Đăng ký

Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống hoặc tác phẩm văn học

A. HƯỚNG DẪN
Đây là kiểu văn biểu cảm. Bài làm cần đạt được những yêu cầu:
•         Cảm nghĩ phải xuất phát từ một hiện tượng đời sống hoặc một tác phẩm văn học (do đề bài quy định).
•         Cảm nghĩ phải chân thực và phong phú, gợi được sự đồng cảm ở người đọc.
•         Dùng văn phong trữ tình (văn phong nghệ thuật) để viết bài văn.
•         Câu viết giàu hình ảnh, nhịp điệu phù hợp, ngôn ngữ chọn lọc.
•         Tránh những cạm nghĩ chung chung, sáo mòn, không có giá trị biểu cảm.
Dưới đây giới thiệu 5 đổ và bài làm: 3 đề cảm nghĩ về đời sống, 2 đề về tác phẩm văn học.

B. GỢI Ý THỰC HÀNH
1) Đề bài: Cảm nghĩ của em trong những ngày đầu tiên bước
vào trường trung học phổ thông.                                                            
2) Bài làm
Thế là từ năm học 2005 - 2006 tôi đã là một học sinh của trường trung học phổ thông huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên, không còn là một cậu bé học sinh trường làng hồi tiểu học hay một học sinh trường trung học cơ sở xã Phụng Công như mấy năm trước.
Hè vừa rồi, đỗ tốt nghiệp THCS vào loại giỏi, tôi được tuyển thẳng vào lớp 10 trường huyện. Đó là mùa hè cuối cùng của tuổi thiếu niên hiếu động, tinh nghịch. Bờ đê lộng gió và nắng với những bãi ngô xanh rờn là nơi tỏi cùng lũ bạn tập trận giả “quân xanh” đánh nhau với “quân đỏ”, và sau đấy là những cuộc tắm táp, vùng vẫy thỏa thích trong dòng nước mát của sông Hồng “đỏ nặng phù sa”...
Nhưng bây giờ tôi đã lớn. Xin tạm biệt tuổi thơ hồn nhiên để bước vào trường trung học phổ thông của huyện. Hình như cái gì đối với tôi cũng đều mới mẻ, khác với trước. Mẹ tôi ra tận phố, Nối mua cho tôi một bộ quần áo mới hợp thời trang, bố tôi đèo tôi bằng xe máy ra Hà Nội đồ sắm cặp, sách vở và đồ dùng học tập, thưởng cho tôi một cái máy tính mà tôi đã mơ ước từ lâu. Đến trường, tôi .không đi bộ như lúc học lớp 9 ngay xã nhà mà đi bằng xe đạp lên trường huyện cách 15 cây sô cùng mấy đứa bạn trong làng. Hôm khai giảng, tôi mặc bộ quần áo mới, đeo một cặp sách nặng sau lưng, dát chiếc Mifa màu xanh ngọc ra cống dưới con mắt nhìn khâm phục và thèm muốn của đứa em gái mới vào lớp 6. Tôi đã thành người lớn, đã là một học sinh THPT của trường huyện - trường lớn nhất và đẹp nhất của huyện Văn Giang ...

