Đăng ký

Kể về một giờ Toán học

2,408 từ

Kể về một giờ Toán học

Dân Toán lớp tôi quả thật là đặc biệt với những anh chàng mọt sách mà nghịch như quỷ sứ. Môn học ưa thích nhất: Toán. Môn học đáng sợ nhất: Toán. Tiết học sôi nổi nhất: Toán. Và tiết học căng thẳng nhất cũng Toán. Có lẽ do vậy mà giờ Toán nào lớp tôi cũng nghiêm túc, vui vẻ, hào hứng, sôi nổi... và cực kì căng thẳng dưới ánh mắt theo dõi của cô giáo chủ nhiệm. Tuy nhiên, tiết học vẫn luôn đạt được thành công như mong muốn, và giờ Toán hôm thứ hai tuần trước cũng là một ví dụ.

Hôm đó lớp tôi có hai tiết Toán của cô giáo chủ nhiệm những tiết đầu đã bị cái lễ “Đại hội Chi đội” chiếm hết veo. Hầu hết chẳng ai muôn điều này, đại hội diễn ra không tốt đẹp lắm và thời gian còn lại của lớp cô giáo quở trách gay gắt. Còn tiết thứ hai, cũng là tiết học cuối cùng trong ngày. Sau giờ Địa trôi qua một cách chậm chạp, cả lớp dường như chỉ mong có được một cái gối mà vò đầu vào đánh một giấc. Quản ca đứng dậy ra lệnh uể oải nghe như lời van xin “Cả lớp hát chuyển tiết”. Cả lớp ê a: “Lớp chúng mình rất rất vui...”. Giọng hát vang lên với “nhịp điệu sâu lắng như lời ru của mẹ” cứ nhỏ dần, nhỏ dần. Thế rồi tiếng ca cũng tắt lịm, “sếp Linh” hớt hơ hớt hải chạy vào lớp, nói không ra hơi: “Mình vừa nghe cô nói, hôm nay sẽ kiểm tra mười lăm phút Toán”. Tin giật gân làm cả lớp “hóa đá”. Mười giây sau, cả lớp đều chăm chú “nghiền nát” quyển sách giáo khoa. Thế rồi “Tùng! Tùng! Tùng!” ba tiếng trống báo hiệu vào giờ học vang lên như ba phát súng bắn vào tim chúng tôi. Cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp, ôn tồn nói: “Các em chúng ta vào giờ học!”

Cả lớp ngồi im thin thít, năm mươi sáu cặp mắt chăm chú dõi theo từng hành động của cô. Hình như cô cũng biết tin tức đã ngay lập tức được lan truyền, cô nhìn nét mặt lo âu, tức cười của đám học trò cứng. Tôi cảm thấy như trong đối mắt cô xuất hiện một điều gì đó gần như là sự khoái chí, thích thú. Và cô tuyên bố cái điều mà chúng tôi đang không mong chờ một chút nào: “Trước khi vào bài, chúng ta sẽ làm kiểm tra mười lăm phút, các em lấy giấy ra chuẩn bị”. Đến cô cũng nhận thấy giấy kiểm tra đã được chuẩn bị chu đáo trên bàn từ trước, và tất cả những lời nói của cô chỉ đem lại một kết quả: Mặt đứa nào cũng đều xanh xao, lo lắng như thể cô vừa thông báo lớp ta có người bị SARS. Một cách vô cùng thích thú, cô mỉm cười rồi chiếu đề bài ở phim trong lên. Cả lớp rơi vào một trạng thái yên ắng lạ thường nhưng chỉ là trong vẻn vẹn mười lăm giây, đã bắt đầu xuất hiện nhiều cánh tay giơ lên hỏi đề bài ở phía cuối lớp do độ phóng to của máy chiếu không được lớn lắm. Năm phút... Mười phút... Mười lăm phút trôi qua nhanh như tên bắn. Cô phá sự yên ắng, gấp gáp trong lớp bằng một câu hỏi khủng khiếp: “Cả lớp, chúng ta thu bài nhé?”. Cả lớp chỉ kêu oai oái, rồi tìm ra đủ lí do để kéo dài thời gian, chẳng ai là ngoan ngoãn nộp bài cả. Quyết định trong vòng hai giây, cô giơ tay ra hiệu cho lớp trật tự rồi nói: “Thôi được, năm phút thôi nhé!”. Cả lớp reo vang và cũng kết thúc năm giây ngắn ngủi, trong lớp chỉ còn lại tiếng bút đưa nhanh trên trang giấy. Xong bài, tôi kiểm tra lại kết quả bằng máy tính cho chắc chắn. Hết thời gian, cô gõ thước xuống bàn một lần nữa, các bạn tổ trưởng đứng dậy thu bài. Làm bài đúng và hoàn chỉnh, tôi và nhiều bạn thở phào, vui vẻ trao đổi đáp số. Nhưng cũng có một số bạn mặt ĩu xìu, thẫn thờ như thể: “Ước gì đây chỉ là giấc mơ, một giấc mơ thôi”. Chúng tôi lấy sách vở ra và học bài mới.

