Dàn ý nghị luận Tôn sư trọng đạo
Trong bài nghị luận tôn sự trọng đạo này ngoài đưa ra khái niệm về tôn sư trọng đạo là gì, ca dao tục ngữ về tôn sư trọng đạo thì Cunghocvui cũng gửi đến bạn những biểu hiện của tôn sư trọng đạo trong cuộc sống.
I) Dàn ý nghị luận về tôn sư trọng đạo
1. Mở bài
- Vấn đề cần nghị luận
- Quan điểm của bản thân
2. Thân bài
a) Tôn sư trọng đạo là gì?
- Tôn sư:
- Tôn là tôn trọng, kính trọng, đề cao
- Sư là người thầy dạy học, dạy người, dạy chữ
=> Tôn sư nghĩa là tôn trọng, đề cao, kính trọng người thầy đã dạy mình học, dạy mình viết chữ và dạy mình làm người.
- Trọng đạo:
- Trọng: coi trọng, tôn trọng
- Đạo trong đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người
=> Trọng đạo được hiểu là người làm trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy vì đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người.
b) Phân tích
- Đây là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống có từ lâu đời
- Đề cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy
- Các câu ca dạo tục ngữ về tôn sư trọng đạo:
+) "Không thầy đố mày làm nên": không có người thầy dạy học, dạy ta làm thì ta không thể làm được điều đó
+) "Học thầy không tầy học bạn": bạn cũng chính là mọt người thầy cho ta thêm kiến thức
+) "Tam nhân đồng hành tất hữu vi sư": ba người cùng đi trên một đường, ắt sẽ có người là bậc thầy của ta.
+) "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư": dù người dạy chỉ dạy một chữ thì cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
+) "Trọng thầy mới được làm thầy": không tôn trọng thầy và đạo học của thầy thì không thể làm thầy thiên hạ được
=> Kết luận: Tầm quan trọng của việc tôn trọng người thầy, tôn trọng đạo học được gói gọn đầy đủ ý trong "tôn sư trọng đạo"
c) Chứng minh
Những người thầy xưa, người thầy lớp trước chính là biểu hiện của tôn sư trọng đạo như:
- Đời nhà Trần có thầy Lê Văn Hưu, thầy Chu Văn An, thầy Nguyễn Phi Khanh
- Đời nhà Lê có thầy Trần Ích Phát
- Đời nhà Mạc có thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Thế kỉ 19 có thầy Cao Bá Quát, thầy Nguyễn Đình Chiều dạy người cao hơn dạy chữ
- Những năm đầu thế kỉ XX có thầy Nguyễn Thức Tự dạy học trò trở thành những chiến sĩ yêu nước như cụ Phan Bội Châu, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Lê Văn Hân,...
Và đặc biết là không thể quên được người thầy mang tên Nguyễn Tất Thành, người thầy cùng với học trò xuất sắc như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp làm rạng rõ non sông đất nước.
d) Bình luận
- Ý kiến của bản thân
- Liên hệ bản thân
3) Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận
- Rút ra bài học cho bản thân
II) Bài làm
Ở nước ta, "tôn sư trọng đạo" chẳng còn là vấn đề xa lạ gì nữa, nó không đơn giản là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống bao nghìn năm nay của dân tộc Việt Nam. Cuộc sống còn cần kiến thức đến bao giờ, con người còn sự văn minh thì người thầy còn được tôn trọng. Nhưng liệu loài người có chịu quay trở về cái thời ăn lông ở lỗ nữa không? Bởi vậy chuyện con người không cần kiến thức, mất đi tính văn minh là điều dường như chẳng thể.
Vậy "tôn sư trọng đạo" là gì? Trong "tôn sư" thì tôn là tôn trọng, kính trọng, đề cao; sư là người thầy dạy học, dạy người, dạy chữ. Tôn sư nghĩa là tôn trọng, đề cao, kính trọng người thầy đã dạy mình học, dạy mình viết chữ và dạy mình làm người. Còn trong "trọng đạo", Trọng nghĩa là coi trọng, tôn trọng; đạo là đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người. Trọng đạo nghĩa là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy vì đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người.
Bởi vậy dù ở thời kì lịch sử nào, xã hội nào thì "tôn sư trọng đại" vẫn là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, bởi một phần nó là truyền thống nên cần được tiếp tục phát huy và gìn giữ. Phát triển hay giữ gìn được nền tảng đạo đức thì xã hội mới văn minh.
Nhân dân ta cũng có những câu ca dao tục ngữ về tôn sư trọng đạo mà chứa những ý nghĩa sâu sắc. Những câu ca dao đó vừa tôn vinh người thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người.
"Không thầy đố mày làm nên"
Câu nói có ý người thầy chính là người vạch đường chỉ lối cho mỗi người, bởi vậy mà công ơn của người thầy ngang hàng với vị trí của cha mẹ "Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy". Và chúng ta cũng luôn tự nhắc nhắc bản thân:
"Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Người làm thầy dù ở bất kì xã hội nào cũng đều luôn được xã hội tôn trọng "nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Bởi vậy mà "tôn sư trọng đạo" đã không còn chỉ là vấn đề quan niệm sống mà còn là phạm trù đạo đức. Tuy vị trí của người thầy không còn tuyệt đối như thời xưa nữa nhưng hiện tại thì "nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý".
Thực tế hiện nay, vấn đề "tôn sư trọng đạo" ngày nay còn nhiều điều cần phải bàn đến. Thầy cô giáo phải đứng trước nhiều khó khăn của cuộc sống nhưng vẫn ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền đạt cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Và bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính trọng thầy cô giáo thì cũng không có ít bạn quên đi nhiệm vụ làm tròn nghĩa vụ làm trò. Những người học sinh đó đã vô tình hay cố ý vi phạm làm đau lòng thầy cô giáo. Có những câu chuyện đau lòng thật mà chúng ta không muốn nhắc đến về hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với chính những người ngày đêm thao thức để truyền đạt điều hay lẽ phải, dạy ta trở thành người.
Xã hội ngày càng văn minh hơn thì càng cần phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Người thầy ở hiện đại không chỉ đơn giản dừng lại là người truyền đạt tri thức mà còn trở thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường để đi đến tri thức. Tuy có sự thay đổi nhưng vị trí của người thầy trong xã hội không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy, thậm chí ngày càng quan trọng hơn. Xã hội dù có đi đến đâu thì vẫn luôn có những người muốn học và có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo.
Đặc biệt với truyền thống dân tộc Việt Nam ta thì "tôn sư trọng đạo" như là một điều hết sức tốt đẹp. Trước xã hội đầy rẫy những hiện tượng đi xuống về vấn đề đạo đức học đường chúng ta cần phải có những hành động cần thiết và cấp thiết để nhắc nhở từng người nhìn lại chính cách ứng xử của mình với người làm thầy trong xã hội.
Xem thêm >>> Nghị luận xã hội về giá trị của thời gian
Kĩ năng làm văn nghị luận xã hội
Trên đây là bài viết nghị luận tôn sư trọng đạo mà Cunghocvui muốn gửi đến các bạn, chúc học tập tốt <3