu đùa để làm cho cuộc sống thêm tươi vui, anh đùa có ai đẩy xe cùng thì mời bữa cơm xôi giò. Thế mà nào ngờ có cô gái thực sự ra giúp, sau hai chập bánh đúc thì cô ấy theo anh về làm vợ. Hóa ra đó chẳng phải lời trêu ghẹo vu vơ.

      Anh có nghĩ đến cái “trận đại hồng thủy” kia chứ. Nhưng mặc kệ, nỗi khao khát được “có một cô vợ”, được đón nhận hạnh phúc đủ đầy bên trong đã quá lớn. Nó thậm chí còn vượt qua cả nỗi sợ hãi cái đói sắp tới.

      Trên đường về nhà, gương mặt anh vui sướng lạ thường. Cũng chỉ vì quá đường đột nên cho nên khi dẫn vợ về nhà, nhìn thấy vợ giữa nhà thì vẫn không khỏi ngỡ ngàng. Ngờ ngợ rằng “hóa ra là hắn đã có vợ rồi đấy ư…”.  Tất cả những điều ấy còn tô điểm thêm một điều: ý thức bám lấy sự sống rất mạnh mẽ thể hiện ngay ở nhân vật người vợ nhặt.

      Cô ấy bỏ qua ý thực, danh dự và nhân phẩm của mình để đi theo người đàn ông xa lạ. Tất cả cũng chỉ vì một câu tầm phào, vu vơ và vài bát bánh đúc. Đó không hẳn vì cô “chẳng biết liêm sỉ là gì”, mà khi con người ta đã đi vào ngõ cụt, thì bản năng tự nhiên là phải tìm mọi cách níu kéo sự sống. 

Xem thêm:

Dàn ý chi tiết phân tích nhân vật Tràng trong vợ nhặt

Bài văn mẫu phân tích nhân vật Tràng chi tiết, hay nhất

      Gia đình chắp vá ấy, càng lúc càng giống một gia đình khi được Kim Lân vun đắp. Với nhân vật Tràng, ngay từ đầu anh đã nhận ra trách nhiệm và bổn phẩm của mình với hai người phụ nữ trong gia đình. Còn nhân vật thị thì hôm sau đã hoàn toàn thay đổi trở nên hiền hậu, đúng mực “nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu gọn sạch sẽ gọn gàng.

      Bà cụ Tứ như được đà, tạo dựng thêm niềm tin về tương lai cho con cháu. Bà nói về những dự định như nuôi gà, khuyên răn nên làm ăn chăm chỉ vì đâu ai giàu ba họ, đâu ai khó ba đời? Chỉ có cố gắng thì con cái sau này mới có một tương lai sung sướng. Tình yêu thương của bà dành con hai người con càng được tô điểm thêm qua hình ảnh bát cháo cám. Người mẹ già không có gì trong hoàn cảnh này, bà lật đật chạy xuống bếp với khuôn mặt vui tươi bê nồi cháo cám lên ăn.

      Kim Lân đã thắp lên cho gia đình bà cụ Tứ niềm tin hy vọng vào sự đổi mới. Trong bóng tối đau thương tấm lòng cao đẹp của người mẹ vẫn tỏa sáng. Bà cụ Tứ vẫn vui vẻ chấp nhận đứa con dâu nhặt được, dù biết điều đấy chẳng phải lắm khi đang ở giữa cơn đói khát này.

      Sự ấm áp và bao dung của người mẹ ấy được thể hiện qua từng câu nói, cử chỉ. Là một người Việt Nam, bà luôn theo tôn chỉ "dù có đắng cay cực khổ như thế nào vẫn mừng lòng đón nhận con người, luôn luôn trân trọng con người”. Bà không coi con dâu là người xa lạ, mà lại vô cùng thương xót. An ủi các con, khuyên răn chúng phải biết tin và những điều tốt đẹp sẽ đến. Cũng nhờ những sự tân tình ấy, bao nhiêu tủi cực bẽ bàng của người vợ nhặt đã được vơi bớt. Chỉ bằng vài câu nói của bà, cô gái đã có thể ngẩng cao đầu bước vào nhà dưới tư cách là một người con dâu, một người vợ.

Niềm tin của tác giả với phẩm giá và lòng nhân hậu của con người

 Giá trị nhân đạo thể hiện qua niềm tin của tác giả- CungHocVui

Giá trị nhân đạo thể hiện qua niềm tin của tác giả

      Lòng nhân hậu và phẩm giá của con người cũng được Kim Lân rất đề cao trong tác phẩm qua từng nhân vật. Anh chàng Trang dù nghèo khó cũng sẵn sàng bỏ tiền mua bốn bát bánh đúc cho người đàn bà xa lạ. Không vì khổ sở mà bỏ mặc chăm lo cho mẹ già và người vợ nhặt.

      Niềm tin vào con người của ông cũng được thể hiện trên chính người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Cô vợ ấy thay đổi nhanh chóng từ người đàn bà chua ngoa, đanh đá trở nên đúng phép và hiện hậu hơn sau khi vào nhà.  Đặc biệt trong bữa cơm sáng, mặc dù là bát cháo cám nhưng cô vẫn và vào miệng mặc dù mắt hơi nheo, bởi cô không lỡ làm mất đi niềm vui của người mẹ già khốn khổ kia.

      Và bà cụ Tứ cũng không vì trong hoàn cảnh khó khăn mà từ chối cưu mang thêm một người. Chẳng những vậy, bà còn hết mực yêu thương, khuyên can hy vọng con cháu sẽ có một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

Xem thêm:

Phân tích tình huống truyện vợ nhặt hay nhất không thể bỏ qua

Kết bài phân tích giá trị nhân đạo trong vợ nhặt

      Khác với những tác phẩm viết trước cách mạng tháng Tám, Kim Lân đã đưa cho những nhân vật của mình một lối thoát và niềm tin vào tương lai tươi sáng. Con đường ấy không giống với Lão Hạc hay chí phèo, tìm đến cái chết để thanh thản. Cũng chẳng giống với chị Dậu, chạy trốn mà khi nhìn ra ngoài thấy trời tối tăm như tương lai bất định của mình. Nhân Vật của Kim Lân nhiều hy vọng và tin tưởng sẽ được hạnh phúc hơn.

      Bằng cái nhìn mới mẻ về cuộc sống của người dân sau cách mạng tháng Tám, Kim Lân đã vẽ lên một bức tranh hiện thực về nạn đói và cái chết đầy bi thương của những năm tháng này. Qua đó thể hiện giá trị nhân đạo trong vợ nhặt đã có những đóng góp sâu sắc góp phần tạo nên thành công trong tác phẩm. Từ đó ta thấy được chiều sâu so với các tác phẩm văn học hiện thực trước đó.

 

shoppe