Hôm đó, chúng tôi học bài “Lũy thừa của một số hữu tỉ”. Có lẽ vì sự lo lắng đã thổi bay cơn buồn ngủ mà giờ học lại trở nên vui vẻ, sôi nổi như trước. Đối với lớp tôi lí thuyết được tiếp thu nhanh hơn và kĩ hơn các lớp thường, nhất là trong ngày hôm nay. Ai cũng chăm chu lắng nghe, cẩn thận ghi chép và giơ tay phát biểu rào rào. Dường như lời giảng kĩ càng, chu đáo thường ngày cửa cô đi vào trí nhớ chúng tôi dễ dàng hơn trước. Cô kết thúc phần lí thuyết bằng một ví dụ đơn giản trong sách giáo khoa, nên bạn nào cũng muốn tranh nhau xin giải. Cô giáo có vẻ hài lòng, cô đảo mắt nhìn quanh “giữa rừng cờ tay vẫy xin gọi” để tìm những bạn không chăm chú, rồi mời một bạn học kém lên trả lời. Mỗi khi quay lên bảng viết bài, cô không chỉ viết mà còn vận động thính giác đến mức tối đa, cô có thể gọi đúng tên đứa học trò nào đáng mấp máy nói chuyện, chính xác đến nỗi chúng tôi tưởng tượng cô còn có một cặp mắt đằng sau lưng. Sau khi cô chép đề bài phần luyện tập lên bảng, tất cả cùng say sưa suy nghĩ, trao đổi ý kiến với bạn bên cạnh tìm cách giải. Trong lúc ấy, cô giở tập bài kiểm tra ra xem. Thỉnh thoảng cô lại mĩm cười hay nheo mắt lại, tôi đoán chắc chắn một tên ngố nào đó đã sáng tác ra những định luật Toán học cực kì mới lạ. Dời mắt khỏi tập bài, cô ngước lên nhìn một số bạn rồi lắc đầu, tuy không rõ lắm nhưng tôi cũng hình dung ra cảm giác kinh khủng của các bạn ấy. Khi cả lớp đã làm xong bài, gọi một số bạn lên chữa bài. Quả thật, lúc đầu tôi cảm thấy bài tập nào cũng rắc rối, hóc búa, nghĩ mãi mới tìm ra đáp số, vậy mà chỉ sau mấy câu lí luận cơ bản, dễ hiểu, cô đã giúp chúng tôi giải quyết hết những thắc mắc trong bài. Có lẽ cô đã nói đúng: “Trong một bài toán có bao nhiêu cách giải, tìm được một hướng giải độc đáo, bất ngờ là một niềm hạnh phúc không có gì thay thế được”.

Thời gian cứ trôi, biết bao tiết học như thế đã đi qua, cô và chúng tôi gắn bó với nhau trong tình yêu thương, trong mơ ước về tương lai.

shoppe