Phân tích người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân hay nhất
Phân tích người vợ nhặt trong tác phẩm “Vợ Nhặt” mới nhất
Tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân viết lên sự ám ảnh cùng số phận trớ trêu của người dân trong nạn đói đầu năm 1945. Nạn đói đeo bám bao trùm khắp nơi và biến một người con gái trở thành một cô “vợ nhặt”. Có thể nói, nhân vật người vợ nhặt chính là một trong những nhân vật giàu tính nhân văn trong văn học Việt Nam hiện đại, ẩn chứa sau đó nhiều triết lý sống sâu sắc. Cùng nhau phân tích người vợ nhặt đầy đủ và mới nhất nhé!
Tìm hiểu và phân tích người vợ nhặt
Mở bài: Tìm hiểu và phân tích người vợ nhặt
Kim Lân là một cây bút tài ba về lĩnh vực truyện ngắn. Ông am hiểu sâu sắc về đời sống và thấu hiểu cho số phận của người nông dân. Vì thế, tâm hồn văn chương của ông thấm đẫm linh hồn của nhân dân, của thời đại. Vợ nhặt là một áng văn hay đặc sắc của ông viết về thân phận những người nông dân bị đẩy vào tình huống trớ trêu, túng quẫn. Đặc biệt, hình tượng của người vợ nhặt đóng vai trò quan trọng, giúp liên kết toàn bộ mạch chuyện và gợi mở về những đức tính tốt đẹp bị số phận vùi lấp của phụ nữ thời bấy giờ.
Xem thêm:
Soạn vợ nhặt ngắn gọn, đầy đủ ý, có tóm tắt nội dung
Phân tích tình huống truyện vợ nhặt
Thân bài phân tích nhân vật người vợ nhặt
Tìm hiểu lai lịch của người vợ nhặt
Xuyên suốt mạch chuyện, hình ảnh người vợ nhặt giúp chúng ta khám phá từ bối cảnh thời đại lúc bấy giờ đến vẻ đẹp khuất lấp của tình người. Ấy vậy nhân vật quan trọng nhưng Kim Lân lại còn chẳng cho người con gái này một cái tên, một gốc gác. Chẳng ai biết cô là ai, đến từ đâu, tựa như một mảnh ghép bị khuyết. Chẳng biết tên, chẳng tuổi, chẳng gốc gác, lại bị cái đói đeo bám đến vật vờ. Từ đầu đến cuối, chỉ là một “thị” không hơn không kém. Tiếng “thị” được gọi phiếm định dành cho bất kỳ cô gái khốn cùng nào phải tha hương khắp nơi để giành giật miếng ăn sống qua ngày.
Làm rõ chân dung nhân vật khi phân tích người vợ nhặt
Phân tích về người vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên
Chẳng cần gọi mặt đặt tên, Kim Lân vẫn khiến hình ảnh của người con gái ấy in sâu vào trái tim bạn đọc. Cô hiện lên bằng vài ba nét phác thảo nhưng lại đáng thương đến xót xa. Cái đói giày vò, cô còn gì đâu ngoài thân hình “gầy vêu rách như tổ đỉa”, khuôn mặt thì như một chiếc “lưỡi cày xám xịt”. Cái đói bào mòn đi bao nét đẹp mềm mại của một người phụ nữ. Nhìn cô giờ đây chỉ còn có thể thấy “hai con mắt trũng hoáy” tựa như một cái xác không hồn vật vờ bên đường.
Không chỉ vẻ ngoài héo úa, Thị còn thể hiện mình là một người vô ý vô tứ không phép tắc. Thị sưng sỉa mắng Tràng- một người đàn ông mới chỉ gặp lần đầu. Thị “chao chát”, “chua ngoa, đanh đá”. Cái đói làm thị tàn lụi cả về tính cách của mình, đến cả tự trọng cũng vứt bỏ. Thấy mấy chén bánh đúc xếp ra, chẳng nghĩ suy thì lập tức “sà xuống cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”. Khi nghe Tràng nói đùa rằng “đằng ấy có về với tớ cùng về”, Thị đã đồng ý tắp lự về theo.
