Bài văn nghị luận văn học Thương vợ 11
Bài văn nghị luận văn học Thương vợ 11
Bài viết hôm nay Cunghocvui xin giới thiệu với các bạn về bài mẫu nghị luận văn học bài Thương vợ lớp 11!
I. Dàn ý nghị luận văn học Thương vợ lớp 11
1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả.
- Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác.
2. Thân bài:
- Tái hiện hình ảnh bà Tú:
+ Cần mẫn, chăm chỉ.
+ Luôn quan tâm gia đình và chồng con.
- Sự cảm thông của ông Tú:
+ Thương vợ nhưng không thể giúp được bà Tú.
+ Luôn luôn cảm thấy mình là người có lỗi.
3. Kết bài:
Cảm nhận của em về tác phẩm.
Bài thơ: Thương vợ - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý
II. Bài mẫu
Trần Tế Xương là một nhà thơ Nam Định, sinh ra trong khoảng thời gian đầy biến động khi triều nhà nguyễn bị mục ruỗng trầm trọng, đất nước bị khóa trong vòng lệ thuộc và nhân dân khổ cực bao điều, những điều tai nghe mắt thấy đã hình thành nên con người trần tế xương đầy thẳng thắn dám đánh thẳng vào cái khía cạnh tối của xã hội đương thời qua những tác phẩm thơ theo dòng trào phúng mà trữ tình đã trỡ thành bất hủ, với giọng cười khinh bạc mỉa mai chua chát lẫn vào đấy là nỗi đau xót qua từng giọt nước mắt. Và bài thơ “Thương vợ” với thể thơ thất ngôn bát cú đường luật là điển hình cho các sàng tác trữ tình giàu tình cảm của ông được viết nên từ tất cả những xót xa thương yêu mà ông dành cho ng vợ.
"Quãng vắng” đối lập “đò đông” gợi tả không gian xung quanh bà tú theo dòng thời gian nhanh thoan thoắt, lúc như hành hạ trong nỗi cô đơn tủi hờn, có lúc tất bật bởi bao lời ăn tiếng nói bán buôn khi đò đông lên thì phải lẹ làng mặc cả buôn bán kiếm cái ăn đâu chỉ cho riêng mình cũng giống như :
“Con cò lặn lội bờ ao
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”
Còn bà Tú dẫu mệt mỏi bởi việc kiếm nuôi gia đình nhưng có bao giờ buông lời than thở trách cứ, không một lời than phiền giống tiếng khóc nỉ non của cò đâu, dừờng như nỗi u buồn nén chặt bởi sự hi sinh đức độ là trái tim đầy yêu thương , điều đó càng làm cho sự cảm thông và ái ngại dâng đầy trong suy nghĩ nhà thơ.Số phận bà tú bây giờ xoáy theo vòng đời xuôi ngựơc bon chen tìm nh gì có thể nuôi sống gđ trong đó có ng chồng bất tài.Câu thơ này nhà thơ khéo léo mựon hình ảnh dân gian cùng biện pháp đảo ngữ tạo giọng thơ man mác buồn hay ray rứt mãi.
“Biết thuốc lá, biết chè tàu
Cao lâu biết vị hồng lâu biết mùi”
Trước mắt người đọc cũng phản ánh được một sự bất công trong gia đình giữa chế độ xã hội phong kiến ấy, hình ảnh bà tú là ví dụ cho hầu hết nhiều người mẹ người vợ đảm đang cần mẫn làm việc, vắt kiệt sức mình ra mà gồng gánh trách nhiệm, đôi vai bé nhỏ của họ hàng ngày phải chống chọi nắng sương, gian lao mà chồng thì như ông chủ chỉ chờ được chăm lo tươm tất rồi bước ra đường vui chơi, mấy ai thấy và hiểu được những gì mà người vợ đang cố hết sức xây dựng lấy, họ luôn mong mỏi gia đình sẽ là nơi nương tựa và họ yêu thương gia đình hết mực chính vì lí do giản đơn đó mà qua bao dãi dầu họ vẫn ko rũ bỏ trách nhiệm.
Bà tú chính là hình ảnh tượng trưng cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa, đó chính là hình ảnh cần cù, chịu thương chịu khó, luôn hết lòng vì gia đỉnh mà quên đi bản thân.
Trên đây là toàn bộ kiến thức mà Cunghocvui muốn chia sẻ về bài văn nghị luận văn học Thương vợ!