Đăng ký

Cảm nhận về nhân vật Trọng Thủy hay nhất cùng dàn ý chi tiết- văn 10

4,820 từ Cảm nhận

CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT TRỌNG THỦY

     “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” là bài học nằm trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập một. Qua truyền thuyết, ta có cơ hội hiểu tường tận hoàn cảnh và tính cách của từng nhân vật. Đồng thời từ đó rút ra những thông điệp có ý nghĩa sâu sắc. Trong đó, nhân vật Trọng Thủy được khắc họa sẽ góp phần giúp người đọc hình dung rõ ràng hơn về truyền thuyết. Cùng theo dõi bài viết để biết chính xác hơn nhé.

Cảm nhận về nhân vật Trọng Thủy trong truyền thuyến An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy- CungHocVui

Cảm nhận về nhân vật Trọng Thủy trong truyền thuyến An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy

Dàn ý cảm nhận về nhân vật Trọng Thủy

Mở bài

-     Giới thiệu về tác phẩm

-    Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Cảm nhận về nhân vật Trọng Thủy

Thân bài

-    Tóm tắt “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

-    Giới thiệu khái quát về nhân vật Trọng Thủy

  • Hoàn cảnh: Trọng Thủy trưởng thành trong lúc nước nhà và nước Âu Lạc đang xảy ra chiến tranh.

  • Địa vị: Con trai của Triệu Đà và chàng là một vị hoàng tử.

-    Trọng Thủy trong mối quan hệ với Triệu Đà

  • Trọng Thủy vừa là người con có hiếu, vừa là một bề tôi trung thành, song không phải trung thành tuyệt đối.

-    Trọng Thủy trong mối quan hệ với An Dương Vương: 

  • Trọng Thủy vừa là con rể, vừa là tên gián điệp.

-    Trọng Thủy trong mối quan hệ với Mị Châu: 

  • Trọng Thủy vừa là người chồng, vừa là kẻ lừa dối.

Xem thêm:

Tóm tắt truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy

Phân tích nhân vật An Dương Vương hay nhất có dàn ý

Kết bài

-    Đánh giá vấn đề nghị luận

-    Nêu suy nghĩ của bản thân

Bài cảm nhận về nhân vật Trọng Thủy trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy

Mở bài

     Dân tộc Việt Nam đã trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước với biết bao thăng trầm. Trong quá trình ấy, văn học đóng vai trò như cuốn phim dài tập ghi dấu lại những chiến công, những dấu mốc trọng đại trong lịch sử. Nền văn học dân gian đã tham gia vào quá trình ấy và để lại cho người đọc một truyền thuyết vô cùng đặc sắc. Với sự kết hợp giữa sự thật lịch sử và yếu tố hư cấu, “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong trái tim của hàng triệu con người Việt Nam. Trong đó, nhân vật Trọng Thủy được tác giả dân gian khắc họa đã góp phần làm nên thành công của truyền thuyết.

Thân bài cảm nhận về nhân vật Trọng Thủy

Cảm nhận về nhân vật Trọng Thủy- CungHocVui

Thân bài cảm nhận về nhân vật Trọng Thủy

Tóm tắt truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”

     “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” được trích từ “Truyện Rùa Vàng” trong “Lĩnh Nam chích quái” – một bộ sưu tập truyện dân gian ra đời vào cuối thế kỉ XV. Nhờ sự trợ giúp của thần Kim Quy mà An Dương Vương mới xây dựng xong thành Cổ Loa. Trước khi từ biệt An Dương Vương, vị thần này đã đưa cho nhà vua một cái móng và dặn lấy vật này làm lẫy nỏ. Nhà vua tuân mệnh và tướng Cao Lỗ đã chế tạo nỏ thần thành công. Nỏ thần bắn đến đâu trúng đến đấy khiến cho quân Triệu Đà đánh sang nước Âu Lạc nhưng bị bại trận.

     Do đó, Triệu Đà đã cầu hòa và cho con trai là Trọng Thủy cưới công chúa Mị Châu – con gái An Dương Vương và gửi ở rể. Nào ngờ, Trọng Thủy là một tên gián điệp được giao nhiệm vụ đánh tráo nỏ thần mang về nước. Khi đã hoàn thành sứ mệnh được giao phó, Triệu Đà đã cất quân sang xâm lược nước Âu Lạc một lần nữa. Cha con An Dương Vương và Mị Châu thua trận và chạy trốn. Cuối cùng, An Dương Vương đã chém Mị Châu khi được thần Kim Quy chỉ điểm. Còn nhà vua thì được Rùa Vàng rẽ nước dẫn đi xuống biển. Mị Châu chết khiến Trọng Thủy thương tiếc khôn cùng. Và kết cục Trọng Thủy cũng lao đầu xuống giếng mà chết.

Cảm nhận về nhân vật Trọng Thủy

Giới thiệu khái quát về nhân vật Trọng Thủy

     “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” đã xây dựng nhân vật vô cùng đặc sắc. Điển hình là Trọng Thủy. Nhân vật này đã góp phần đem đến cho tác phẩm những bài học cảnh giác hết sức ý nghĩa. Trọng Thủy là con trai của Triệu Đà, với cương vị là một vị hoàng tử của nước Tần. Đã là hoàng tử của một quốc gia thì tất được hưởng nhiều quyền lợi và sống hạnh phúc. Nhưng đó là lúc nước nhà thái bình, không có sự gây hấn với các quốc gia khác.

     Còn Trọng Thủy trưởng thành lúc nước Tần và nước Âu Lạc đang xảy ra chiến tranh. Do vậy trên đôi vai ấy phải gánh vác trọng trách của đất nước. Trọng Thủy có trách nhiệm với đất nước thì hoàn toàn không có gì sai. Nhưng hành động “đánh tráo nỏ thần” của nước Âu Lạc thì khó lòng nào chấp nhận được. Nó dẫn đến bi kịch mất nước cho nhân dân nước Âu Lạc và cái chết thương tâm của cha con An Dương Vương và Mị Châu. Để hiểu toàn diện về nhân vật Trọng Thủy, chúng ta cần đặt nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác.

Trọng Thủy trong mối quan hệ với Triệu Đà

Cảm nhận về nhân vật Trọng Thủy hay nhất- CungHocVui

Cẩm nhận về Trọng Thủy qua mối quan hệ với Triệu Đà

     Người ta có câu: “Trai thời trung hiếu làm đầu” quả có tầm ý nghĩa của riêng nó. Trọng Thủy đã đặt chữ hiếu lên hàng đầu. Chàng đã thuận theo ý cha chấp nhận cuộc hôn nhân với Mị Châu và chấp nhận về làm rể ở một đất nước đang đối địch với nước mình.

     Nhân vật Trọng Thủy được tác giả dân gian khắc họa có một tính cách rất phức tạp. Chàng trung thành, kính cẩn với vua cha nhưng không phải tuyệt đối. Chàng không đi quá giới hạn của người làm con, tức chàng biết làm theo ý cha nhưng đồng thời chàng trai ấy cũng làm theo ý mình. Sau khi đánh chiếm thành công nước Âu Lạc, Trọng Thủy đã lao mình xuống giếng để chết theo Mị Châu. Đó là điều Triệu Đà muốn Trọng Thủy thực hiện hay sao? Trong việc mở mang bờ cõi cho quốc gia, Trọng Thủy đã làm một cách “xuất sắc”. Nhưng trong hôn nhân, chàng đã không làm được như vậy. Nếu trong chuyện đại sự của dân tộc mình, Trọng Thủy làm theo lời dặn của cha thì trong chuyện tình cảm của mình, chàng trai ấy đã tự làm theo lời lương tâm mách bảo.

