Đăng ký

Hướng dẫn chi tiết bài thơ Ánh trăng trong Ngữ văn 9

2,067 từ

 Ánh trăng được viết vào năm 1978, tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi đất nước thống nhất được ba năm. Tác phẩm là những suy ngẫm của tác giả về thái độ, lối sống của con người trước quá khứ gian lao, tình nghĩa. Và những suy ngẫm đó được thể hiện qua hình ảnh vầng trăng giàu giá trị ý nghĩa.

 Ánh trăng

I.   Bài thơ ghi lại cảm xúc riêng của nhà thơ. Đó là những dòng tự sự từ một khoảnh khắc bùng vỡ trong một không gian mới, hoàn cảnh sống mới:

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn - đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Trong khoảng tối bắt gặp ánh sáng bất chợt ấy, chính cái ánh sáng gần như muôn đời của “vầng trăng tròn” đã khơi lại kí ức tưởng như đã ngủ quên trong lòng của nhà thơ.

Phân tích hình ảnh ánh trăng trong bài thơ cùng tên của Nguyễn Duy

II.    Đúng vậy! Ánh sáng nhàn lạo vụt tắt, tât nhiên khoảng không trong tòa nhà cao tầng "tối om”. Phản ứng tự nhiên của con người là tìm nguồn sáng mời. Và có lẽ không có nguồn ánh sáng dự phòng nào (đèn dầu, đèn cầy, ...) nên nhà thơ đã "vội bật tung cửa sổ”, rồi sững lặng trước "vằng trăng tròn”! Cái ánh sáng tự nhiên, cái “vầng trăng trò:i” gân như vĩnh cửu ấy đã là nguồn câm hứng của những vần thơ nhớ về...

Như bao bài thơ ngũ ngôn khác, mỗi khổ thơ có bốn câu, kết cấu bằng vần chéo (bể/kỉ - đồng/rừng) với thứ ngôn ngữ gợi không gian bình dị (đồng, sông, bể, rừng) gắn liền với hoạt động cửa từng độ tuổi. Nét mới của bài thơ là chí chữ mô đầu của mỗi khổ thơ được viết hoa. Có lẽ nhà thơ muốn giói thiệu sự chuyến dịch liền mạch của thời gian trong quá trình hoạt động của mình tư "hồi nhỏ” cho tới “hồi chiến tranh”. Bao nhiêu không gian, bao nhiêu hoàn cảnh đổi thay! Hồi nhỏ thì câu cá ờ cống Na, tìm bắt chim sẻ, ăn trộm nhãn chùa Trầm... Lớn lên thì ở rừng để đánh giặc. Bao hình ảnh ấy thật khó quên. Nhưng một mình thầm lặng trong đêm, cuối cùng nhà thơ nhận ra “vầng trăng thành tri kỉ”, là người bạn rất thân của nhà thơ. Người bạn rất thân ấy được miêu tả như thế nào?

Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ


Không che đậy, không giấu diếm khi xuất hiện giữa vũ trụ bao la. Thật thà, tự nhiên “như cây cỏ”. Sự mượt mà, xanh tươi và hiền dịu ấy phủ trùm lèn tất cả, soi sáng cho mọi người chứ chẳng riêng cho một ai. Trăng chân chất, trăng thật thà, năng dịu hiền, chứ không lả lơi lãng mạn “nằm sõng soài trên cành trúc” như trong thơ Hàn Mặc Tử, hay trăng trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du. Trăng “hồi nhỏ” với trăng “hồi chiến tranh” cũng thế, như là người bạn. Hai câu thơ với hình ảnh ẩn dụ đã làm nổi bật bản chất hiền dịu, biết cảm thông khiến nhà thơ:

Ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa


Vâng, con người thường có cảm giác ấy khi một mình đối diện với trăng. Nhưng hoàn cảnh biến đổi thì cảm giác của con người cũng thường thay đổi theo. "‘Từ hồi về thành phố”, đời sống vật chất cũng đổi thay. Làn trại, cây rừng mắc võng trỏ nên xa xăm trước những ngôi nhà cao tầng. Trong những ngòi nhà có nhiều ô “cửa gương” ây, bóng tối được xóa tan trong tích tắc bởi “ánh điện”. Ngày qua tháng, tháng qua năm, ... người xưa quen vời tiện nghi ấy nên thấy:

Vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

Đọc đi đọc lại hai câu thư trên, người đọc cảm nhận nỗi buồn vương vấn trong hai câu thơ: nỗi buồn trách cứ. Trăng vẫn là trăng muôn thuở, còn con người thì tâm trạng đổi thay! Ai buồn ai, dù với khoa học thì trăng chỉ là đất đá?

“Có mới nới cũ”, “được đèn quên trăng”,..., thế ra tâm lí “phụ bạc ” với quá khứ ấy đã được tiền nhân đúc kết. Tiền nhân cũng nhắc nhỏ đời cần “cái thủy cái chung”. Bởi vậy đối diện với trăng trong hoàn cảnh “điện tắt - tối om”, nhà thơ đã thầm lặng:

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
 

Cái hay của khổ thơ là ở nghệ thuật lặp lại từ không chỉ để tạo sự nhất quán về nội dung với khổ thơ đầu mà còn để diễn tả tâm trạng vừa hối hận vừa bồi hồi xúc động. “Ngửa mặt” “nhìn mặt”, nhìn trăng, nhà thơ chợt nhơ “đồng , sông, bể”, nhớ về “hồi nhỏ”; nhìn trăng, nhà thơ chợt nhơ “rừng”, nhơ “hồi chiến tranh”. Trăng gắn với người, trở thành “tri kỉ” của người suốt cả khoảng đời khốn khổ. Phần đời còn lại:

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.

Nghệ thuật đối lập ý đã được vận dụng để diễn đạt bản chất của trăng và cách cư xử của con người. Ấn dụ “tròn vành vạnh” chính là ân nghĩa thủy chung trước sau như một, chẳng quan tâm gì đến “người vô tình”. Nhưng chính cái nhìn tự tại, cái nhìn “im phăng phắc” ấy đã làm nhà thơ phải “giật mình” về thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của mình trước người “tri kỉ” thời ấu thơ, thuở khốn khó.

 
III.    Từ một khoảnh khắc tình cờ của sự việc điện bị cúp, Nguyễn Duy đã viết "bản lự kiểm'' về cách ứng xử “được đèn phụ trăng” của mình. Đọc bài thơ. ta nghĩ rằng chuyện riêng của nhà thơ có ý nghĩa vời nhiều người, với nhiều thế hệ. Nó giúp ta sống thủy chung, ẩn nghĩa với quá khứ nối tiếp truyền thông “uống nước nhớ nguồn” của tiền nhân.

 

Mong rằng bài viết trên của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích!

 

shoppe