Soạn Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc chi tiết
Soạn Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
Dưới đây là cách soạn Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc. Bài soạn gồm có bố cục, trả lời các câu hỏi luyện tập trong sách giáo khoa. Qua việc tham khảo bài soạn dưới đây sẽ giúp các bạn chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp và có kết quả học tập tốt hơn. Cùng theo dõi nhé!
Soạn ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
I. Bố cục
Bố cục gồm 3 phần:
-
Phần 1 (từ đầu đến “...cách đây một trăm năm”): Đặt vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc.
-
Phần 2 (tiếp theo đến “...hay của Lục Vân Tiên”): Giải quyết vấn đề đã được đặt ra: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước, là tấm gương của phong trào chống Pháp với tác phẩm lớn nhất là Lục Vân Tiên.
-
Phần 3 (phần còn lại): Kết luận vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cho toàn dân tộc trong cả đời sống và sự nghiệp văn chương.
Hướng dẫn Soạn Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
Câu 1 (Trang 53/SGK)
- Mở bài: Khẳng định Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn với sự nghiệp sáng tác nổi bật, đặc biệt là trong văn thơ yêu nước.
- Các luận điểm triển khai:
+ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước.
+ Thơ văn của ông phản ánh chân thực phong trào chống Pháp của nhân dân vùng Nam Bộ.
+ Lục Vân Tiên là một tác phẩm dân gian nổi tiếng của ông.
- Kết: Khẳng định nhân cách cao đẹp và sự nghiệp tỏa sáng của Nguyễn Đình Chiểu.
Xem thêm:
Hướng dẫn soạn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đủ ý, dễ hiểu
Soạn giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt tiếp theo
Câu 2 (Trang 53/SGK)
- Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là một ngôi sao có “ánh sáng khác thường”:
+ Thơ văn của ông không hề có sự trau chuốt, mà nó nổi tiếng và đến gần với người đọc bởi sự chân chất, đôi khi tưởng chừng như thô kệch. Tuy nhiên, phải chăm chú thì mới phát hiện “ánh sáng” của nó.
+ Ánh sáng trong thơ văn của ông chính là sự mộc mạc, dân dã. Đó là văn chương hướng tới dân, phục vụ dân và mang tính nhân dân.
+ Văn chương của ông đẹp bởi tư tưởng cùng tình cảm cao đẹp của nhân dân. Càng cao quý hơn cả là dẫu ông đang trong cảnh mù lòa, gặp nhiều khó khăn bất hạnh trong cuộc sống, nhưng ông vẫn gieo nên những vần thơ văn rất đẹp.
+ Những nhận xét đánh giá của tác giả mang lại ý nghĩ phương pháp luận trong quá trình nghiên cứu và đánh giá thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Đồng thời, đó là những cách nhìn mang định hướng đúng đắn được điều chỉnh chỉn chu.
Câu 3 (Trang 53/SGK)
Soạn văn Nguyễn Đình Chiều ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
- “Ánh sáng khác thường” của ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ:
+ Hoàn cảnh, cuộc đời khó khăn, nhưng vẫn luôn nghị lực, đứng thẳng và ngẩng cao đầu vì đất nước.
+ Trước sự mua chuộc của thực dân Pháp, Nguyễn Đình Chiểu vẫn quyết liệt bất hợp tác.
+ Nguyễn Đình Chiểu sáng tác với quan niệm chân chính và tiến bộ. Đồng thời, dùng bút để chiến đấu và tuyên truyền cho nhân dân, đất nước.
- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu phục vụ cho công cuộc kháng chiến:
+ Có nhiều tác phẩm ngợi ca vẻ đẹp của người nông dân, của những tấm gương đẹp trong chiến đấu.
+ Có thể kể đến: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, điếu Ngư Tiền vấn y đáp...
- Thơ văn mang hào khí cùng lý tưởng cao đẹp, ca ngợi người tài đức
+ Nhìn nhận, đánh giá lại giá trị của tác phẩm qua cách nhìn mới mẻ.
+ Tác phẩm: Lục Vân Tiên, Tiểu Đồng, Kiều Nguyệt Nga…
Xem thêm:
Soạn mấy ý nghĩ về thơ của Nguyễn Đình Thi đầy đủ, dễ hiểu
Câu 4 (Trang 54/SGK)
- Đáng lẽ ra, văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu phải sáng tỏ hơn nữa vì:
+ Ít người biết đến văn thơ yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, thậm chí còn chê bai văn thơ của ông.
+ Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là lá cờ tiên phong cho thơ ca chống Pháp của Việt Nam bởi phẩm chất đạo đức cao đẹp cùng thành công nổi bật trong nghệ thuật.
+ Trong thời hiện đại, văn thơ của ông càng phải sáng tỏ hơn nữa để góp phần khôi phục giá trị của thơ văn yêu nước.
Câu 5 (Trang 54/SGK)
Soạn chi tiết bài Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc
- Yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm:
+ Cách nghị luận chặt chẽ mà không thiếu đi sự xúc động, thiết tha từ ngôn ngữ, hình ảnh đặc sắc.
+ Kết hợp hiện thực với thơ văn, từ đó bài viết sẽ dễ hiểu hơn, mạch lạc hơn và có sức thuyết phục hơn.
+ Nhìn với một góc độ mới mẻ, từ đó tạo sự thú vị và lôi cuốn người đọc.
=> Từ cách nhìn độc đáo, sự suy nghĩ sâu rộng, tác giả đã làm sáng tỏ quan hệ của tác phẩm với hiện trạng của một đất nước. Đồng thời, tác giả đã ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu - nhà văn thơ dùng cây bút để chiến đấu cho nước nhà.
Luyện tập
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài văn khóc tế những nghĩa sĩ đã tử trận vì nước nhà. Tác phẩm đã xây dựng nên hình ảnh người nông dân bất khuất, sẵn sàng hi sinh vì dân tộc để tạo nên những trang sử hào hùng.
- Nghệ thuật bài văn tế: viết theo lối cổ nhưng giàu cảm xúc.
- Từ đó, thanh niên ngày nay cần phải thấu hiểu những mất mát, hi sinh của người đi trước vì thời bình hôm nay. Đồng thời, nuôi dưỡng cho mình lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự tôn dân tộc và không ngừng học tập của phát triển đất nước.
Đó là cách soạn Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ thực sự bổ ích và đem đến cho bạn những thông tin cần thiết!