Trọng Thủy trong mối quan hệ với An Dương Vương

     Trọng Thủy có thể thuận lợi hoàn thành nhiệm vụ đánh tráo nỏ thần một phần cũng do An Dương Vương. Nếu Trọng Thủy đối với cha ruột ngoan ngoãn, trung thành bao nhiêu thì đối với cha vợ chàng trở nên phản trác bấy nhiêu. Trọng Thủy đã lợi dụng sự tin tưởng, chấp nhận cho ở rễ của An Dương Vương để lập kế hoạch và hành động xảo trá. Đối với An Dương Vương, Trọng Thủy không chỉ đơn thuần là một người con rể. Mà ẩn sau lớp vỏ bọc ấy là một tên gián điệp hẳn hoi. Đó là “một tên gián điệp giả danh con rể” (Trích).

Trọng Thủy trong mối quan hệ với Mị Châu

Cảm nhận về nhân vật Trọng Thủy qua mỗi quan hệ với Mị Châu- CungHocVui

Cảm nhận về nhân vật Trọng Thủy qua mỗi quan hệ với Mị Châu

Trước khi Trọng Thủy lấy được nỏ thần

     Trọng Thủy là một người con chí hiếu và có trách nhiệm với quốc gia. Vì thế, chàng mới chấp nhận một cuộc hôn nhân không có tình yêu để mưu cầu việc lớn. Tình yêu xuất phát từ hai phía. Và một tình yêu chân chính luôn xuất phát từ sự gặp gỡ ban đầu. Ấy thế mà giữa Mị Châu – con gái An Dương Vương và Trọng Thủy – con trai Triệu Đà đã mất đi điểm xuất phát quan trọng ấy. Chàng đã thuận theo lời cha lấy công chúa Mị Châu và ưng thuận ở rể.

     Dĩ nhiên, sau đó Trọng Thủy đã dỗ ngọt vợ để được xem nỏ thần và có cơ hội đánh tráo. Hành động “ngầm làm một cái lẫy nỏ khác thay vuốt Rùa Vàng” đã cho thấy đây là một kế hoạch đã được vạch định từ trước. Trọng Thủy đã giả vờ yêu để lừa dối và lợi dụng Mị Châu. Chàng là người chồng bạc tình và là một “người lừa dối”. Rõ ràng, đằng sau “tình yêu” của Trọng Thủy dành cho Mị Châu là cả một mưu đồ chính trị to lớn.

Khi Trọng Thủy lấy được nỏ thần

     Trọng Thủy lấy được nỏ thần tức là chàng đã hoàn thành sứ mệnh cha giao phó. Lúc này, chàng lấy cớ về phương Bắc thăm cha để hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng. Lời nói dối ấy của Trọng Thủy không khiến chúng ta ngạc nhiên. Bởi mục đích của chàng sang nước Âu lạc không phải đề làm “rể quý”, “chồng hiền” mà là làm gián điệp. Nhưng đó có phải là mục đích duy nhất của Trọng Thủy chăng? Hay cuộc hôn nhân với Mị Châu lâu nay khiến chàng nảy sinh một ý định khác? Trọng Thủy có một câu nói rất đáng lưu tâm: “Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?”.

     Ở nhân vật Trọng Thủy rõ ràng có sự mâu thuẫn giữa tình và hiếu. Nói cho đúng hơn, đó là sự mâu thuẫn giữa tình yêu và trọng trách với quốc gia. Nếu không có tình yêu đối với Mị Châu thì Trọng Thủy không thể sơ suất để lộ ra âm mưu của mình được. Trong câu nói của Trọng Thủy đã vô tình tiết lộ bí mật quốc gia. Chỉ có điều là vợ chàng không nhận ra mà thôi.