Cái cảm giác “người lớn” ấy càng rõ hơn khi tôi cùng lũ bạn đạp xe nhanh như gió, và đoàn xe sắt ấy băng băng như con tuấn mã ra khơi trong bài “Quê hương" của Tế Hanh. Đi học trường huyện bằng xe đạp tung tẩy trong nắng sớm mai của đồng quẽ lộng gió thật thú biết bao, và cái cảm giác ấy theo tôi trên suốt quãng đường 15 cây số đến trường.
Nhưng khi đến trường, tôi bỗng cảm thấy mình như bé lại trước cái cống trường bề thế mang dòng chữ đỏ đậm nét: “Trường Trung học phổ thông Văn Giang” và ngôi trường ba tầng khang trang in bóng trên thảm lúa xanh rờn. Lòng tôi bỗng ngân lên câu thơ của Huy Cận từ những năm nào:
Giờ náo nức của một thời trẻ dại Hỡi ngói nâu, hỡi tường trắng, cửa gương! Những chàng trai mười lăm tuổi vào trường ...
Có phải chính mình cũng là “những chàng trai mười lăm tuổi” lần đầu bước vào cổng trường trung học phổ thông? Cái gì đối với tôi cũng lạ, cũng mới mẻ, mặc dầu tôi đã 9 năm cắp sách đến trường. Sân trường đông vui, tấp nập quá. Những biểu ngữ đỏ chữ vàng, chào mừng năm học mới nổi bật giữa những tán phượng xanh chỉ còn sót lại đôi chùm hoa đỏ của mùa hè. Các bạn học sinh đều mặc quần áo mới, gương mặt vui tươi, đôi mắt sáng long-lanh. Trên hành lang, các thầy, cô đi lại vội vã, bận rộn, chuẩn bị cho lễ khai giảng sắp bắt đầu. Tôi ngước nhìn: toàn những thầy cô lạ tôi chưa hề biết mà chỉ nay mai sẽ dạy tôi. Một cảm giác vừa như sợ vừa cảm phục len lên .trong tôi: thầy, cô nào sẽ dạy minh, thầy, cô nào sẽ làm chủ nhiệm lớp mình? Không biết mình sẽ được học với những thầy, cô hiền hay với những thầy, cô nghiêm? ...
 Bỗng một hồi trống vang lên. Tôi nhanh chóng chạy đến vị trí tập trung của lớp 10A, lớp tôi được tuyển thẳng vào cùng với các bạn - quen ít mà lạ thì nhiều vì-gồm học sinh của các trường THCS trong toàn huyện. Một cô giáo còn trẻ, dáng người nhỏ nhắn thong thả bước đến đứng cạnh chúng tôi, trên tay cầm tờ danh sách lớp. Có tiếng thì thào nho nhỏ: “A! Cô giáo chủ nhiệm”; “Không biết cô dạy môn gì?”; “Hình như cô giáo người Hà Nội ...”. Một cảm giác rất lạ bỗng trào lên trong tôi: tôi cảm thấy quý mến cô ngay từ phút đầu tiên cô đến với lớp và hình ảnh cô giáo trẻ trung, nhỏ nhắn ấy đã thành một ấn tượng không thể nào quên trong cái ngày đầu tiên tôi bước vào trường trung học phổ thông...
Tiếng hô “Chào cờ!” và quốc ca vang lên hùng tráng. Tôi thấy máu trong người cháy mạnh, tim đập nhanh trong cái giờ phút thiêng liêng ấy. Từ giây phút này, tôi đã là người học sinh của trường trung học phổ thông, tôi đã được chứng kiến một buổi lễ khai giảng trọng thế tại một ngôi trường khang trang, đẹp đẽ, tôi đã được sống trong một đại gia đình giáo dục ấm áp, thương yêu giữa những thầy, cô và các bạn mới. Những thầy, cô và các bạn ấy, tôi chưa hề gặp mặt mà sao như đã thấy quen thân, như có một sợi dây vô hình nào đã buộc chặt tôi với mọi người và sẽ gắn bó tôi mãi mãi với mái trường thân yêu này. Tôi hiểu đó là tình thầy trò thiêng liêng, tình bạn cao quý - những tình cảm đã nảy nở rất tự nhiên trong tôi từ lúc nào không biết nữa. Có lẽ nó đã có từ những ngày tôi học tiểu học, trung học cơ sở, nó cứ chắt chiu, gom góp, lớn dần, để rồi hôm nay khi tôi đã lớn, đã thành người học sinh trung học thì cái tình cảm ấy bỗng trào lên mãnh liệt như suối chảy thành sông và sông đổ ra biển lớn - biển yêu thương mà trường học đã cho tôi được đắm mình trong đó.

Xem thêm >>> Tổng hợp bài viết văn nghị luận đầy đủ nhất

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách làm đề văn cảm nghị về một hiện tượng đời sống (hoặc một tác phẩm văn học) mà Cunghocvui muốn gửi đến bạn. Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe