Đăng ký

Làm sáng tỏ nhận định của M. Go - rơ - ki nói: “Kịch đòi hỏi những tình cảm mãnh liệt”.

3,283 từ

M. Go-rơ-ki nói: “Kịch đòi hỏi những tình cảm mãnh liệt”. Anh (chị hiểu thế nào về ý kiến đó? Hãy làm sáng tỏ qua các trích đoạn kịch yêu và thù hận (Rô-mê-ô và Giu-li-ét), Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Vũ Như Tô)

Người nghệ sĩ ở mọi thời đại đều thiết kế và khoác lên mình những đứa con tinh thần của mình những tấm áo khoác phù hợp với thời đại đó. Và ứng với mỗi thể loại văn học sẽ là một tấm áo khoác lộng lẫy làm nên nét đặc trưng rất riêng của thể loại đó. Về đặc trưng của thể loại kịch thì M.Gorki khẳng định: " kịch đòi hỏi những tình cảm mãnh liệt".

Ý kiến trên của M.Gorki đã gây tranh luận và làm tổn không ít giấy mực của giới nghiên cứu. Song để đi đến sự thống nhất và đưa ra kết luận cuối cùng thì không phải là điều dễ. Bởi vậy vấn đê đặt ra ở đây là chúng ta hiểu như thế nào về ý kiến đó? Đồng thời cùng nhau làm sáng tỏ ý kiến trên qua các trích đoạn kịch: "Tình yêu và thù hận" (trích Rô-mê-ô và Giu-li-et), "Vĩnh biệt cửu trùng đài" (trích Vũ Như Tô)
 
Kịch là một trong ba loại hình văn học (kịch, tự sự và thơ chữ tình). Kịch suất hiện đầu tiên ở Pháp. Với những ưu diêm vốn có nên thể loại kịch đã "vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn" của nước Pháp để phát triển rộng khắp trên thế giới trong đó có Việt Nam. Có những tác phẩm kịch diễn tả lại những sung đột kịch tính của cuộc sống hằng ngày như: Rômêô và Giuliet nhưng cũng có những tác phẩm kịch ghi lại diễn biến xung đột kịch lịch sử như "Vũ Như Tô". Song bất cứ một tác phẩm kịch nào, dù Việt Nam hay nước ngoài cũng đều hấp dẫn lôi cuốn bạn đọc bằng những sung đột kịch. Mà những sung đột kịch lại được xây dựng dựa trên những tình cảm mãnh liệt. Tình cảm ở dây rất phong phú và đa dạng bao gồm tình cảm cha con, tình cảm bạn bè, tình cảm nam nữ. Tất cả những tình cảm được đưa vào tác phẩm kịch đều phải đạt đến mức mãnh liệt.

Bất kỳ một tác phẩm kịch nào cũng chia thành năm cấp độ khác nhau: Mở đầu, thắt nút, phát triển, cao trào và mở nút. Những tình cảm trong tác phẩm kịch cũng phát triển theo năm cấp độ trên. Bởi vậy kịch đòi hòi những tinh cảm mãnh liệt là điều hiển nhiên khó có thể phủ nhận nếu nội dung một tác phẩm nào đó chỉ diễn ra những thứ tình cảm chung chung không gay gắt quyết liệt thì đó lại thiên về thể loại tự sự. Hay có tác phẩm lại là những thứ tình cảm thấm đẫm chất trữ tình thì đó chính là thể loại thơ trữ tình. Mà chỉ là những tình cảm mãnh liệt, những tình cảm diễn ra gay gắt quyết liệt tưởng chừng như không thể giai quyết được mới gọi là thể loại kịch. Mấu chốt xuyên suốt mọi tác phầm kịch đó là xung đột. Những xung đột kịch được tạo dựng từ những mâu thuẫn tình cảm "không thể giải quyết được". Nhân vật kịch mang trong mình không chỉ những say mê, khát vọng lớn mà mang cả mang cả những lầm lạc trong hành động và tư duy không bao giò chịu khuất phục hoàn toàn. Nhân vật kịch bướng bỉnh vùng lên chống lại số phận, thách thức số phận. Đó chính là những hành động xuất phát từ nhũng tình cảm mãnh liệt mà kịch đòi hỏi.

Trọng trích đoạn "Tình yêu và thù hận", sếchxpia đã khiến mọi độc giả đều phải trầm trồ ngưỡng mộ trước một tình yêu mãnh liệt giữa chàng Rômêô và nàng Giuliet. Trong xã hội phong kiến xưa mọi lễ giáo cố hủ lạc hậu đã khiến cho con người không có quyền lựa chọn hạnh phúc của riêng mình. Chàng Rômêô và nàng Giuliet yêu nhau say đắm và cuồng nhiệt. Đó là một tình yêu lứa đôi rất sáng trong và thánh thiện. Tưởng chùng hạnh phúc sẽ là kết quả của tình yêu đó. Nào ngờ chỉ vì hận thù giữa hai gia đình mà họ bị ràng buộc cấm đoán, không cho phép họ đến với nhau. Song xuất phát từ tình yêu đích thực đạt đến độ mãnh liệt đôi nam nữ này không chịu đầu hàng hoàn cảnh. Họ tìm mọi cách để đến được với nhau. Nàng Giuliet đã giả chết bằng giấc ngủ để minh chứng cho tình yêu đó và hơn thế là muốn xóa đi hận thù giữa hai dòng họ để tình yêu của họ có thể nở hoa kết trái. Oái oăm thay là chàng Rômêô lại lầm tưởng người yêu mình đã chết. Giờ đây tình yêu đã trở thành sức mạnh vô biên khiến chàng sẵn sàng tự tử theo Giuliet để giữ trọn tình cảm với người con gái minh yêu. Khi Giuliet tỉnh dậy thấy người yêu chết bên cạnh mình nàng cũng chọn cái chết cùng người yêu. Thế mới biết tình cảm giữa họ sâu nặng và mãnh liệt đến nhường nào. Như vậy những mâu thuẫn, xung đột quyết liệt của tác phẩm kịch được giải quyết thông qua tình cảm mãnh liệt của đôi uyên ương này. Chính cái chết của một mối tình trong sáng thủy chung đã thức tỉnh và xóa đi sự hận thù giữa hai dòng họ. Và cũng chính tình cảm mãnh liệt đã đưa tác phẩm kịch đạt đến đỉnh cao của cái chân - thiện - mĩ.

Để đưa ra lời khẳng định của mình thì M. Gorki phải là người nghiên cứu và tìm hiểu rất nhiều về thể loại kịch. Cũng như để khẳng định ý kiến của M.Gorki là đúng thì chúng ta cần phải tìm hiểu thực tiễn tác phẩm cả trong nước và ngoài nước. Đối với Việt Nam thì trích đoạn "Vĩnh biệt Cửu trùng đài" là một trích đoạn tiêu biểu để khẳng định ý kiến của M.Gorki: "kịch đòi hỏi những tình cảm mãnh liệt". Đoạn trích trên thuộc hồi V (Một cung cấm) của vở kịch. Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô với những người thợ lành nghề và người dân lao động, Trịnh Duy Sơn cầm đầu một phe cánh đối nghịch trong triều đình đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ thuyền làm phản, giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô. Đam Thiềm và thiêu hủy Cửu Trùng Đài. Đó là nội dung chính của trích đoạn. Bằng tài năng và trí tuệ của mình, Nguyễn Huy Tưởng đã khéo léo dẫn dắt độc giả đến với những xung đột kịch. Tất cả những xung đột kịch đều bắt đâu từ những tình cảm mãnh liệt của tác phẩm. Ban đầu là tên hôn quân bạo chúa Lê Tương Dực vì muốn thỏa mãn thú vui với các cung nữ nên khát khao xây dựng Cửu Trùng Đài. Sau đó là hoài bão cháy bỏng của Vũ Như Tô "ta chỉ có một hoài bão là tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây dựng cho nòi giống một tòa dài hoa lệ, thách car những công trình sau trước, tranh tinh xáo với hóa công". Vũ Như Tô quyết "sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài" nhưng rút cục cũng chỉ là giã tràng xe cát mà thôi.
 
Và cuối cùng Vũ Nhu Tô đã rơi vào bi kịch của cái chết, còn Cửu Trùng Đài cũng định phá hủy. Có thể nói tù cách diễn tả không khí, nhịp điệu của sự việc, cách dẫn dắt xung đột kịch tính đến những đặc sắc về ngôn từ đều tập trung làm nổi bật tình cảm mãnh liệt của tấn bi kịch lịch sử. Có thể nói tình cảm diễn ra trong đoạn trích này là cao trào của toàn vở kịch. Nó làm nổi bật tình cảm "có một không hai của Vũ Như Tô với Cửu Trùng Đài. Dù chết Vũ Như Tô cũng không chịu rời xa Cửu Trùng Đài. Bên cạnh đó là sự mâu thuẫn trong quan hệ giữa Vũ Như Tô, Đan Thiềm với bọn Trịnh Duy Sơn. Tất ca những điều đó là cốt lõi của vở kịch và đưa vở kịch đạt đến sự thành công của nghệ thuật. Đồng thời cũng đã đáp ứng được yêu cầu của kịch là "kịch đòi hòi những tình cảm mãnh liệt" Từ những phân tích trên chứng tỏ ý kiến của M.Gorki về thể loại kịch là hoàn toàn đúng đắn. Và thứ tình cảm mãnh liệt mà M.Gorki đề cập đến ở đây có thể là mâu thuẫn với nhau, có thể là hòa hợp lẫn nhau, miễn sao phải những tình cảm mãnh liệt. Bởi đòi hỏi tất yếu của bất cứ tác phẩm kịch nào cũng là nhũng tình cảm mãnh liệt. Nếu thiếu đi những tình cảm mãnh liệt thì tác phẩm đó không còn được coi là tác phẩm kịch nữa. Phải chăng thành công của mọi tác phẩm kịch cũng như tên tuổi của mọi tác phẩm kịch không phải là điều gi khác ngoài những tình cảm mãnh liệt diễn ra trong đó.

Trải qua biết bao sự băng hoại của thời gian nhưng ý kiến trên của M.Gorki vẫn còn giữ nguyên cái chân giá trị của nó. Đồng thời có ý nghĩa to lớn về lý luận, về sáng tác cũng như định hướng người đọc tiếp nhận thề loại kịch.