Đăng ký

Lý thuyết Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái chi tiết nhất

Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái là một bài kiến thức tổng quan thuộc chương IV nói về các vấn đề bảo vệ môi trường trong chương trình Sinh học 9. Cunghocvui xin gửi tới các bạn bài lý thuyết và các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái đầy đủ nhất.

A. Lý thuyết bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái

1. Sự đa dạng của các hệ sinh thái

Sự khác nhau giữa các hệ sinh thái dưới nước và hệ sinh thái trên cạn là rất lớn bao gồm cả về những tính chất vật lý, hóa học cũng như sinh học. Các hệ sinh thái trong môi trường tự nhiên được phân loại thành hai kiểu hệ sinh thái chính đó là hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước. Trong đó 

- Hệ sinh thái trên cạn bao gồm các kiểu hệ sinh thái nhỏ sau: thảo nguyên, hoang mạc, nông nghiệp vùng đồng bằng, núi đá vôi.

Sự đa dạng hệ sinh thái

- Hệ sinh thái dưới nước bao gồm hai kiểu hệ sinh thái nhỏ chính. Đó là:

+ Hệ sinh thái nước ngọt. Trong hệ sinh thái nước ngọt lại chia ra làm hai hệ sinh thái nhỏ hơn đó là kiểu hệ sinh thái nước chảy bao gồm các hệ sinh thái sông suối và hệ sinh thái nước đứng bao gồm hệ sinh thái hồ, ao.

Sự đa dạng của các hệ sinh thái

+ Hệ sinh thái nước mặn. Trong hệ sinh thái nước mặn gồm có các hệ sinh thái vùng biển khơi và các hệ sinh thái vùng ven bờ như san hô, rừng ngập mặn, đầm phá,...

Sự đa dạng của các hệ sinh thái

2. Bảo vệ hệ sinh thái rừng

- Hệ sinh thái rừng nói chung và hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới nói riêng từ trước đến nay luôn là nơi sinh sống và phát triển của nhiều loài sinh vật, giúp khí hậu của Trái Đất được điều hòa và giúp hệ sinh thái của Trái Đất luôn ở trạng thái cân bằng. Bởi vậy, khi mỗi người đều có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên của rừng cũng là góp một phần công sức vào việc bảo vệ sự sống của các loài vật và cải thiện môi trường của Trái Đất.

- Rừng ở nước ta chiếm một phần lớn về diện tích và rất đa dạng, phong phú về chủng loại như rừng tre nứa, rừng rậm nhiệt đới, rừng núi đá vôi,...

- Vai trò của rừng trong việc bảo vệ cuộc sống con người là rất quan trọng, chiếm một vị trí không thể thay thế trong việc điều hòa không khí và hơn nữa là trong việc bảo vệ nguồn nước cũng như cải tạo môi trường đất:

+ Rừng bảo vệ nguồn nước ngầm bằng cách cản nước mưa để cho một lượng lớn nước mưa được thẩm thấu vào lòng đất và lớp thảm mục chứ không bị trôi tuột. Vì vậy dẫn đến đất không bao giờ trong trạng thái bị khô cằn.

+ Khi có rừng, nước chảy từ một độ dốc lớn khi gặp các gốc cây sẽ bị giảm tốc độ, lực nước cũng giảm dẫn đến việc đất ít bị xói mòn.

- Một số biện pháp để bảo vệ hệ sinh thái rừng và hiệu quả của biện pháp:

Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng Hiệu quả của biện pháp
Khai thác các nguồn tài nguyên thuộc hệ sinh thái rừng ở mức độ phù hợp và có kế hoạch khai thác và cải tạo từ trước Không để để rừng rơi vào trạng thái cạn kiệt về nguồn tài nguyên thiên nhiên
Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc Chống xói mòn đất và giảm sự tàn phá của các hiện tượng thiên tai, bão lũ
Các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng quốc gia được xây dựng và quy hoạch Các hệ sinh thái quan trọng được bảo vệ, tránh được tình trạng cạn kiệt các nguồn gen quý hiếm
Phòng chống cháy rừng Tài nguyên rừng được bảo vệ
Có kế hoạch phát triển dân số và quản lý được việc di chuyển nơi ở của người dân Hạn chế tình trạng việc rừng phải rơi vào trạng thái bị khai thác nguồn tài nguyên một cách quá mức cho phép
Hạn chế việc phá rừng để định canh, định cư của một số dân tộc thiểu số ít người Tài nguyên rừng được bảo vệ và không để xảy ra tình trạng rừng đầu nguồn bị phá hủy
Tuyên truyền và giáo dục về vai trò của rừng, tác động đến ý thức người dân Từ ý nghĩ đến hành động, người dân sẽ có ý thức hơn trong việc trồng và bảo vệ hệ sinh thái rừng.

