Đăng ký

Nghị luận về nhà thơ Định Hải

Nói tới Định Hải, dường như ai cũng nghĩ ngay đến một nhà thơ chuyên viết cho lứa tuổi thiếu nhi. Điều đó đúng - bởi Định Hải đã dành phần quỹ thời gian và niềm quan tâm lớn nhất của đời mình để sáng tác văn học cho đối tượng bạn đọc nhỏ tuổi, nhưng nếu chỉ có thể hẳn chưa đầy đủ. Sinh ngày 6-6-1937 tại làng Sét, xã Định Hải, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - được thừa hưởng tủ sách quý như một di huấn tinh thần do người cha để lại sau khi "nhà thơ tương lai" chào đời được 7 ngày; được tiếp xúc với bầu "khí quyển" vân chương từ nhỏ vì làng Sét khi đó là nơi tụ hội của nhiều nhà thơ viết trong kháng chiến như Vũ Cao, Vũ Tú Nam, Vũ Ngọc Bình, Quang Dũng, Minh Huệ... Thêm nữa, sự khích lệ bởi những người bạn thân của anh ruột như Hà Minh Đức, Mai Cát, Hồ Quang Bình... đã lôi cuốn ông vào sự dam mê "bắt chước” công việc của anh (sau này là nhà thơ Nguyễn Bao).
Ông bắt đầu sáng tác từ những năm đang còn học cấp hai trường Lam Sơn (Thanh Hóa) và được đăng thơ trên báo từ năm 1954 với bút danh Nguyễn Biểu. Với bút danh này, Nguyễn Biểu đã được nhiều người biết đến - đúng hơn có thể xem như dã "thành danh" với những bài thơ: Quê ta một dải Bắc - Nam (giải khuyến khích báo Tiền Phong 1955), Trồng cây xanh (giải nhì - không có giải nhất - báo Người giáo viên nhân dân 1960), Cây sáo trúc (giải B - Bộ Lao động Thương binh xã hội 1962), Ngày xuân đi đón người yêu và Giữa mùa lúa chín (in trong tập Thơ tình yêu - NXB Thanh niên 1959)... Cứ ngỡ thê' là Nguyễn Biểu bằng lòng hoặc ít ra cũng thuận đà tung hoành ngang dọc trong cõi thơ tình mà không ai dám chắc rồi sẽ đến đâu. Một bạn đọc của ông đã: "gặp Định Hải trong văn học đầu tiên với thơ tình. Những bài thơ Ngày xuân đi đón người yêu, Giữa mùa lúa chín... từng làm xôn xao trái tim bao bạn trẻ. Chính chúng tôi, những thanh niên nông thôn, đến bây giờ vẫn còn thuộc lòng những vần thơ của ông viết cách đây đã gần bốn thập kỉ..." - thậm chí, cũng bạn đọc này cao hứng - đã ngỡ ông "sẽ là một Xuân Diệu mới hay một Ê-xê-nhin của Việt Nam”1’’.
Nhưng không giống với dự đoán (hoặc ít ra cũng là sự mong muốn) của bạn đọc nói trên, bởi từ năm 1960, Nguyên Biểu thơ tình tự chuyển hướng thành Định Hải - nhà thơ chuyên viết cho thiếu nhi. Và từ đấy, liên tiếp các tác phẩm viết cho các thế hệ tuổi thơ lần lượt chào đời. Từ Chồng nụ chồng hoa đến Hươu cao cổ, từ én hát - đu quay đến Những câu tục ngữ gặp nhau, từ Bao nhiêu điều lạ đến Bài ca trái đất, từ Nhành hoa trong vườn sớm đến Nắng xuân trên rẻo cao... Từ phong cách trữ tình da diết trong những bài thơ viết cho đối tượng lớn tuổi được nhiều người một thời mến mộ, Định Hải "vào cuộc" thật ngoạn mục và dẻo dai trong những sáng tác viết cho các em. Nếu tính từ chùm thơ in trong tập đầu tay có tên Đèn kéo quân (cùng với Nguyễn Bao, Ngô Quân Miện, Lữ Huy Nguyên, Thanh Hào) đến nay, Định Hải đã đi gần nửa thế kỉ cùng hành trang tâm hồn của hàng chục thế hệ thiếu nhi. Hàng vạn người đọc thơ ông đã trở thành những bậc phụ huynh của tuổi học trò, khi lựa sách cho con cháu mình bắt gặp những bài thơ của Định Hải từng có mặt trong tập thơ Chồng nụ chồng hoa (Nhà xuất bản Kim Đồng, 1970) đã bất ngờ xúc động ngỡ như được sống lại kí ức tuổi hoa niên... Theo thời gian, bạn đọc thì lớn lên, có ai nghĩ tác giả của những vần thơ ấy vẫn nguyên vẹn thuỷ chung với "nghiệp dĩ" văn chương và mặc dầu đã trải