Đăng ký

Bài văn chi tiết phân tích thương vợ của Tế Xương- Ngữ văn lớp 11

4,124 từ Phân tích

Bài văn chi tiết phân tích thương vợ

      Thương vợ là bài thơ nổi tiếng của Tế Xương. Qua việc phân tích thương vợ, ta có thể thấy tình cảm sâu sắc và sự cảm thông, xót thương giành cho vợ mình. Người vợ tần tảo sớm hôm để chăm lo cho cuộc sống của gia đình. Bằng giọng điều hóm hỉnh và những câu thơ trào phúng, bài thơ vừa bầy tỏ tình yêu thương vừa mang lại tiếng cười cho mọi người.

      Cùng khám phá bài phân tích thương vợ chi tiết nhất tại CungHocVui dưới đây để cảm nhận sâu sắc tình cảm ấy của tác giả. 

 

Phân tích chi tiết bài thơ thương vợ của Tế Xương- CungHocVui

Phân tích chi tiết bài thơ thương vợ của Tế Xương

Mở bài cho bài phân tích thương vợ của Tế Xương

      Thời gian cứ thế trôi đi và bốn mùa thì luôn luôn luân chuyển. Con người sinh ra chỉ xuất hiện trong đời duy nhất một lần và cũng duy nhất một lần ra đi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những tác phẩm nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi mãi với thời gian như cây đời mãi mãi tươi xanh. Tác phẩm “Thương vợ” của Trần Tế Xương là một trong số những tác phẩm như vậy.

Thân bài phân tích thương vợ chi tiết

      Nhắc đến Tú Xương ta không thể không nhắc đến “Thương vợ” - bài thơ trữ tình thấp thoáng đâu đó nụ cười hóm hỉnh và trào phúng. Bài thơ bày tỏ tấm lòng yêu thương, kính trọng vợ của mình đối với người vợ tần tảo hy sinh cả một đời vì chồng, vì con, vì gia đình của ông – bà Tú.

Mở đầu bài thơ là hai câu đề, bài thơ mở ra một không gian, thời gian và công việc của bà Tú:

                                                           “Quanh năm buôn bán ở mom sông

                                                          Nuôi đủ năm con với một chồng”

      Công việc của bà Tú gian nan và vất vả vô cùng. Chỗ buôn bán ở “mom sông” rất là nguy hiểm và khó khăn. Theo cách hiểu của Xuân Diệu thì mom sông: “là cái địa điểm cheo leo chênh vênh, chứ không phải ở cái bến ngang sông tấp nập bình thường”. Như vậy địa điểm buôn bán của bà Tú là nơi “đầu sóng ngọn gió”, phải đối mặt với nhiều nguy hiểm.

      Khi nước xuống thì còn, mà nước lên không kịp trở tay thì mất. Thời gian ở đây là “quanh năm” tức hết ngày này qua tháng khác, ngày nắng cũng như ngày mưa. Thời gian dài đằng đẵng chẳng bao giờ cho bà có thời gian nghỉ ngơi. Một công việc nhọc nhằn và vất vả mà một mình người vợ phải gánh vác để lo cho gia đình.

Xem thêm: 

Top 3 cách mở bài thương vợ hay nhất

Cảm nhận về bài thơ thương vợ ngắn gọn

      Trong thời đại lúc bấy giờ với quan niệm “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” hay “Trọng nam khinh nữ”, thế nên những việc lớn như kinh tế gia đình phải do người đàn ông lo liệu. Vậy còn ở đây thì sao? Người gánh vác trách nhiệm lớn lao ấy, người là trụ cột tài chính, lo toan mọi thứ ở đây là bà Tú – người đàn bà có thể “Nuôi đủ năm con với một chồng”.

      Nuôi một miệng ăn của mình đã khó, huống gì bây giờ tận bảy cái miệng. Nuôi thôi chưa đủ mà còn phải nuôi đủ. Đủ ở đây là phải đầy đủ, sung túc. Một người đàn bà – theo quan niệm xưa thì là “liễu yếu đào tơ” mà phải làm nuôi đủ bảy miệng ăn thì ta có thể thấy trách nhiệm rất nặng nề đặt lên đôi vai người phụ nữ gia đình.

      Bằng nghệ thuật đối và sử dụng số từ: “năm con” là số nhiều nhưng lại được đặt ngang hàng để đối với “một chồng” là số ít. Tức là đủ cơm ăn áo mặc cho năm con ngang bằng với số tiền bạc để nuôi một ông chồng là Tế Xương.

      Cuộc đời ông Tú ngắn ngủi và đơn giản, chỉ 37 năm nhưng cuộc đời ông năm trong vòng: đi học, đi thi và làm thơ. Năm 15 tuổi bắt đầu đi thi, sau 22 năm ròng rã còn lại vẫn đi thi mà chỉ dừng ngang chức Tú tài, liên tục đi thi tám khóa lều chõng, mỗi lần đi là một lần khó, cần rất nhiều kinh phí, vậy kinh phí ở đâu ra? Chẳng phải là do một mình bà Tú trang trải hay sao?

Phân tích bai thơ qua hai câu thực

Phân tích bài thơ thương vợ I ngữ văn 11- CungHocVui

Phân tích bài thơ thương vợ

Khép lại hai câu đề miêu tả không gian, thời gian và công việc thì  hai câu thực mở ra với hình ảnh quen thuộc trong dân ca, cao dao xưa: “Thân cò”:

                                                          “Lặn lội thân cò khi quãng vắng

                                                          Eo sèo nước mặt buổi đò đông”

                                                          Bỗng nhiên ta nhớ đến câu ca dao:

                                                          “Con cò lặn lội bờ sông

                                                          Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”.

      Hình ảnh ca dao này gắn liền với thân phận người phụ nữ Việt Nam vất vả, tần tảo làm lụng sớm hôm để lo cho gia đình. Bà Tú ở đây được ví là thân cò cũng chính là sự gửi gắm của ông Tú về thân phận, số phận người phụ nữ như gợi một mỏng manh, nhỏ bé trước cuộc đời. Tác giả sử dụng lối viết đảo ngữ “lặn lội thân cò” khiến cho hình ấy trở nên sâu sắc, cụ thể hơn.

      Dường như tác giả đang rất cảm thông và thương xót cho thân phận của vợ mình. Hai câu thơ này có thể được coi là hay nhất trong bài. Phải chăng vì nó khiến cho người đọc rung động khi tái hiện về hình ảnh người vợ, người mẹ trong thơ Tú Xương?

Xem thêm: 

Sơ đồ tư duy Thương vợ của Tế Xương

Hình ảnh bà Tú qua bài thơ Thương vợ của Tế Xương

Phân tích hai câu luận của bài thơ

      Hình ảnh bà Tú qua những câu thơ đầu tiên đã hiển hiện những nét đẹp đáng quý. Và những đức tính tốt đẹp của bà được khẳng định rõ ràng qua hai câu luận:

                                                          “Một duyên hai nợ âu đành phận,

                                                          Năm nắng mười mưa dám quản công.”

      Ta thấy, dù vất vả và chắc chắn lắm khi không tránh khỏi mỏi mệt, nhưng bà Tú vẫn không hề trách cứ điều gì ở chồng mình cả. Bà chỉ cho rằng, đó là “duyên” và “nợ”. Chữ “duyên” có nghĩa là duyên cớ làm phát sinh việc gì đó theo tiếng Hán Việt.

      Còn theo quan niệm của phật giáo là phần trời định cho con người gặp gỡ và yêu nhau; sau đó trở thành vợ chồng, giúp các cặp đôi yêu thương và gắn kết hơn trong cuộc đời. “Tu trăm năm mới thành bạn đồng hành, tu ngàn năm mới được chung chăn gối” thế nên mới nói: “Có duyên mới gặp, có nợ mới yêu”.

      Có lẽ chính vì điều này đã khiến cho những vất vả, gian truân cực nhọc của một thân phận người đàn bà được nâng lên tầm cao của cả một kiếp người. Vì là duyên là nợ nên “âu đành phận” tức là chấp nhận, là cam chịu. Bởi vì cam chịu và chấp nhận nên mới “năm nắng mười mưa dám quản công”.

