Đăng ký

Phân Tích Chi Tiết Truyện Nỏ Thần An Dương Vương và ý nghĩa của nó

2,766 từ Phân tích

Phân Tích Chi Tiết Truyện Nỏ Thần An Dương Vương Ngữ Văn 10

     Truyền thuyết luôn phản ánh sự kiện hào hùng của dân tộc ta bằng chất liệu dân gian kỳ ảo đan xen hiện thực. Phân tích hình ảnh chiếc nỏ thần An Dương Vương để thêm phần nào thấy được công lao to lớn của cha ông trong việc xây dựng đất nước và cả những sai lầm dẫn đến cảnh nước mất nhà tan.

Phân tích câu chuyện nỏ thần An Dương Vương- CungHocVui

Phân tích chi tiết truyện nỏ thần An Dương Vương

Mở bài: Giới thiệu khái quát về nội dung truyền thuyết truyện nỏ thần An Dương Vương cùng Mị Châu – Trọng Thủy

                                             “Nỏ thần vô ý trao tay giặc, 

                                            Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu

                                                                     [ Thơ Tố Hữu ]

     Những câu thơ mang lại bao cảm giác xót xa khi gợi nhớ về truyền thuyết chiếc nỏ thần An Dương Vương gắn liền với lịch sử. Tác phẩm không những tái hiện lại những năm tháng hào hùng trong buổi đầu dựng nước, bảo vệ bờ cõi nước nhà của dân tộc mà còn thể hiện bao tiếc nuối trước tình cảnh vài giây phút chủ quan mà khiến cho giang sơn tuột khỏi tầm tay. Dẫu rằng cái kết là bi thương nhưng truyền thuyết nỏ thần An Dương Vương cùng Mị Châu – Trọng Thủy lại là mang đến bao bài học xương máu còn mãi vang vọng đến ngàn đời sau. 

Xem thêm:

Đóng vai An Dương Vương kể lại toàn bộ câu chuyện

Đóng vai Mị Châu kể lại câu chuyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy

Đóng vai Trọng Thủy kể lại toàn bộ câu chuyện 

Thân bài - Nỏ thần An Dương Vương cùng các tầng ý nghĩa sâu sắc

An Dương Vương tinh anh xây thành, chế nỏ, đánh giặc.

     An Dương Vương là một vị vua tài ba, tinh anh của nước U Lạc thời bấy giờ. Sau khi được truyền ngôi, ông tiếp nối con đường dựng nước và giữ nước ngàn đời nay của Vua Hùng, quyết định rời đô từ vùng Phong Châu xa xôi đến vùng đồng bằng Cổ Loa. Quyết định sáng suốt ấy đã phần nào thể hiện được sự tài hoa cùng khả năng nhìn xa trông rộng của An Dương Vương. 

     Dời đô lúc đó là quốc sách. Tuy sẽ giúp cho đời sống nhân dân ấm no hơn nhưng nó cũng đồng nghĩa là phơi mình giữa đồng vắng, tứ bề là hiểm nguy quân địch. Là một người nhìn xa trông rộng, An Dương Vương liền thấy trước được mối đe dọa xâm lược này. Ngay sau khi ông quyết định dời đô, người liền ra lệnh tập trung vào xây thành đắp lũy kiên cố, sẵn sằng phòng thủ trên mọi mặt. Nhưng công việc nào đâu dễ dàng, “hễ cứ đắp tới đâu lại lở tới đấy”, bao khó khăn “tốn nhiều công sức mà không thành”. 

Câu truyện về nỏ thần của An Dương Vương- CungHocVui

Ý nghĩa sâu sắc qua hình ảnh nỏ thần An Dương Vương

     Với tình yêu nước cùng sự vững vàng, không ngại gian khổ, An Dương Vương đã chiến thắng cuộc chiến xây dựng thành lũy bảo vệ tổ quốc. Ông đã lập đàn cầu đảo bách thần, ông đã đón mời cụ già tướng mạo kì lạ vào điện hỏi kế sách, hay thậm chí ông còn ra tận cửa Đông để đón xứ thần Thanh Giang và kính cẩn dùng xe vàng để rước Rùa Vàng vào thành. Tất cả đều đã thể hiện được quyết tâm cũng những trăn trở cho vận mệnh đất nước của vị vua này.

     Thậm chí trước khi từ biệt rùa vàng, ông vẫn luôn đau đáu câu hỏi: “Nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?” Đó là sự trăn trở của ý thức và trách nhiệm của người đứng đầu một nước. Chiếc Nỏ Thần như là một phần thưởng xứng đáng cho sự tinh anh của ông. Chiếc nỏ đã giúp dân ta giành được chiến thắng vang dội trước sự xâm lăng nhiều của quân Triệu Đà. Nó tượng trưng cho sức mạnh thần linh đã ban tặng cho nước nhà Âu Lạc. Hơn thế nữa, nó còn biểu tượng cho tinh thần đoàn kết dân tộc bền bỉ, là niềm tự hào cha ông ta đến ngàn đời.

