Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên - Sinh học 9
Cunghocvui trong bài viết này sẽ gửi đến các bạn đọc kiến thức quản lý và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên trong chương trình sinh học 9 như: vì sao sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, biện pháp để sử dụng hợp lí,... Cùng các bài tập trắc nghiệm giúp bạn củng cố kiến thức, cùng đón đọc nhé!
I. Các nhóm tài nguyên thiên nhiên chủ yếu hiện nay
1. Khái niệm
Nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng trong cuộc sống được gọi là tài nguyên thiên nhiên.
2. Các nhóm tài nguyên thiên nhiên.
Có ba nhóm tài nguyên thiên nhiên:
- Nhóm 1: Những dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt như khí đốtt thiên nhiên, dầu lửa, than đá được gọi là tài nguyên không tái sinh.
- Nhóm 2: Những dạng tài nguyên nếu sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển và phục hồi như đất, nước, sinh vật được gọi là tài nguyên tái sinh.
- Nhóm 3: Những dạng tài nguyên là nguồn năng lượng sạch, khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường như năng lượng mặt trời, năng lượng nhiệt sinh ra từ trong lòng đất, thủy triều,... được gọi là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
II. Quản lý và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
1. Khái niệm sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên được hiểu là những hình thức sử dụng vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, nhưng cũng đồng thời bảo đảm, duy trì dài lâu các nguồn tài nguyên cho các thế hệ sau.
2. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Có ba tài tài nguyên chủ yếu hiện nay mà chúng ta cần phải sử dụng hợp lí
a) Tài nguyên Đất
- Vì sao sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên đất?
- Đất là môi trường để con người có thể sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống bản thân, gia đình, xã hội.
- Những nơi như nhà, khu công nghiệp, đường giao thông đều cần có đất
- Tài nguyên đất khi được sử dụng hợp lí sẽ tránh được sự thoái hóa.
- Biện pháp sử dụng sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên đất
- Thực hiện các hoạt động chống xói mòn, khô hạn, chống nhiễm mặn như trồng cây, đặc biệt là cần trồng nhiều cây ở những vùng đất dễ bị nhiễm mặn như Đồng Bằng Sông Cửu Long hay các vùng đất dốc.
- Nâng cao độ phì nhiêu của đất, ngoài trồng cây để tránh xói mòn, nhiễm mặn hay khô hạn thì lớp phủ thực vật cũng giúp đất trở nên phì nhiêu hơn.
=> Do vậy rừng rất quan trọng trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất.
b) Tài nguyên Nước
- Vì sao sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nước?
- Mọi nhu cầu thiết yếu của sinh vật, con người trên Trái Đất không thể thiếu nước.
- Nước là yếu tố đánh giá môi trường sống của con người nơi đó có tốt hay không, nói cách khác thì nước quyết định chất lượng môi trường sống.
- Nguyên nhân và biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nước
- Với các nguồn nước ở các sông, cống thải trong thành phố, nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm là do dòng chảy bị tác và do sự xả rác bẩn xuống sông. Biện pháp khắc phục đó là khơi thông dòng chảy, không đổ rác thải xuống sông.
- Với ao, hồ nguyên nhân gây ô nhiễm chính là rác thải bẩn tổng hợp. Biện pháp khắc phục duy nhất đó là ý thức mỗi người dân không vứt xả rác bừa bãi xuống ao, hồ.
- Với biển nguồn ô nhiễm ngoài rác thải thì còn do sự cố, tai nạn tàu thủy gây loang dầu. Biện pháp khắc phục là ý thức con người cần được nâng lên, hạn chế tối đa các vụ tai nạn, nếu có xảy ra tai nạn cần triển khai các công tác cứu hộ kịp thời.
- Hệ quả của việc thiếu hụt nước
- Thiếu nước sẽ dẫn đây các bệnh tật do mất vệ sinh
- Mùa màng sẽ ảnh hưởng do hạn hán, thiếu nước tưới
- Các đàn gia súc không có đủ nước uống
c) Tài nguyên rừng
- Vì sao sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên rừng?
