Đăng ký

Soạn bài Thạch Sanh bộ Cánh Diều- Soạn văn 6 mới

Soạn bài Thạch Sanh bộ Cánh Diều- Ngữ văn 6 mới

      Thạch Sanh là câu chuyện cổ tích luôn đi cùng chúng ta thời trẻ thơ. Truyện ca ngợi tấm lòng dũng cảm mà thật thà của anh chàng Thạch Sanh. Cùng CungHocVui tham khảo soạn bài Thạch Sanh để hiểu rõ hơn về câu chuyện cũng như những bài học từ câu chuyện nhé!

Soạn thạch sanh cánh diều hay nhất- CungHocVui

Soạn bài Thạch Sanh bộ Cánh Diều mới nhất

Đọc hiểu văn bản và soạn Thạch Sanh

1. Nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh có gì đặc biệt?

-      Anh là thái tử được Ngọc Hoàng phái xuống đầu thai làm con của một gia đình nghèo khó mà tốt bụng.

-      Mẹ anh mang thai anh một thời gian rất lâu mới sinh ra anh

2. Tính cách nào của Thạch Sanh được tác giả dân gian tập trung khắc họa?

-       Thạch Sanh là một người thật thà. Điều này được biểu hiện qua hai hành động: 

      + Khi Lý Thông nhờ anh trông hộ miếu thờ, ngặt vì có cất giữ mẻ rượu. Thạch Sanh “Thật thà đi ngay”.

      + Khi Thạch Sanh đem xác con chằn tinh trở về nhà kể hết mọi chuyện cho mẹ con Lý Thông nghe. Lý Thông lại viện cớ đấy là con vật vua nuôi lâu năm, rồi bảo Thạch Sanh trốn đi. Anh lại “Thật thà tin ngay”.

3. Những hành động dũng cảm của Thạch Sanh trong phần 3

-       Khi thấy đại bàng quắp công chúa bay qua, Thạch Sanh không suy nghĩ đã giương cung tên bắn vào cánh đại bàng

-      Khi chỉ đường chi Lý Thông đến hang ổ của đại bàng, Thạch Sanh xin xuống hang cứu người

4. Sau khi Thạch Sanh xuống hang, Lý Thông sẽ làm gì?

-       Với tính cách mưu mô xảo quyệt của Lý Thông, sau khi Thạch sanh xuống hang, chắc chắn Lý Thông sẽ tìm cách cứu được công chúa rồi lắp miệng hang lại.

-       Sau đó lại đem công chúa về hòng lập công với nhà vua.

Xem thêm:

Soạn phần kể chuyện: Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời nói của em bộ Cánh Diều

Viết bài văn kể lại truyện Thánh Gióng: Soạn phần viết bộ Cánh Diều

5. Thạch Sanh có biết cây đàn là đàn thần không?

-       Thạch Sanh chỉ nghĩ cây đàn đó là một cây đàn bình thường nên mới xin mỗi cây đàn trở về.

-      Vốn tính của anh rất thật thà và không tham lam nên không mong được vua Thủy Tề ban ơn phước nhiều.

6. Thạch Sanh đối xử như thế nào với mẹ con Lý Thông? Kết cục của mẹ con Lý Thông ra sao?

-       Khi được vua giao toàn quyền xét xử đối với mẹ con Lý Thông, Thạch Sanh không những không giết người đã hết lần này đến lần khác hại mình mà còn ân xá cho mẹ con hắn về quê làm ăn.

-       Nhưng trời không thể bỏ qua cho hai mẹ con hắn, đi được nửa đường thì mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết rồi biến thành bọ hung, suốt đời sống trong dơ bẩn.

7. Thạch Sanh đã làm gì khiến quân chư hầu rút lui?

-      Đầu tiên, Thạch Sanh đem cây đàn ra gãy, tiếng đàn làm binh lính bủn rủn chân tay.

-       Sau đó, Thạch Sanh dọn một mâm cơm ra thiết đãi và đố ai ăn được hết mâm cơm nhưng kì thay, không ai có thể ăn hết mâm cơm đó.

Trả lời câu hỏi bài soạn Thạch Sanh sách Cánh Diều

1. Theo em, Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào?

-       Thật khó để nói Thạch sanh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích vì anh vừa sinh ra với một số phận bất hạnh, vừa có lòng dũng cảm, vừa thông minh trong đối nhân xử thế

      + Thạch sanh mang đặc trưng của kiểu nhân vật bất hạnh vì: Khi mang thai anh, cha mất, sau khi anh khôn lớn thì mẹ anh cũng qua đời. Anh tính vốn thật thà và không có người thân nên bị mẹ con Lý Thông lừa hết lần này đến lần khác.

      + Thạch Sanh cũng mang đặc trưng của kiểu nhân vật dũng cảm vì: Anh giết chằn tinh trừ hại cho dân làng, giết đại bàng cứu công chúa

      +Thạch Sanh lại thông minh trong đối nhân xử thế: thể hiện trong lúc anh đối đầu với quân chư hầu.

2. Truyện cổ tích Thạch Sanh có những sự kiện chính nào? Em thích sự kiện nào nhất?

-      Hai vợ chồng tốt bụng được Ngọc Hoàng phái thái tử xuống đầu thai, nhưng khi Thạch Sanh lớn lên lại mồ côi cha mẹ

-       Thạch Sanh kết thân với Lý Thông và bị Lý Thông dụ đi nộp xác cho chằn tinh thay mình.

-       Thạch Sanh đánh nhau với chằn tinh rồi đem xác trở về. Lại bị Lý Thông lừa để lập công với vua.

-      Đại bàng cướp công chúa đi rồi bị Thạch sanh bắn một tên vào cánh

-      Lý Thông dụ Thạch Sanh xuống hang cứu công chúa rồi lắp miệng hang lại

-       Thạch sanh cứu con trai vua Thủy Tề và được tặng chiếc đàn thần

-       Thạch Sanh gảy đàn làm công chúa nói cười như bình thường

-       Thạch Sanh được cưới công chúa, mẹ con Lý Thông bị sét đánh rồi biến thành bọ hung

-       Thạch Sanh đuổi hết quân chư hầu về nước

      Trong đó, có lẽ chi tiết đánh nhau với chằn tinh là chi tiết thể hiện rõ sự dũng cảm của Thạch Sanh nhất.

Xem thêm:

Soạn đọc hiểu văn bản bộ Cánh Diều: Sự tích Hồ Gươm

Soạn Thánh Gióng bộ Cánh Diều

3. Soạn bài Thạch Sanh: những tính cách nhân vật

-       Dũng cảm: 2 lần giết yêu tinh

-      Thật thà: bị mẹ con Lý Thông lừa nhưng thật thà tin ngay

-      Thông minh: khi đối đáp với quân chư hầu

-      Bao dung: tha thứ cho mẹ con Lý Thông

4. Chi tiết kì ảo trong truyện soạn bài Thạch Sanh

-       Hình ảnh con chằn tinh

-       Ngọc hoàng phái Thái tử xuống

-       Đại bàng tinh quắp công chúa đi

-      Vua Thủy tề

-      Đàn thần

      Những chi tiết trên góp phần nói lên một điều là: Thạch Sanh là một anh hùng dũng cảm đánh thắng cả những thế lực yêu quái, là con trời và được những đấng thần linh hỗ trợ, giúp đỡ.

5. Chi tiết kết thúc truyện thể hiện điều gì?

-       Chi tiết kết thúc truyện cho thấy nhân dân tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp, người tốt rồi cuối cùng sẽ được đền đáp, ở hiền gặp lành. 

-       Tuy nhiên, trước khi có cuộc sống hạnh phúc thì nhân vật đã phải trải qua không ít khó khăn. Cho thấy nhân dân nhận thức rõ, phải cố gắng vượt qua sóng gió thì mới nếm trải được mùi vị hạnh phúc.

shoppe