Đăng ký

Hãy trình bày quan niệm của anh (chị) về lòng yêu nước thông qua các ác phẩm văn học

3,144 từ

Từ các bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ , Đây mùa thu tới, Thơ duyên, Trường giang , Chiều xuân …. Hãy trình bày quan niệm của anh (chị) về lòng yêu nước.

Xưa nay khi nhắc đến lòng yêu nước điều làm người ta nhớ đến đầu tiên là lòng yêu đồng bào, dân tộc, giống nòi của mình, là quyết tâm chiến đấu, hi sinh để bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, xây dựng đất nước hòa bình, vững mạnh.

Nhưng bên cạnh dòng chảy hùng tráng và mãnh liệt ấy vẫn luôn tồn tại một dòng chảy êm đềm hơn, êm đềm mới có sức xuyên thấm và ám ảnh mãnh liệt. "Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Đảy mùa thu tới, Thơ duyên (Xuân Diệu), Trường giang (Huy Cận), Chiều xuân (Anh Thơ),., là những bài thơ như thế.
 
Mỗi con người sinh ra đều thuộc về một mảnh đất, một vùng trời cụ thể. Đó là quê hương, là đất nước, là nơi ta sinh ra, nuôi dưỡng ta từ tấm bé và nâng cánh cho những ước mơ của ta khi trưởng thành. Lòng yêu nước vì thể đôi khi gắn với những hình ảnh thật thân thương. Đó là tình yêu quê hương trong chùm khế ngọt, là đêm trăng tỏ, là dáng nón lá nghiêng che của mẹ hiền sớm trưa đi về.

Yêu đất nước là yêu từ những “câu chuyện ngày xưa mẹ thường hay kể là yêu “miếng trầu bây giờ bà ăn” yêu “nơi anh tắm”, yêu con đường em tới trường, yêu chiếc khăn rơi “trong nỗi nhớ thầm” yêu những địa danh ghi dấu của những anh hùng hữu danh và vô danh đang "góp phần làm nên Đất Nước.. Yêu đất nước là sẵn sàng “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai” ; và những thế hệ “Lớp cha trước, lớp con sau” Đã thành đồng chí chung câu quân hành”. Tình yêu nước có khi được biểu hiện bằng những hành động cụ thể nhưng cũng có khi nó thật kín đáo, tế nhị mà trường hợp của các bài thơ ở trên là một ví dụ.

Là các nhà thơ thuộc phong trào Thơ Mới, nếu như các nhà văn hiện thực cùng thời thể hiện tình yêu nước của mình trong thái độ phê phán sâu sắc hiện thực và khát khao thay đổi, thì ở đây tình yêu nước thể hiện trong tình yêu đối với bức tranh thiên nhiên, làng cảnh tươi đẹp của đất nước, nhiều khi gửi gắm trong nỗi buồn kín đáo về thời thế, về cảnh ngộ dân tộc. Qua đó, ta cảm nhìn được tình cảm đổi ấy cũng sâu sắc không kém gì những biểu hiện khác của lòng yêu nước.

Đọc những bài thơ này, bắt gặp một đất nước Việt Nam dù trong tâm trạng buồn hay vui của tác giả, dù mùa xuân hay mùa thu, dù đồng quê hay sông nước đều thật đẹp. Thiên nhiên trong tâm tưởng của một người mắc chứng bệnh nan y, đang dần mất đi mối giao tiếp với cuộc sống bên ngoài nhưng vẫn có những mảng màu thật tươi sáng:
 
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quả xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Thiên nhiên trù phú và tươi đẹp của một người đang bị bệnh tật cướp dần đi sự sống nhưng không bao giờ hết niềm yêu cuộc sống. Bức tranh thôn Vĩ là hàng cau đội nắng tinh sương trong trẻo, là khu vườn xanh mướt như màu xanh của ngọc, càng tràn sức sống. Khi buồn, cũng vẫn thật huyền ảo, lung linh:
 
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
 Có chở trăng về kịp tối nay?”
 

Dòng sông trở thành dòng sông trăng và chiếc thuyền trở thành chiếc thuyền trăng chở ảo mộng của nhà thơ về một mảnh đất, một bóng hình giai nhân.
 
Cũng là cảnh sông nước nhưng “Tràng giang” lại gợi cho ta cảm xúc rợn ngợp trước cảnh mênh mông vô định:
 
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song (...)
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ hờ xanh tiếp bãi vàng”

Thiên nhiên nổi bật trong nỗi buồn ảm đạm nhưng không vì thế mà mất đi vẻ đẹp, Con thuyền bơi trong cái mênh mông của sông nước, những bờ bãi nối tiếp nhau trầm lặng... mang lại cho người ta những cảm xúc thẩm mĩ, không chỉ là đối với những người nhạy cảm.
 