- Những lâm sản quý như gỗ, củi, thuốc nhuộm, thuốc chữa bệnh,... đều là tài nguyên do rừng cung cấp
- Đối với khí hậu, rừng có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hòa.
- Góp phần bảo vệ tài nguyên đất bị tránh xói mòn, lũ lụt, sạt lở,...
- Đây còn là ngôi nhà chung của rất nhiều loài động vật và vi sinh vật
- Rừng còn là nơi đóng góp những nguồn gen quý rất quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái cho Trái Đất.
- Biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên rừng
- Cần kết hợp giữa khai thác hợp lí với trồng bổ sung
- Những khu bảo tồn thiên nhiên cần được thành lập.
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Tài nguyên thiên nhiên chủ yếu gồm các dạng là?
A. Đất - Nước - Sinh vật
B. Đất - Nước - Dầu mỏ
C. Đất - Nước - Rừng
D. Đất - Rừng - Khoáng sản
=> Đáp án đúng: C
Câu 2: Có mấy nhóm tài nguyên thiên nhiên?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
=> Đáp án đúng: B
Câu 3: Những dạng tài nguyên là nguồn năng lượng sạch, khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường như năng lượng mặt trời, năng lượng nhiệt sinh ra từ trong lòng đất, thủy triều,... được gọi là?
A. Tài nguyên không tái sinh.
B. Tài nguyên tái sinh.
C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
D. Tất cả đều đúng.
=> Đáp án đúng: C
Câu 4: Đâu không phải là biện pháp bảo vệ tài nguyên đất?
A. Đốt nương làm rẫy.
B. Chặn rừng.
C. Tặng lượng mùn và nâng cao độ phì nhiêu cho đất.
D. A và B.
=> Đáp án đúng: D
Câu 5: Đâu là dạng tài nguyên thuộc các nhóm tài nguyên thiên nhiên?
A. Tài nguyên không tái sinh.
B. Tài nguyên tái sinh.
C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
D. Tất cả đều đúng.
=> Đáp án đúng: D
Câu 6: Tài nguyên nào có giá trị vô tận?
A. Dầu mỏ, than và khí đốt.
B. Rừng cây và các loài thú.
C. Khoáng sản và sinh vật nguyên sinh.
D. Năng lượng mặt trời và năng lượng gió.
=> Đáp án đúng: D
Câu 7: Những dạng tài nguyên nếu sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển và phục hồi như đất, nước, sinh vật được gọi là?
A. Tài nguyên không tái sinh.
B. Tài nguyên tái sinh.
C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
D. Tất cả đều đúng.
=> Đáp án đúng: B
Câu 8: Vì sao sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nước?
A. Vì nước là nguồn tài nguyên vô tận.
B. Vì mọi nhu cầu thiết yếu của sinh vật, con người trên Trái Đất không thể thiếu nước.
C. Vì thiếu nước sẽ dẫn đây các bệnh tật do mất vệ sinh.
D. B và C.
=> Đáp án đúng: D
Câu 9: Đâu không phải là biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên rừng?
A. Cần kết hợp giữa khai thác hợp lí với trồng bổ sung.
B. Những khu bảo tồn thiên nhiên cần được thành lập.
C. Không cần kết hợp khai thác rừng với trồng bổ sung.
D. A, B và C.
=> Đáp án đúng: C
Câu 10: Những dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt như khí đốtt thiên nhiên, dầu lửa, than đá được gọi là?
A. Tài nguyên không tái sinh.
B. Tài nguyên tái sinh.
C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
D. Tất cả đều đúng.
=> Đáp án đúng: A
Xem thêm >>> Bài tập SGK Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Trên đây là những kiến thức về quản lý và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên mà Cunghocvui muốn gửi đến các bạn, mong rằng những kiến thức lý thuyết cùng các bài tập trắc nghiệm sẽ giúp ích được cho việc củng cố kiến thức của các bạn. Thấy hay đừng quên like và share, chúc các bạn học tập tốt <3