Sau khi Trọng Thủy lấy được nỏ thần

Cảm nhận về Trọng Thủy trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy- CungHocVui

Cảm nhận về Trọng Thủy sau khi lấy được nỏ thần

     Cũng như lời Trọng Thủy đã nói: “…nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ”. Do vậy trước mắt, chàng đã mang lẫy thần về nước. Sứ mệnh của Trọng Thủy không phải chỉ để chàng làm tròn chữ hiếu. Mà còn làm tròn nghĩa vụ của một vị hoàng tử đối với nước Tần. Nhưng chàng trai ấy đã đánh mất đi chữ “nhân” đối với bá tín nước Âu Lạc, đối với cha con An Dương Vương và Mị Châu. Một lần nữa, Trọng Thủy đã cùng cha sang nước Âu Lạc để đánh đất nước của vợ. Dĩ nhiên, phần thắng đã nghiêng về phía cha con Triệu Đà. Nhưng chàng hoàng tử nước Tần lúc ấy có thực sự thỏa mãn không? Điều đó, độc giả không biết được.

     Nhưng hành động đuổi theo hai cha con An Dương Vương và Mị Châu của chàng khiến người đọc không khỏi băn khoăn. Có phải đó là hành động “truy cùng đuổi tận” kẻ thù? Hay lời nói hôm nào: “Tình vợ chồng không thể lãng quên” khiến Trọng Thủy đuổi theo để làm tròn nghĩa vợ chồng. Nhân vật Trọng Thủy được tác giả dân gian xây dựng với những diễn biến tâm lý phức tạp và khó nắm bắt. Đồng thời những tình tiết trong câu chuyện được khắc họa khéo léo càng khiến cho tâm lí nhân vật trở nên nổi bật.

     Theo lời dặn của vợ thì Trọng Thủy đã theo dấu lông ngỗng để lần theo dấu vết. Nhưng khi chàng đến nơi thì Mị Châu đã bị An Dương Vương chém chết rồi. Chi tiết: “Trọng Thủy ôm xác Mị Châu đem về táng ở Loa Thành, …” đã thể hiện được tình yêu và tình nghĩa của Trọng Thủy dành cho vị công chúa này. Trọng Thủy đã thực sự ăn năn hối hận nhưng đã không kịp nữa. Phải chăng đó là cái giá phải trả của một tên tham báo gian xảo, của một kẻ xâm lược xảo nguyệt? Có lẽ là vậy. Nhưng cái giá đắt nhất mà chàng hoàng tử này phải gánh chịu đó là cái chết. Mị Châu đã chết, điều đó khiến Trọng Thủy “thương tiếc khôn cùng, khi đi tắm tưởng như thấy bóng dáng Mị Châu, bèn lao đầu xuống giếng mà chết”. Đối với nhân vật Trọng Thủy, tác giả dân gian vừa oán giận, vừa thương xót. Suy cho cùng, Trọng Thủy cũng là nạn nhân của cuộc chiến tranh phi nghĩa. Và tình yêu của chàng và công chúa Mị Châu thật là éo le, bi thảm. Tản Đà đã tỏ lòng mình thế này cho đôi vợ chồng “phận bạc”:

                                        “Một đôi kẻ Việt người Tần

                                        Nửa phần ân ái, nửa phần oán thương”

Kết bài cảm nhận về nhân vật Trọng Thủy

     Nhân vật Trọng Thủy được khắc họa trong các mối quan hệ đa dạng, nhiều chiều để từ đó góp phần làm nổi bật tính cách toàn diện của nhân vật. Truyền thuyết có một vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của nền văn học Việt Nam. Trong đó “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” đã góp một phần không nhỏ vào sự phát triển ấy. Càng đọc truyền thuyết và hiểu dược hoàn cảnh và tính cách của nhân vật, ta càng cảm nhận nó hay và ý nghĩa vô cùng.

    Trên đây là bài cảm nhận về nhân vật Trọng Thủy có kèm dàn ý chi tiết. Hy vọng với bài cảm nhận và dàn ý trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhân vật, tác phẩm.

 

shoppe