Đăng ký

Soạn bài Vợ chồng A Phủ đầy đủ nhất - Ngữ văn 12

2,018 từ Soạn bài

Tác phẩm Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc của nhà văn Tô Hoài, đây cũng là một tác phẩm quan trọng trong chương trình ôn luyện thi Đại học của các bạn học sinh lớp 12. Nhận thấy được tầm quan trọng của tác phẩm, sau đây Cunghocvui.com xin gửi đến các bạn bài soạn Vợ chồng A Phủ đầy đủ nhất!

I. Tác giả

- Tô Hoài (1920 - 2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê gốc ở Hà Tây, Hà Nội.

- Năm 1943, Tô Hoài gia nhập tổ chức văn hóa cứu quốc do Đảng Cộng Sản thành lập, đến thời kì kháng chiến chống Pháp, ông viết báo, hoạt động trong hội văn nghệ Việt Nam.

- Năm 1957, sau kháng chiến chống Pháp, ông tham gia tích cực trong hoạt động văn hóa, văn nghệ.

- Tô Hoài là một cây bút văn xuôi hàng đầu của văn học hiện đại Việt Nam.

- Sáng tác của ông thể hiện hiểu biết phong phú về nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là những phong tục và sinh hoạt đời thường.

- Tác phẩm tiêu biểu: Dế mèn phiêu lưu kí (1941), Truyện Tây Bắc (1953), Chuyện cũ Hà Nội, Cát bụi chân ai (1992).

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Vợ chồng A Phủ được in trong tập Truyện Tây Bắc năm 1953.

- Năm 1952, nhà văn có dịp đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, có điều kiện được sống và gắn bó với đồng bào dân tộc thiểu số của Tây Bắc, Tô Hoài có thêm những hiểu biết phong phú về cuộc sống, phong tục của con người nơi đây.

2. Bố cục

   Gồm có 3 phần:

Phần 1: Từ đầu.... đến chết thì thôi

Nội dung: Tâm trạng và hoàn cảnh sống của Mị

Phần 2: tiếp theo.... đánh nhau ở Hồng Ngài

Nội dung: Hoàn cảnh của nhân vật A Phủ

Phần 3: Còn lại

Nội dung: Cuộc tự giải thoát của nhân vật Mị và A Phủ

vợ chồng a phủ

Xem thêm bài Những chi tiết ý nghĩa trong bài Vợ chồng A Phủ 

 phân tích nhân vật Mị hay nhất nhé!

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm

Câu 1 (Trang 14 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

  • Hoàn cảnh sống của Mị khi ở nhà Thống lí Bá Tra được tác giả miêu tả:

- Mị cưới A Sử không phải vì tình yêu mà vì cha mẹ Mị không thể trả nợ cho nhà Thống lí nên Mị phải chịu kiếp làm dâu gạt nợ

- Mị phải làm đi làm lại những công việc hằng ngày "Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa . Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi" 

- Mị bị đối xử không khác gì con trâu, con bò "Con trâu con ngựa làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái ở cái nhà ngày thì vùi vào việc làm cả ngày lẫn đêm" 

- Mị đang dần bị vật hóa, hằng ngày Mị sống trong một căn buồng nhỏ xíu, nó tù túng và chật hẹp như cuộc đời của Mị vậy.

- Đã có lúc Mị muốn ăn lá ngón để chết nhưng nghĩ đến cha mẹ, Mị lại vứt lá ngón đi.

Tóm lại, hoàn cảnh của Mị được tác giả miêu tả hết sức đáng thương, sống một cuộc sống không có niềm vui và đầy khổ đau

  • Mị trong đêm tình mùa xuân

- Ta thấy được tâm hồn dường như đã chết của Mị được khơi dậy lại trong đêm tình mùa xuân.

- Mị thả lòng mình theo tiếng sáo, uống rượu thật say nhưng càng say Mị lại càng tỉnh

- Mị muốn đi chơi "quấn lại tóc, với lấy cái váy hoa" 

Nhà văn đã cho thấy cái khao khát được sống hạnh phúc mãnh liệt của Mị, rằng dù phải chịu khổ cực đến như thế nào thì con người ta vẫn có quyền được sống hạnh phúc, được khao khát về một cuộc đời tươi sáng hơn.

Câu 2 (Trang 14 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

   Nhân vật A Phủ:

- A Phủ là một chàng trai mồ côi khỏe mạnh, cần cù chịu khó. Do đánh ngã A Sử, con quan thống lí nên A Phủ bị thống lí Bá Tra bắt phạt vạ. Cuối cùng, làng xử phạt A Phủ một trăm đồng bạc trắng. Không có tiền nộp, anh phải làm con trâu, con ngựa cho nhà Bá Tra để trừ nợ.

- Anh phải lao động nặng nhọc vất vả. Đề hổ vồ mất bò, A Phủ bị thống lí trói vào cọc.

- Nét khác biệt trong nghệ thuật khắc họa nhân vật ở Mị và A Phủ chính là: A Phủ được tác giả nhìn từ bên ngoài, tạo điểm nhấn về tính cách ở những hành động, giúp ta thấy rõ vẻ đẹp của A Phủ qua tính cách gan góc, táo bạo, mạnh mẽ.

Câu 3 (Trang 14 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

   Nghệ thuật của tác phẩm:

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật : Khắc họa nhân vật sinh động, có cá tính rõ nét. Hai nhân vật Mị và A Phủ có số phận giống nhau nhưng tính cách khác nhau đã được tác giả thể hiện bằng bút pháp thích hợp.
- Ngòi bút tả cảnH đặc sắc: (Cảnh tết, cảnh xử kiện…)
- Nghệ thuật trần thuật rất thành công với giọng kể trầm lắng đầy cảm thông, yêu mến, nhịp kể chậm rãi, xúc động, có khi hòa vào dòng tâm tư của nhân vật, vừa bộc lộ nội tâm của nhân vật vừa tạo được sự đồng cảm.
- Ngôn ngữ sinh động được chọn lọc, sáng tạo, vừa giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ.

Thông qua bài soạn Vợ chồng A Phủ với ba phần: tác giả, tác phẩm, trả lời câu hỏi, Cunghocvui hy vọng các bạn học sinh sẽ nắm được những nội dung của tác phẩm này. Chúc các bạn học tốt!

 

 

shoppe