Soạn Thánh Gióng Bộ Cánh Diều: Soạn văn 6 mới
Soạn Thánh Gióng Bộ Cánh Diều: Soạn Ngữ văn 6 mới
Bài viết CungHocVui dưới đây cung cấp bài soạn Thánh Gióng gồm phần trả lời các câu hỏi ở bài 1 Truyện truyền thuyết Thánh Gióng trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 chương trình mới và phần trả lời bài tập trang 18. Hãy tham khảo bài viết này để chuẩn bị tốt trước khi đến lớp nhé!
Soạn Thánh Gióng
Soạn Thánh Gióng mới: Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa Cánh Diều trang 15- 17
a. Các chi tiết khác thường ở phần 1
- Bà lão ra đồng trông thấy một vết chân to liền ướm thử. Không ngờ bà lại thụ thai
- Mười hai tháng sau mới sinh ra một đứa bé
- Đứa bé lên 3 vẫn không biết đi, biết nói, biết cười
b. Câu nói đầu tiên của chú bé
- “Mẹ ra mời sứ giả vào đây” (nói với mẹ)
- “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này” (nói với sứ giả)
c. Những ai góp phần nuôi chú bé
- Những người nuôi chú bé gồm có cha mẹ, bà con làng xóm
d. Các chi tiết làm nổi bật phẩm chất nhân vật
- Tráng sĩ đón đầu giết hết lớp này đến lớp khác bọn quân giặc
- Roi sắt gãy, tráng sĩ bẻ luôn bụi tre bên đường quật vào giặc làm bọn chúng giẫm đạp lên nhau mà chạy.
- Tráng sĩ đuổi theo giặc đến chân núi Sóc
=> Oai phong, kiên cường, dù khó khăn (roi gãy) vẫn không nguôi ý đánh đuổi bọn giặc xâm lược
- Một mình một ngựa lên đỉnh núi cởi áo giáp rồi bay lên trời
=> Tráng sĩ như một nhân vật do trời ban xuống để cứu dân ta, khi hoàn thành nhiệm vụ liền bay về trời
Soạn bài Thánh Gióng
e. Chi tiết kết thúc truyện
- Nhân dân ta luôn truyền nhau và bảo tồn phong tục “uống nước nhớ nguồn”: mở đền thờ làng Phù Đổng và tổ chức hội khỏe phù đổng hàng năm để nhớ ơn công lao của Thánh Gióng đã đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Soạn Thánh Gióng mới: Trả lời câu hỏi trang 18 sách Cánh Diều
1. Một số sự kiện chính của truyện Thánh Gióng
- Hai vợ chồng sống rất tốt bụng nhưng mãi mà không có một mụn con nào
- Bà lão ra đồng thấy dấu chân lạ, ướm thử rồi mang thai
- Đứa trẻ được sinh ra sau 12 tháng nhưng đến 3 tuổi vẫn không biết nói biết cười
- Khi nghe sứ giả đi ngang, đứa bé liền mời sứ giả vào và nhờ ông làm giúp ngựa sắt, roi và giáp sắt
- Từ đó, cậu bé ăn và lớn không ngừng
- Giặc đến, cậu bé vung người đã trở thành tráng sĩ
- Tráng sĩ đánh đuổi giặc ngoại xâm, đuổi theo giặc đến chân núi Sóc
- Tráng sĩ bỏ lại ngựa, áo giáp trên đỉnh núi rồi bay lên trời
- Người dân lập đền thờ và mở hội hàng năm để nhớ ơn công lao của Thánh Gióng
Xem thêm:
Soạn phần kể chuyện: Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời nói của em bộ Cánh Diều
Viết bài văn kể lại truyện Thánh Gióng: Soạn phần viết bộ Cánh Diều
2. Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất nào? Ý nghĩa tên truyện Thánh Gióng
- Những phẩm chất của Thánh Gióng
+ Yêu nước
+ Dũng cảm
+ Bất khuất
+ Kiên cường
- Ý nghĩa tên truyện Thánh Gióng: là một cách để người dân nhớ đến công lao to lớn của tráng sĩ. “Thánh” chỉ những bậc trên ban phước lành đến cho người dân. Thánh Gióng đã đến cứu lấy đất nước khỏi sự xâm lược của giặc Ân rồi bay về trời.
3. Các chi tiết cho thấy truyện liên quan đến lịch sử
- Giặc Ân xâm lược nước ta vào thời vua Hùng thứ Sáu
- Một người anh hùng nhỏ tuổi đã đứng lên chống giặc thắng lợi
4. Chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện và tác dụng
- Bà lão mang thai với vết chân to
- Cậu bé 3 tuổi vẫn không nói cười bỗng nhiên ăn không ngừng rồi lớn nhanh như thổi
- Thánh Gióng bay lên trời
Soạn đọc hiểu văn bản bộ Cánh Diều: Sự tích Hồ Gươm
5. Truyện đã thể hiện giấc mơ nào của ông cha ta
- Truyện thể hiện ước mơ có nhiều nhân tài khỏe mạnh và thông minh để đứng ra giúp đỡ đất nước lúc lâm nguy
- Đồng thời, thể hiện tín ngưỡng tin vào thần linh và sự giúp đỡ của thần linh khi gặp khó khăn của nhân dân ta
6. Vì sao Đại hội thể dục thể thao dành cho học sinh phổ thông Việt Nam được lấy tên là hội khỏe phù đổng
- Lấy tên là hội khỏe Phù Đổng để nhớ ơn người anh hùng Thánh Gióng đồng thời thể hiện mong muốn tuổi trẻ Việt Nam ai ai cũng khỏe mạnh để giúp nước khi cần.