Phân tích câu cá mùa thu
Câu cá mùa thu là một bài thơ thu của nhà thơ Nguyễn Khuyến nằm trong tập thơ thu gồm ba bài là Thu Vinh, Thu Điếu và Thu ẩm. Bài thơ Thu Điếu miêu tả vẻ đẹp tĩnh lặng của mùa thu ở vùng quê xưa, biểu lộ mối tình thu đẹp mà cô đơn, buồn của một nhà Nho nặng tình với quê hương đất nước. Dưới dây là bài phân tích câu cá mùa thu của Cunghocvui.com sẽ giúp cấc bạn hiểu thêm từng câu thơ của bài thơ.
Phân tích câu cá mùa thu
Phân tích câu cá mùa thu
Mùa thu luôn là đề tài được các nhà thơ nhàn văn ưu ái lựa chọn bởi vẻ đẹp man mác, đầy bí ẩn mà hấp dẫn của nó. Chúng ta bắt gặp điều đó trong bài thơ câu cá màu thu của Nguyễn Khuyến, nó là một bài thơ thu của nhà thơ Nguyễn Khuyến nằm trong tập thơ thu gồm ba bài là Thu Vinh, Thu Điếu và Thu ẩm. Bài thơ Thu Điếu miêu tả vẻ đẹp tĩnh lặng của mùa thu ở vùng quê xưa, biểu lộ mối tình thu đẹp mà cô đơn, buồn của một nhà Nho nặng lòng với quê hương đất nước.
Nếu trong bài thơ Thu vịnh, mùa thu được nhà thơ Nguyễn Khuyến cảm nhận từ cái không gian thoáng đãng, mênh mông, bát ngát "Trời thu xanh ngắt mất tầng" thì sang đến Thu điếu, nhà thơ lại gói gọn mùa thu trong môt khung trời hẹp hơn là ao thu- đặc điểm của vùng đồng chiêm trũng, vùng quê của tác giả.
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Cách phối hai vần "eo" cho ta một cảm giác lạnh lẽo, yên tĩnh một cách lạ thường. Câu thơ được chèn thêm hai từ "lẽo" và "veo" càng như tô đậm hơn khung cảnh tĩnh lặng hơn nữa. Khung ao tuy hẹp nhưng tác giả đã không giới hạn nó mà mở ra nhiều chiều, trong cái không khí se lạnh đó dường như làm cho ao cá ở độ thu về trong trẻo hơn biết bao. Trong cái khung cảnh trống vắng, yên tĩnh lại có sự xuất hiện của "một chiếc thuyền câu bé tẻo teo" làm cho không gian tĩnh trở nên có động hơn, cảnh thu thêm phần ấm cúng hơn vì có hình ảnh của cuộc sống con người nơi đây. Hình ảnh chiếc câu cá làm cho đối tượng miêu tả trở nên gần gũi biết bao. Nếu hai câu đầu, nhà thơ sử dụng những từ ngữ gợi hình, tạo độ gợi, độ liên tưởng cao như "lẽo", "veo", "tẻo teo" mang đến nỗi buồn man mác, sự vắng vẻ thì hai câu tiếp theo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng theo gió khẽ đưa vèo
Càng làm không khí tĩnh lặng hơn, nhà thơ sử dụng hình ảnh động của "lá vàng" để miêu tả cái tĩnh của cảnh sắc thu Việt Nam. Ao thu không còn sự "lạnh lẽo", sự tĩnh lặng nữa vì mặt hồ đã "gợn tí", "lá vàng theo gió khẽ đưa vèo", cảnh vật dường như đã bắt đầu thay đổi. Hình ảnh con "sóng biếc" nhỏ "gợn tí"và "chiếc lá" mải mê theo gió "đưa vèo" tưởng như mâu thuẫn với nhau, nhưng thật ra ở đây nhà thơ đã quan sát kĩ càng từng hành động rất nhỏ. Chắc hẳn phải có một tâm hồn yêu thiên nhiên vô cùng, yêu cuộc sống sâu sắc thì Nguyễn Khuyến mới có thể cảm nhận được những hình ảnh, những âm thanh tinh tế, tưởng chừng như chẳng ai để ý như vậy. Tất cả tạo nên một không gian mở theo chiều sâu, chiều cao làm nên một sự rộng rãi, thoáng đạt cho cảnh sắc đất trời vào thu.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tù xưa đến nay, hình ảnh bầu trời thu xanh ngắt vẫn luôn là biểu tượng đẹp của màu thơ. Những áng mây cứ thả mình trôi "lơ lửng" khắp bầu trời thoáng đãng, êm đềm, tĩnh lặng và nhẹ nhàng. Ông mở ra một không gian đầy cảm hứng, rộng rãi chen vào đó còn là cảnh sắc àng quê với hình ảnh tre trúc, những ngõ xóm quanh co,...tất cả đều thân thương nhuốm màu thôn quê Việt Nam."Ngõ trúc quanh co khách vắng teo" gợi một sự vắng lặng đến mức không có một tiếng động nhỏ nào làm người đọc liên tưởng đến sự cô đơn, trống vắng. Nhà thơ tinh tế lấy cảnh ngụ tình để bộc lộ sự cô đơn của bản thân. Những đường nét quê hương tĩnh lặng, bình dị in đậm trong từng câu thơ của Nguyễn Khuyến.
Đến hai câu thơ kết thì bức tranh thu có sự xuất hiện mới lạ
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Độc giả chờ đến tận hai câu kết để thấy được sự xuất hiện của người câu cá, ông xuất hiện với tư thế vô cùng nhàn nhã: tựa gối ôm cần. Người câu cá đang ru mình trong giấc mộng mùa thu thì ông vẫn cảm nhận được những tiếng động nhỏ "cá đớp" mồi dưới chân bèo. Có lẽ trong những ngày từ quan lui về ở ẩn, dường như việc câu thú là thú vui tao nhã của nhà thơ để quên đi chốn quan trường, hòa mình vào thiên nhiên để lãng quên những bận lòng với nước non. Người câu cá đang sống trong một tâm trạng cô đơn và lặng lẽ, một cuộc đời thanh bạch, một tâm hồn thanh cao đáng nể trọng.
Đến với những vần thơ thu của Nguyễn Khuyến, ta thấy được một màu thu nên thơ, trữ tình đến lạ, cảnh màu thu trong thơ ông mang nét đặc sắc riêng in đậm màu thu của quê hương tác giả, màu thu của vùng đồng chiêm Bắc Bộ lúc bấy giờ. Chỉ với bầu trời “xanh ngắt” (Thu vịnh), với cái nước “trong veo” của ao cá (thu điếu), và cái “lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, làn ao lóng lánh bóng trăng loe” (thu ẩm). Nguyễn Khuyến đã làm say đắm lòng bao thế hệ độc giả. Nhận xét về chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, Xuân Diêu có viết "Bài thơ thu vịnh là có thần hơn hết nhưng ta vẫn phải nhận ra thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng quê Việt Nam". Phải công nhận một điều, bài thơ thu điếu là bài thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút, sự hài hòa cân đối giữa điệu thơ nhẹ nhàng bâng khuân với sự vận dụng tài tình của bút pháp nghệ thuật vô cùng điêu luyện, cách gieo vần của tác giả, tất cả tạo nên một bài thơ câu cá màu thu đi sâu vào lòng bạn đọc.
Bài thơ câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến là một bài thơ nổi tiếng, là một bài thơ chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc. Bài thơ bộc lộ được tâm tư tình cảm của nhà thơ đối với quê hương đất nước và con người Việt Nam.