Bảo vệ hệ sinh thái rừng

3. Bảo vệ hệ sinh thái biển

- Hệ sinh thái biển là một khoảng bao la, khổng lồ, chiếm một lượng 75% nếu xét về diện tích so với bề mặt của Trái Đất. Ngày nay, tài nguyên biển đang bị rơi vào trạng thái cạn kiệt nguyên nhân là do sự khai thác quá mức, không có kế hoạch của con người. Tình trạng này dẫn tới một vấn đề là một số nguồn gen quý và một số loài sinh vật biển đứng trước nguy cơ tuyệt chủng,

Một số tình huống Các biện pháp bảo vệ
Khai thác các sinh vật biển một cách bừa bãi, không có kế hoạch Việc khai thác cần được kiểm soát một cách chặt chẽ, nghiêm cấm các hành vi đánh bắt trái phép
Các động vật bị thu hẹp và hủy hoại về môi trường sống Cải tạo và bảo vệ môi trường biển
Nguồn nước biển bị ô nhiễm bởi các chất độc hại như xăng, dầu, nilon Cải tạo nguồn nước, xử nguồn nước của sông suối trước khi đổ ra biển
Các hoạt động cộng đồng về bảo vệ môi trường Nâng cao tinh thần, ý thức người dân về việc cải tạo và bảo vệ môi trường biển

4. Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp

- Nông nghiệp là nơi cung cấp một nguồn nguyên liệu sản xuất cũng như cung cấp lương thực, thực phẩm cho hoạt động sống của con người được diễn ra một cách ổn định.

- Là một nước có truyền thống về nông nghiệp, Việt Nam sở hữu một hệ sinh thái nông nghiệp đa dạng, phân bố rải rác khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam với nhiều chủng loại phong phú và đa dạng từ cây nông nghiệp ngắn ngày như lúa (trồng nhiều ở các vùng đồng bằng như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long),... các cây công nghiệp lâu năm như chè, bông, cà phê, cao su (trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên),... đến các loại cây hoa quả đặc trưng của từng vùng miền như mít, sầu riêng, vải, thanh long (trồng nhiều ở vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long),...

- Do điều kiện về địa lý cũng như khí hậu là khác nhau mà mỗi nơi đều có một biện pháp riêng để bảo vệ cũng như cải thiện nền nông nghiệp để cho ra những sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt.

hệ sinh thái nông nghiệp

B. Bài tập bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái

Câu 1: Hãy phân tích nhận định sau: "Nước ta là một nước có hệ sinh thái nông nghiệp phong phú" và hãy nêu một số biện pháp để bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp?

Hướng dẫn trả lời:

- Nước ta là một nước có hệ sinh thái nông nghiệp phong phú trải dài từ Bắc vào Nam bởi hai yếu tố sau:

+ Đa dạng về chủng loại cây trồng từ cây nông nghiệp ngắn ngày như lúa, ngô, lạc,... các cây công nghiệp lâu năm như chè, bông, cà phê, cao su,... đến các loại cây hoa quả đặc trưng của từng vùng miền như mít, sầu riêng, vải, thanh long,...

+ Số lượng vùng sinh thái nông nghiệp nhiều như một số vùng sinh thái công nghiệp lớn như vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.

- Một số biện pháp để bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp như cải tạo và bảo vệ môi trường đất, phủ xanh đất trống đồi trọc, lựa chọn loại cây phù hợp với từng vùng đất khác nhau.

Câu 2: Hãy chỉ ra một số biện pháp để cải thiện hệ sinh thái rừng?

Một số biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng ở nước ta:

- Khai thác các nguồn tài nguyên thuộc hệ sinh thái rừng ở mức độ phù hợp và có kế hoạch khai thác và cải tạo từ trước

- Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc

- Các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng quốc gia được xây dựng và quy hoạch

- Có kế hoạch phát triển dân số và quản lý được việc di chuyển nơi ở của người dân

- Hạn chế việc phá rừng để định canh, định cư của một số dân tộc thiểu số ít người

- Tuyên truyền và giáo dục về vai trò của rừng, tác động đến ý thức người dân

Tham khảo thêm >>> Giải bài tập sách giáo khoa Sinh 9 bài 60 Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái

Với bài viết bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái 9, Cunghocvui đã đem đến cho các bạn những kiến thức đầy đủ nhất. Nếu có đóng góp gì cho bài viết bài 60 bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái, hãy để lại comment dưới phần bình luận nhé!

shoppe