qua nhiều công việc, từ dạy học đến biên tập sách, viết báo, làm báo; đã cho in trên 40 đầu sách gồm văn, thơ, truyện thơ, hoạt cảnh thơ, biên soạn, dịch thuật, tuyển chọn; đã cho đăng hàng trăm bài tiểu luận văn học... nhưng khát vọng hướng tới tuổi thơ vẫn trong trẻo nồng nàn từ "cái thuở ban đầu lưu luyến ấy". Sách của ông có cuốn được in đi in lại nhiều lần, có cuốn được nhiều nhà xuất bản cùng in... tính ra tất cả cũng tới hàng trăm ngàn bản, nhưng viết cho thiếu nhi luôn luôn là nỗi đam mê thôi thúc, nói đúng hơn là đối tượng này luôn luôn đem đến cho ông mạch nguồn dạt dào cảm xúc. Ông tâm sự trong lần tập thơ Bài ca trái đất (giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, 1984) được in với số lượng lớn trong Tủ sách vàng của Nhà xuất bản Kim Đồng (1997): "Được suốt đời làm thơ cho các em - đó là niềm hạnh phúc to lớn nhất mà tôi ao ước". Nghĩ được điều đó, và nhất là điều đó đã được kiểm nghiệm qua thực tế thật không dễ dàng. Phải chăng yếu tố chi phối và quyết định đối với sáng tác của Định Hải là do ông chọn được cho mình một lẽ sống phù hợp. Gặp ông, ít ai nghĩ đó là một người đã từng là đại biểu dự thính Đại hội thành lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957), tham dự Hội nghị viết văn trẻ lần thứ nhất (1959), tham gia nhiều khóa bồi dưỡng các cây bút trẻ trong các trại sáng tác, bồi dưỡng các mầm non văn học ở Hà Nội, Hà Tây và nhiều địa phương, từng nhân hàng chục giải thưởng văn học của các cơ quan: Hội Nhà văn Việt Nam, Trung ương Đoàn, Hội Văn nghệ Hà Nội, Nhà xuất bản Kim Đồng, Báo Thiếu niên tiền phong; từng nhiều lần tham gia các Hội đồng giám khảo các cuộc thi sáng tác văn học, có tới 10 bài thơ được tuyển chọn vào sách giáo khoa và hơn 20 bài thơ được phổ nhạc...
<•> Nhiều tác giả: Cây đèn thần. NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1999. Không ít người có một chút danh rồi sinh ra khênh khạng, hoặc làm ra vẻ ngạo đời. Định Hải không thế, cứ nhìn những lúc cái dáng kểnh càng tội nghiệp của ông lọt thỏm giữa khung cảnh khói thuốc mịt mù và sừng sừng bia rượu thì biết. Chứng kiến những cảnh tượng ấy, không hiểu sao, tôi hay chợt nhớ tới câu thơ của ông: "Khói hình nấm là tai hoạ đấy. Bom H, bom A không phải là bạn ta"! Gặp Định Hải, hình như ai có ý muốn nói to cũng ngại - ấy là bởi tính ông ưa nhỏ nhẹ, khiêm nhường. Ong vồn vã, cởi mở, chu đáo và cẩn trọng - nhất là với lớp trẻ. Tiếp xúc hoặc làm việc với ông, nhiều bạn trẻ thấy tự tin hơn khi được ông quan tâm như một người anh, người bạn gần gũi. Phải đó chính là "khế ước" cho những trang viết của ông cứ tươi rói trẻ trung và thiết tha nhân hậu!
Cùng với một số tên tuổi trứ danh khác, Định Hải không chỉ được các bạn đọc nhỏ tuổi yêu mến - thậm chí có bạn đọc lớn tuổi còn cao hứng tôn ông là một trong những "lãnh tụ" thơ cho thiếu nhi của Việt Nam. Được suy tôn, nhưng ông vẫn luôn luôn là một người cần mẫn học hỏi và chịu khó lắng nghe. Năm 1978, dự trại hè thiếu nhi quốc tế ở Cộng hoà Dân chủ Đức, thấy thiếu nhi các nước nắm tay nhau nhảy múa thật tự nhiên và thân mật, còn các em thiếu nhi Việt Nam thì xem chừng e dè ngần ngại... Ông day dứt, đem chuyện này tâm sự với nhà thơ Xuân Diệu và được nhà thơ Xuân Diệu trả lời: với thiếu nhi, cần phải hướng dẫn các em lối sống văn hóa, kể cả việc phải biết cầm đũa như thế nào! Đó cũng là lí do Định Hải nung nấu suốt bốn năm, mạnh dạn vượt qua định kiến, cho ra mắt hai tập thơ có tên là Nụ hôn học trò mà một số người lớn thì xét nét cầm chừng, còn các em lại thích thú đón nhân - nhất là những câu:
-     Ra đường con có nhìn ai
Mà sao con cứ vấp hoài mẹ ơi!
-     Gối mềm cho giấc ngủ say
Những lời dịu ngọt dễ lấy lòng người.
-     Bỗng dưng trời đổ cơn mưa Để cho hai đứa mình thừa cái ô...
Cảm hứng trùm lợp lên nội dung các tác phẩm viết cho thiếu nhi của nhà thơ Định Hải là tình yêu thương con người, tình yêu thiên nhiên và tình yêu loài vật. Trong thơ ông, khát vọng lớn nhất của tuổi thơ là khát vọng hòa bình, là tình hữu nghị:
Nếu chúng mình có phép lạ
Hoá trái hom thành trái ngon 
Trong ruột không còn thuốc nổ 
Chỉ toàn kẹo với hi tròn...
Chính cảm hứng trùm lợp ấy giúp Định Hải có một bút pháp linh hoạt, tinh tế, thích ứng với nhiều thể loại văn học viết cho thiếu nhi. Riêng về thơ, ông có những bài để đời, nhưng nếu chọn ba bài xuất sắc nhất của Định Hải thì nhiều người đề cử: Đánh trận giả, Tiếng chim buổi sáng và Bài ca về trái đất. Quả thật đấy là ba bài tiêu biểu cho ba phương diện phong cách thơ viết cho thiếu nhi của ông. Đọc Đánh trận giả, gặp một Định Hải thật hồn nhiên, ngộ nghĩnh:
Trận đánh đã bắt đầu
Quân ta ào lên trước
Một tên giặc ngã nhào
"Chết" rồi không dậy được!
"Chết" là không nhúc nhích
Sao nó cứ lồm cồm?
Tính ăn gian, chẳng thích
Chơi thật thà vui hơn
Thẳng giặc cuống cả chán
Nhăn nhó kêu rối rít:
-Đồng ý là tao "chết"
Nhưng đáy... ổ kiến vàng!
Bài thơ nói chuyên của trẻ em, bao hàm cả không khí hào hùng của dân tộc những năm kháng chiến, cuộc kháng chiến trong ánh mắt trẻ thơ dẫu mang sắc thái của "cờ lau tập trận" vẫn đòi hỏi "chơi thật thà vui hơn". Đặc biệt, cái kết thúc hóm hỉnh bất ngờ có lẽ đã đưa bài thơ vượt qua sự thử thách của thời gian, giúp cho bài thơ đứng ra khỏi hàng ngũ những tác phẩm "viết về các em" mà cứ ngỡ "viết cho các em".
Đọc Tiếng chim buổi sáng, gặp một Định Hải tâm hồn nhạy cảm, sáng tạo hóa thân trong một họa sĩ, một nhạc trưởng và một dàn nhạc tài hoa:
Sáng ra trời rộng đến đâu
Trời xanh như mới lần đầu biết xanh
Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vẫy cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm...
Còn đọc Bài ca về trái đất, lại gặp một Định Hải thật hồn hậu, trong sáng, nhân Văn:
Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
Hài âu ơi, cánh chim vờn sóng biển
Cùng bay nào, cho trái đất quay...
Cùng với Biết bao điều lạ và một số bài thơ khác, Bài ca về trái đất được phổ nhạc, và hầu như ngày nào, không ở nơi này thì nơi khác trên mọi miền đất nước, các em thiếu nhi vẫn hát lên khát vọng: Trái đất này là của chúng mình... Chắc chắn, khát vọng ấy không riêng chỉ của các em thiếu nhi Việt Nam.
Thiết nghĩ, đối với người viết, để tạo dựng được một cái tên trong bại đọc là một vấn đề không đơn giản, và có lẽ không phải ai cũng làm được. BỞI thế, có người cả đời chỉ làm được một việc duy nhất là đuổi theo một cái bóng. Nếu nhìn lại gần nửa thế kỉ miệt mài trên hành trình sáng tác, có thể thấy Định Hài đạt được ba điều quan trọng: một là, ông từng làm nên một Nguyên Biểu thơ tình hai là, ông thuộc trong số những người nổi tiếng nhất vể thơ viết cho thiếu nhi; 'à ha là, thơ ông có những bài đã và đang được âm nhạc chắp cánh thành tiếng hát yêu thương kết nối tình người...

NGUYỄN TRỌNG HOÀN

Xem thêm >>> Nghị luận về hồn chữ của nhà thơ Y Phương

Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe