Đăng ký

Bài học rút ra từ truyện An Dương Vương và bi kịch tình yêu Mị Châu Trọng Thủy

2,154 từ Văn mẫu

Bài văn chi tiết về bài học rút ra từ truyện An Dương Vương- Ngữ Văn 10

    Bài học rút ra từ truyện An Dương Vương giúp ta hiểu rõ hơn về nỗi oan khuất của cảnh mất nước và bi kịch tình yêu càu Trọng Thủy Mị Châu cũng như hiểu rõ hơn điều mà ông cha ta muốn dăn dạy ta qua truyền thuyết này.

 Bài học rút ra từ truyện an dương vương- CungHocVui
Bài học rút ra từ truyện an dương vương

Mở bài

Suốt hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước của ông cha, đã có biết bao sự việc đau lòng xảy ra chỉ vì tranh giành lãnh thổ, ngôi vị quyền hành độc tôn. Điển hình nhất là Truyền thuyết An Dương Vương với câu chuyện đau lòng của Trọng Thủy- Mỵ Châu, và sự khinh suất của vua An Dương Vương trước kẻ địch. Từ đó sự tích này để lại cho con cháu đời sau nhiều bài học quý giá.

Thân bài- bài học rút ra từ truyện An Dương Vương

Sự kiêu ngạo của vua An Dương Vương trước kẻ địch

     Chính vì có sự trợ giúp của nỏ thần mà An Dương Vương ngày càng đắt ý và kiêu ngạo trước kẻ địch. Ông nghĩ Triệu Đà sẽ chẳng bao giờ chiến thắng được mình. Thế nên, khi Triệu Đà nhiều lần đem quân sang xâm lược Âu Lạc, An Dương Vương “cậy có nỏ thần, vẫn điềm nhiên đánh cờ, cười mà nói rằng: “Đà không sợ nỏ thần sao?”.

     Cũng chính câu nói đầy sự tự mãn ấy của An Dương Vương đã khiến Triệu Đà nảy sinh âm mưu bằng mọi cách phải chiếm đoạt được nỏ thần. Do đó, ông mới nghĩ ra kế sách liên hôn giữa hai nước nhằm nhờ sự trợ giúp của Trọng Thủy để lợi dụng tình cảm của Mị Châu, lấy trộm nỏ thần đem về nước.

Xem thêm:

Tóm tắt truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy

Phân tích nhân vật An Dương Vương hay nhất có dàn ý

Sự mất cảnh giác của vua An Dương Vương trước âm mưu của quân địch 

     Nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác những câu thơ đắt giá như sau:

                                   Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu,

                                   Trái tim lầm chỗ để trên đầu,

                                   Nỏ thần vô ý trao tay giặc,

                                   Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.

     Thế nhưng có lẽ, câu chuyện bi kịch xảy ra đến nỗi “cơ đồ đắm biển sâu” đâu hẳn chỉ là lỗi lầm cho sự ngây thơ của công chúa Mỵ Châu. Xét về nguyên nhân chính thì vua An Dương Vương đã quá kiêu ngạo trước kẻ địch. Nên ông đã không đề phòng mà đồng ý gả Mỵ Châu cho Trọng Thủy.

     Trong khi đó, ông cũng không hề nghi ngờ sẽ có ngày Trọng Thủy ăn cắp nỏ thần và đem quân tạo phản. Có lẽ, An Dương Vương đã nghĩ Trọng Thủy giờ đã là con rể, nên chỉ có thêm người trung thành với ông chứ nào nghĩ đến chuyện phản bội. Còn Triệu Đà vì không xâm chiếm được Âu Lạc nên mới hạ mình đề nghị liên hôn để giữ tình ban giao giữa hai nước.

Sự sơ suất trong cách dạy dỗ con cái của vua An Dương Vương


Bài học của truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy

     Đến giờ phút đất nước lâm nguy, ông mới biết nỏ thần bị Trọng Thủy lấy trộm là do Mỵ Châu đưa cho chàng. Sau đó, trên đường chạy trốn Cũng do Mỵ Châu tiếp tục ngu muội rải lông ngỗng giúp đội quân của Triệu Đà cùng Trọng Thủy tìm đến truy sát. Nên trong lúc tức giận, An Dương Vương đã cắt đứt tình thâm, chính tay dùng kiếm giết chết người con gái duy nhất.

     Bi kịch này suy cho cùng cũng là do sự nuông chiều của vua An Dương Vương dành cho công chúa Mỵ Châu. Ông yêu thương con, nhưng không hề dạy con về trọng trách của một công chúa- người nắm quyền của một nước về phương pháp giữ nước và đề phòng kẻ địch. 

     Lỗi lầm lớn nhất của An Dương Vương là đã không dạy con gái cách phân biệt giữa công và tư, không thể xen lẫn chuyện tình cảm vào những bí mật chính trị liên quan đến sự tồn vong của quốc gia. Vì vậy, với suy nghĩ đơn thuần, trong sáng của Mị Châu đã gây nên cảnh trớ trêu, tan thương cho Âu Lạc.

Xem thêm:

Phân tích nhân vật An Dương Vương

Cảm nhận nhân vật Trọng Thủy hay nhất

Bài học chính rút ra từ Truyện An Dương Vương

     Thông qua những chi tiết đắt giá từ Truyền thuyết An Dương Vương- Trọng Thủy, Mị Châu đã giúp con cháu đời sau rút ra được nhiều bài học quý báu. Đó là bài học cho việc cân bằng và biết cách xử lý đúng đắn giữa các mối quan hệ trong cuộc sống, giữa việc công và việc tư.

     Không thể xen lẫn tình cảm cá nhân vào những việc chung liên quan đến đất nước, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự tồn vong của quốc gia. Vậy nên, hành động cuối truyện của An Dương Vương khi rút kiếm kết liễu mạng sống của con mình, đã thể hiện cách xử trí công tư phân minh, không vì tình riêng mà làm tổn hại thêm đến đất nước.

Xem thêm:

Dàn ý phân tích truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy

Bài mẫu phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy

Kết bài- bài học rút ra từ truyện An Dương Vương

     Mặc dù, từ truyện An Dương Vương- Trọng Thủy, Mị Châu đã giúp ta rút ra được bài học cho sự sáng suốt, về cách xử trí hợp lý trong các mối quan hệ. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, để mang đến bài học quý báu ấy, kết cục của nhân vật Mị Châu đã phải trả giá quá đắt cho nỗi oan khuất không thể rửa sạch và sự tổn thương không thể chữa lành trong tình cảm. 

     Hy vọng bài văn chi tiết về bài học rút ra từ truyện An Dương Vương sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm kiến thức bổ ích và có những giây phút học tập hiệu quả môn Ngữ Văn 10.

►Download app hóa học