Đăng ký

Dàn ý chi tiết phân tích hình ảnh bà tú trong bài thương vợ- văn 11

1,001 từ

Dàn ý chi tiết phân tích hình ảnh bà tú trong bài thương vợ

      "Thương vợ" nổi bật lên là hình ảnh người vợ tần tảo chăm lo cho gia đình, giàu đức hy sinh. Bên cạnh đó là người chồng biết cảm thông, chia sẻ và vô cùng yêu quý vợ của mình. Cùng CungHocVui phân tích hình ảnh bà Tú- người vợ trong bài thơ chi tiết nhất thông qua dàn ý sau.

Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ- CungHocVui

Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ

1. Mở bài phân tích thương vợ:

-      Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

2. Thân bài phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thương vợ

 

Dàn ý phân tích hình ảnh bà Tú chi tiết- CungHocVui

Dàn ý phân tích hình ảnh bà Tú chi tiết

a. Hai câu đề:

-       Hai câu thơ này khái quát nên hoàn cảnh vất vả của bà Tú và đồng thời chỉ ra lí do vì sao bà phải sống cuộc sống như vậy. 

-       Bà Tú phải gánh trên vai gánh nặng của gia đình bằng công việc buôn bán của mình trong thời gian quanh năm

Xem thêm: 

Top 3 cách mở bài thương vợ hay nhất

Cảm nhận về bài thơ thương vợ ngắn gọn

b. Hai câu thực:

-       Sự vất vả, lặn lội hi sinh của bà Tú trong không gian và thời gian rợn ngợp, nguy hiểm. Đồng thời thể hiện nỗi lòng da diết của Tế Xương.

-       Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian (thân cò) để nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú.

c. Hai câu luận:

Hai câu luận miêu tả sự thầm lặng và cam chịu của người vợ- CungHocVui

Hai câu luận miêu tả sự thầm lặng và cam chịu của người vợ

-       Đức hi sinh thầm lặng và sự cam chịu của người phụ nữ hết lòng vì chồng vì con.

-       Nghệ thuật: sáng tạo thành ngữ, sử dụng số từ, từ phiếm chỉ  để nói lên vất vả gian lao vừa nói lên đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.

d. Hai câu kết:

-      Bất mãn trước hiện thực, Tế Xương đã vì vợ mà lên tiếng chửi và tự ý thức, nhận khiếm khuyết về mình khi phải ăn bám vợ và để vợ phải nuôi bảy miệng ăn.

-      Tấm lòng thương vợ để nói lên đến thái độ đối với xã hội, Tế Xương cũng chửi cả thói đời đen bạc.

Xem thêm: 

Sơ đồ tư duy Thương vợ của Tế Xương

Hình ảnh bà Tú qua bài thơ Thương vợ của Tế Xương

3. Kết bài phân tích thương vợ

-       Khẳng định những nét đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Trên đây là dàn ý chi tiết phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tế Xương. Qua đây ta có thể thấy được tình yêu thương, sự cảm thông của người chồng giành cho vợ cũng như những vất vả, hy sinh của người vợ cũng như người phụ nữ trong xã hội xưa. Vì thế, ta càng phải chân trọng và yêu thương người vợ, người mẹ.