      Bằng cách sử dụng thông minh các số từ theo thứ tự: một, hai, năm, mười và sự sắp xếp theo sự tăng tiến về lượng cho ta thấy được sự khó khăn chồng chất trên đôi vai của người đàn bà. “Dám quản công” cho thấy cách ứng xử của người vợ, người mẹ luôn nhẫn nhục và chịu đựng tất cả chỉ vì chồng vì con, vì chính gia đình của họ.

Xem thêm: 

Soạn bài khóc Dương Khuê

Phân tích Vịnh khoa thi hương của Trần Tế Xương

Bài phân tích bài Thương vợ sẽ kết lại thông qua việc làm rõ ý nghĩa của hai câu thơ cuối cùng:

Phân tích thương vợ qua hai câu thơ cuối cùng của bài- CungHocVui

Phân tích thương vợ qua hai câu thơ cuối cùng của bài

                                                          “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

                                                          Có chồng hờ hững cũng như không.”

       Khi phân tích thương vợ, ta thấy ngay câu đầu tiên tác giả chửi thói đói, những người mẹ chồng ngày xưa kia luôn là “nỗi kinh hoàng” của những nàng dâu. Trong quan niệm phong kiến hôn nhân gả bán cho phép người ta “mua” vợ cho con, tức là dùng sính lễ rước dâu về thì mình có quyền đối xử tùy ý với con dâu. Trong ca dao cũng đã có lần lên tiếng chửi:

                                                          “Trách cha trách mẹ nhà chàng

                                                          Cầm cân chẳng biết là vàng hay thau”.

       Là một nhà thơ nổi tiếng là về thơ trào phúng. Nhà thơ đã mượn những câu thơ trên để thay vợ tự chửi chính bản thân mình. Ông tự nhận thấy mình là một người chồng “hờ hững”, vô tích sự và không gánh đỡ gì được cho vợ. Ngược lại chính mình còn làm nặng thêm cái gánh nợ đời trên đôi vai nhỏ bé của vợ.

      Tự bản thân ông coi mình là kẻ chẳng ra gì, cũng chính là: “dùng cái bé nói cái lớn”, là một cách để ông đề cao vợ theo cái cách chưa từng thấy trong thơ văn trung đại:

                                                          “Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó

                                                          Quắc mắt khinh đời cái bộ anh”.

      “Thương vợ” là một bài thơ hay với sự kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ dân gian cùng với ngôn ngữ bác học một cách tinh xảo vầ phong phú nhằm khắc họa được lên chân dung bà Tú. Thông qua phân tích thương vợ ta có thể thấy tác giả bộc lộ tâm trạng, tình cảm dành cho vợ mình.

      Vẫn sử dụng cách ngắt nhịp truyền thống trong thơ Đường luật là 4/3 và 2/2/3, tác giả đã khiến cho người đọc cảm thấy bài thơ trở nên mềm mại, uyển chuyển hơn.

Xem thêm: 

Phân tích câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

Phân tích bài Tự tình- Hồ Xuân Hương

Kết bài phân tích thương vợ:

       Bài thơ “Thương vợ”của Trần Tế Xương đã thể hiện được ân tình sâu nặng và tình cảm quá đỗi chân thành của nhà thơ đối với vợ mình. Trước Tú Xương hiếm có thi nhân nào viết về vợ hay và lắng đọng, sâu sắc như ông. Bài thơ không chỉ cho ta thấy được một tâm hồn cởi mở và đôn hậu của nhà thơ đối với vợ mà còn chứng tỏ tài năng được tài năng cũng như thi bút của một thi sĩ biết vận dụng và sáng tạo ngôn ngữ dân gian.

       Trên đây là dàn ý và bài văn phân tích chi tiết bài phân tích thương vợ. Trang web học tập Cunghocvui chúc các bạn sẽ có những bài tham khảo hay và học tập thật tốt. Đừng quên tham khảo thêm các bài soạn văn 11 khác nhé.

shoppe