Và mùa thu, cảm giác se lạnh của một đất nước miền nhiệt đới dễ đem đến nhiều cảm xúc. Xuân Diệu nhìn thấy bước đi của mùa thu trong từng milimét không gian, trong “Những luồng run rẩy rung rỉnh lá” khi rặng liễu như người thiếu nữ sầu thảm và mùa thu đã khoác cho cảnh vật chiếc áo màu mờ phai. Sẽ không thể phủ nhận bức tranh ấy rất buồn nhưng ai lại không thừa nhận rằng điều đó dường như còn làm tăng thêm vẻ đẹp của bức tranh thu, một vẻ đẹp đầy thần thái?
 
Trong “Chiều xuân” (Anh Thơ), ta bắt gặp màu xanh tươi non của sức xuân đang chan hòa lên tất cả. Lúc "Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng/ Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi" cũng là lúc không khí mùa xuân tràn ngập:

“Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ         
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm chập chờn trôi trước gió
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra...”

 
Sự sống phải căng tràn thế nào thì mới có được cái "cỏ xanh tràn biếc cỏ" ấn tượng như thế!
 
Còn vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong “Thơ duyên” của Xuân Diệu lại nằm trong thuyết tương giao, khi con người và cảnh vật cùng trong một mối giao cảm tuyệt vời. Chiều là "chiều mộng" và nhánh là “nhánh duyên”. Mọi vật đều hữu duyên với nhau đẹp đẽ, thể hiện trong buổi chiều đẹp như mộng ấy con người cũng trở thành một cặp đôi, một nét duyên cho tương giao với trời đất:
 
"Vô duyên nhưng giữa bài thơ dịu
Em với anh như một cặp vần"

 
Bức tranh thiên nhiên đất nước được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau nhưng nhìn chung đều mang một vẻ đẹp nào đó. Phải có một tấm lòng yêu nước, yêu thiên nhiên gần gũi, thân thuộc thì thi nhân mới có thể mở rộng lòng mình cảm nhận vẻ đẹp của đất trời và mang nó vào trong thơ ca như thế, Đặc biệt trong những bài thơ này, con người xuất hiện không nhiều nhưng cũng đủ làm cho bức tranh thiên nhiên hoặc là thêm sinh động, ấn tượng hoặc là thêm sâu sắc.

Hình bóng con người thôn Vĩ sau lá trúc hay hình bóng giai nhân trong giấc mơ “Áo em trắng quá nhìn không ra” đều gợi nhớ về một mảnh đất mà tác giả thương yêu, một mối tình mà ông trăn trở. "Cô yếm thắm" mang vẻ đẹp tiêu biểu cho người lao động nông thôn Việt Nam. Cái giật mình vì lũ cò con của cô không chỉ làm người ta liên tưởng đến sự lao động chăm chỉ. "Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa" mà còn thật đáng yêu. Và đôi bạn trẻ đi dạo trong “Thơ duyên” không chỉ gợi đến những tình cảm lứa đôi trong sáng mà còn là một minh chứng cho sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, đất trời, tôn thêm vẻ đẹp của nhau.
 
Miêu tả bức tranh đất nước bằng tình yêu của mình, đằng sau đó còn thấm thía biết bao tâm sự thầm kín. Thế Lữ gửi gắm vào trong "Tiếng sáo Thiên Thai" một nỗi đau thời thế, đến mức đã có lúc muốn trốn tránh thực tại, Nỗi buồn của Huy Cận trước cái rợn ngợp của cảnh "Mênh mông trời rộng nhớ sông dài đã thấm vào cảnh vật nỗi buồn thời thế, nỗi buồn của cả một thế hệ khi đất nước đang chịu họa ngoại xâm. Nhìn chung, có thể nhận thấy một điều rằng, dù buồn hay vui thì nỗi niềm của các nhà thơ ấy cũng được gửi gắm vào cảnh vật non sông đất nước. Giữa con người và cảnh vật đã có một mối quan hệ khăng khít, gắn bó sâu sắc.
 
Tình cảm đối với đất nước của mỗi nhà thơ đã mang đến cho chúng ta một cách nhìn nhận thấu đáo hơn quan niệm về lòng yêu nước, không cần phải hô hào bằng băng rôn, khẩu ngữ, không nhất thiết phải làm được những điều to tát, vĩ đại.

Quan trọng là đất nước luôn ở trong trái tim của chúng ta, trong nhũng điều rất nhỏ, Ta yêu đất nước mình và ta cũng bắt đầu thể hiện tình yêu từ những điều rất nhỏ ấy:
 
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xử sở
Làm nên đất nước muôn đời..”

shoppe