Đề bài : Phân tích nhân vật A Phủ
Đề bài
Đề bài : Phân tích nhân vật A Phủ
Hướng dẫn giải
Bài làm
“Vợ chồng A Phủ” là kết quả của một chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của Tô Hoài. Đây là tác phẩm phản ánh đậm nét nhất cuộc sống và những số phận bất hạnh của những người nông dân nghèo dưới ách áp bức bóc lột của địa chủ phong kiến. Nhưng nổi bật hơn nữa chính là khát vọng, là nghị lực sống mãnh liệt của họ. A Phủ là nhân vật để lại trong long người đọc nhiều xúc cảm về sự vượt lên chính mình. Tô Hoài đã rất thành công khi khắc họa nhân vật này.
A Phủ không phải là nhân vật xuất hiện ngay từ đầu câu chuyện nhưng dường như lại khiến người đọc ám ảnh cho mãi đến về sau. A Phủ với những tính cách, phẩm chất vừa khiến người ta xót thương vừa khiến người ta ngưỡng mộ hơn.
Tô Hoài đã để cho A Phủ xuất hiện trong lần cọ xát, đánh nhau với A Sử, sau đó bị bắt và bị đánh đập dã man. Tiếp theo đó tác giả ngược dòng kể về hoàn cảnh của A Phủ. A Phủ phải chịu đựng sự cơ cực, vất vả những năm tháng ấu thơ. Trận dịch đậu mùa khi A Phủ mười tuổi đã cướp đi gia đình, bố mẹ, anh chị em. Để lại một mình A Phủ bơ vơ, cù bất cù bơ. Tình cảnh ấy thật khiến người đọc xúc động. Đáng buồn hơn nữa có người đã đem A Phủ đi bán đổi lấy thóc. Nhưng tính cách gan góc, ngang bướng của A Phủ thì nó không thể trói buộc được anh. A Phủ đã trốn lên Hồng Ngài, làm thuê làm mướn từ mùa này sang mùa khác. Sự cơ cực ấy đã được rèn luyện suốt bao nhiêu năm, A Phủ thành một chàng thanh niên gan dạ, dung cảm đương đầu với số phận. Đây chính là một trong những điều tạo nên sự bứt phá về sau của cuộc đời A Phủ.
Từ khi trưởng thành, A Phủ đã chứng tỏ mình là một người gan góc, liều lĩnh, không chịu khuất phục, luôn chiến đấu với bản thân để vươn đến những điều tốt đẹp nhất “biết đúc lưỡi cày, biết đúc cuooics, lại cày giỏi và săn bắn bò tót rất bạo”. Chính nghị lực và sức khỏe của A Phủ đã khiến cho nhiều người yêu mến anh. Dù nghèo đói, cơ cực nhưng A Phủ luôn sống lạc quan, tự tin vào tương lai phía trước. Vào những ngày Tết, “ A phủ chỉ có độc một chiếc vòng cổ, A Phủ cứ đi chơi cùng trai làng, đem sáo, khèn, con quay và cả quả pao đi tìm người yêu ở các làng trong vùng”. Chính điều này đã tạo nên ấn tượng cho nhiều cô gái. Nhưng A Phủ lại là người không cha không mẹ, không tiền không bạc, không ruộng nương thì lấy vợ là chuyện quá xa xôi. Một người đáng lẽ phải được hưởg hành phúc nhưng cuối cùng vẫn cô độc như thế.
Có lẽ hình ảnh A Phủ đánh A Sử khiến người đọc vừa dồn dâp, vừa thương cảm cho con người này “ A Phủ chạy vụt ra, vung tay ném con quay to vào mặt A Sử. A Sử vừa kịp vung tay lên, A Phủ đã xông tới, nắm cái vòng cổ dập đầu xuống xs vai áo đánh tới tấp”. Hành động này vừa chứng tỏ A Phủ rất khỏe mạnh, vừa không hề sợ bọn địa chủ phong kiến tàn bạo. Nhưng đây cũng chính là nguyên cớ tạo nên mối thù sâu sắc giữa người nông dân nghèo và tầng lớp địa chủ, quý tộc. A Phủ đã bị thống lý Pá Tra đánh đập dã man, tàn bạo từ trưa đến đêm.Có thể nói nhà thống lý chính là hiện thân của xã hội phong kiến nhiều hủ tục, sự phân biệt giai cấp nặng nề, coi thường những người nông dân thấp cổ bé họng. Chúng coi A Phủ như một con vật, không hơn không kém. Bộ dạng A Phủ lúc đó thật thảm hại và đáng thương “A Phủ chỉ im lặng như tượng phật”. Sự im lặng đó chính là sự căm phẫn, uất ức đến tột độ nhưng cũng không thể làm điều gì hết.
Chỉ vì hành động đó mà A Phủ đã phải làm nô lệ suốt đời cho nhà thống lý. Xã hội bấy giờ dường như chỉ tìm cách đẩy người nông dân bần cùng xuống dưới đáy của xã hội mới hả hê, mới yên long.
Đến đây chúng ta lại liên tưởng đến nhân vậy Mỵ, có lẽ A Phủ cũng như Mỵ, sống lay lắt héo hon trong ngôi nhà đầy oán hận này.
Cuộc đời của A Phủ cũng giống như Mỵ, từ đây sống hay chết cũng đều phó mặc cho nhà thống lý. A Phủ không có quyền lựa chọn cho mình con đường đi, không được chọn hạnh phúc cho mình. Suốt một đời này phải làm trâu làm ngựa cho nhà thống lý. Một sự thật nghiệt ngã đến đau long. Tô Hoài đã khiến người đọc không khỏi xúc động. Bằng ngôn ngữ đặc tả, tác giả đã tạo nên sự riêng biệt của A Phủ.
Bi kịch này nối tiếp bi kịch khác, chỉ vì để hổ vồ mất bò mà thống lý đã bắt trói A Phủ và đánh đập dã man. Sự đau khổ và tuyệt vọng in hằn trong đôi mắt ấy, đôi mắt ám ảnh người đọc đến tận tâm can. Cái chết hiển hiển trong tâm trí A Phủ và A Phủ ý thức rất rõ được điều này.
Có lẽ chính vì ý thức này đã làm nên sự vượt phá ở cuối tác phẩm khi Mỵ quyết định cởi trói và bỏ trốn cùng A Phủ. Có lẽ đây là đoạn văn khiến cho người đọc vừa hồi hộp, vừa xót xa vừa khâm phục.Con người ta khi bị bóc lột quá sức sẽ vùng lên đấu tranh để đi tìm con đường riêng. A Phủ thực sự đã làm được. Thoát khỏi nhà thống lý, A Phủ sẽ thành một người công dân có ích cho đất nước, đi theo tiếng gọi của cách mạng.
Tô Hoài đã rất thành công khi xây dựng nhân vật A Phủ, hình tượng điển hình của người nông dân trong xã hội phong kiến bị áp bức nhưng lại có khát khao sống mãnh liệt.