Xem thêm:

Tóm tắt truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy

Bài mẫu phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy

Bài học mất nước sâu sắc cùng những sai lầm xoay quanh nỏ thần An Dương Vương - Bi kịch Mị Châu và Trọng Thủy

     Tưởng chừng đã được một tay của thần giúp đỡ, sở hữu chiếc nỏ thần trong tay là đã có thể dễ dàng giữ được non sông. Ấy thế, trong một phút lơ là, mọi nỗ lực tan thành mây khói. Ngủ quên trong chiến thắng, phút chốc An Dương Vương trở nên lơ là. Ông thản nhiên gả con gái cho bên kẻ thù, thậm chí còn đồng ý cho Trọng Thủy ở rể ngay chính trong cung điện của mình. Ông hoàn toàn tin tưởng vào sức mạnh của chiếc nỏ thần, niềm tin mạnh mẽ đến mức khi nghe tin Quân Triệu Đà tràn sang xâm lược, người vẫn thờ ơ, ung dung đánh cờ. Và cũng chính thái độ coi thường giặc, chủ quan khinh địch đã khiến An Dương Vương chuốc lấy một cái kết thảm hại.

     Mị Châu - con gái của vua là cô gái hết mực yêu thương chồng. Tình yêu làm cô mù quáng, chẳng còn nhận ra trước mặt là thù. Nàng dẫn Trọng Thủy thăm thú khắp nơi, thậm chí còn cho xem nỏ thần. Nàng có nào hay những lời yêu thương từ người chồng nàng yêu thương hết mực lại chính là những lời nói dối trắng trợn của kẻ phụ bạc. 

     Sự chủ quan của An Dương Vương cùng sự mù quáng trong tình yêu của công chúa Mị Châu đã tiếp tay cho Trọng Thủy dễ dàng trộm được nỏ thần. Để rồi dẫn đến cảnh nước mất, nhà tan, cha con Mị Châu - An Dương Vương phải lên đường chạy trốn về phương Nam.

Phân tích chi tiết câu truyện nỏ thần An Dương Vương- CungHocVui

Bi kịch mất nước và những sai lầm xoay quanh nỏ thần

     Bi kịch chưa dừng lại ở đó, Mị Châu theo cha nhưng lại thả lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thủy. An Dương Vương phẫn uất, dẫu là vua nhưng ông vẫn là một người cha, vẫn có tình cảm như con người bình thường. Cuối cùng, ông vẫn chọn chém chết đứa con gái mình hết mực yêu thương. Hành động đó thể hiện sự dứt khoát của một người vua anh minh, sẵn sàng thức tỉnh cắt đứt tình máu mủ để thực hiện nghĩa vụ của một người đứng đầu một nước. 

     Sau khi Mị Châu chết, máu nàng chảy xuống biển khi sò ăn phải đều hóa thành những hạt châu lấp lánh. Phải chăng nó như một lời giải oan, minh chứng cho sự trung hiếu của Mị Châu với cha, với đất nước. Rằng nàng chẳng hề theo giặc bán nước mà chỉ là sự mù quáng vô thức trong tình yêu. Còn Trọng Thủy, kể từ đầu chí cuối chỉ là sự giả tình giả nghĩa sau khi Mị Châu chết lại đau đớn đến mức tự kết liễu đời mình trong giếng nước. Giếng nước như tấm gương phản chiếu mọi tội lỗi của Trọng Thủy, rằng chàng có lẽ nào cũng là nạn nhân, là công cụ bị người cha lợi dụng.

Xem thêm:

Phân tích nhân vật An Dương Vương

Cảm nhận nhân vật Trọng Thủy hay nhất

Bài học rút ra từ truyện An Dương Vương

Kết bài - Giá trị hình tượng truyền thuyết nỏ thần An Dương Vương

     Bằng cách kết hợp các chi tiết tưởng tượng độc đáo cùng các sự việc có thật, truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” đã phản ánh bài học về tinh thần luôn cảnh giác với kẻ thù. Qua đó thể hiện quá trình dựng nước và giữ nước hào hùng một thời của cha ông ta cùng hình tượng chiếc nỏ thần An Dương Vương đầy quyền năng mà mạnh mẽ. Ý nghĩa của tác phẩm sẽ còn được truyền lại đến ngàn đời

shoppe