Chuyện dựng vợ gả chồng có phải chuyện đơn giản, vậy mà trong đói khổ, không chần chừ, Thị chọn bấu víu vào anh chàng mới quen biết này. Nàng đâu nào biết đây là ai, tính cách thế nào. Thị rơi vào bi kịch theo không người ta về làm vợ chỉ để có cái ăn qua ngày. Đời phụ nữ hơn nhau tấm chồng, vậy mà cô bỏ mặc tất cả, cuộc đời này còn gì bi thương hơn thế?
Xem thêm:
Giá trị nhân đạo trong vợ nhặt
Vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài và người vợ nhặt
Phẩm chất bên trong trong quá trình phân tích người vợ nhặt
Ẩn nấp đằng sau cuộc đời đói khổ, lang bạt, tha hương cầu thực của người vợ nhặt lại là những nét đẹp tâm hồn sâu sắc. Số phận làm một người vợ theo không người ta về như mua một món đồ thật ra lại thể hiện cho khát vọng sống và tồn tại mãnh liệt của cô. Cô chấp nhận vứt bỏ mọi thứ, chẳng cần tự tôn, chẳng cần sính lễ để hy vọng có miếng ăn, hy vọng thoát ra khỏi cảnh đầu đường xó chợ. Dẫu có tầm thường, dẫu có rẻ mạt, chỉ với bốn bát bánh đúc, hai hào dầu, một thúng con là bán rẻ bản thân, nhưng nếu là để tồn tại, để sống thì còn có ý chí nào quật cường hơn thế?
Tưởng chừng đánh mất tất cả những gì nên có về tính cách của một người con gái, ấy thế ẩn sâu bên trong, thị vẫn là một người biết phép tắc lịch sự, dịu dàng, thục nữ. Hình ảnh Thị rón rén e thẹn theo sau Tràng, đầu hơi cúi, khác hẳn với hình ảnh ban nãy ở quán ăn. À thị ra thị vẫn biết ngại ngùng, xót xa cho cái thân phận vợ nhặt của mình.
Khi gặp mẹ chồng của mình là bà cụ Tứ, sự dịu dàng của một người con gái càng được thị thể hiện rõ nét. Từ một cô nàng chua ngoa đanh đá, thị e thẹn, dè dặt, thậm chí chỉ dám “ngồi mớm” nơi mép giường. Thị cẩn thận chào hỏi, thị để ý trước sau, thị “hai tay vân vê tà áo đã rách bợt”. Có khác biệt gì so với một nàng dâu nết na thời hiện đại? Tràng cũng phải bất ngờ với cô vợ nhặt của mình “Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu, đúng mực không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn như những lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh”.
Đến giờ cơm, mọi thứ chào đón một nàng dâu mới về nói cho oai chỉ là “niêu cháo lõng bõng, mỗi người được lưng hai bát đã hết nhẵn”. Nhưng Thị điềm nhiên, chẳng hề so đo, thái độ làm người khác phiền lòng. Dẫu là vớ phải chiếc phao rách nhưng nàng ý thức được thân phận mình. Đã theo người ta về lập tức trở nên hiểu chuyện và lo nghĩ cho gia đình nhỏ của mình. Nàng như một ngọn nến nhỏ giữa màn đêm đói khổ tối tăm của gia đình Tràng.
Dẫu ngọn nến chỉ le lói cháy nhưng nó đã mang tâm hồn cục mịch của nhân vật Tràng, sưởi ấm cả sự “bủng beo u ám” trên khuôn mặt bà cụ Tứ. Rằng trong bóng đêm nghèo đói vẫn sẽ có hy vọng. Mà sống trên đời này, có hy vọng thì có thì mà chẳng thể vượt qua?
Xem thêm:
Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt
Kết bài: Đánh giá chung khi phân tích người vợ nhặt
Nhân vật vợ nhặt trong truyện "Vợ nhặt" nắm giữ vai trò chủ chốt làm nổi bật tư tưởng nhân đạo của nhà văn của tác phẩm. Đồng thời bằng bút pháp tả thật khắc họa chi tiết chân dung người phụ nữ trong thời đại trước. Những người phụ nữ của thời đại trong cái đói khổ hoạn nạn, trong tình cảnh kề bên cái chết, họ vẫn khao khát được sống, được ấm no và hạnh phúc và lạc quan vào một tương lai sẽ được bị bủa vây bởi đói nghèo và khốn khó