Dàn ý nghị luận xã hội về bệnh vô cảm kèm liên hệ bản thân- văn 11
Dàn ý nghị luận xã hội về bệnh vô cảm chi tiết và đầy đủ nhất- Ngữ văn 11
Trong xã hội hiện đại như ngày nay, khi khoa học-công nghệ ngày càng phát triển thì con người lại càng dễ mắc phải các căn bệnh “nguy hiểm” do điện tử, số hóa gây ra, điển hình như bệnh vô cảm. Căn bệnh này dường như đã không còn hiếm gặp và đặc biệt lây lan nhanh chóng ở đại bộ phận giới trẻ trong xã hội. Hãy cùng làm sáng tỏ hiện trạng này qua dàn ý nghị luận xã hội về bệnh vô cảm sau đây.
Mở bài
Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận.
Dàn ý nghị luận xã hội về bệnh vô cảm
Thân bài
1. Giải thích khái niệm về bệnh vô cảm
- Lý giải từng từ: “vô” nghĩa là “không có”, “cảm” nghĩa là tình cảm, cảm xúc của con người => “vô cảm” nghĩa là không có tình cảm, không có cảm xúc, trước một vấn đề hay không quan tâm đến trạng thái của những sự vật. sự việc diễn ra xung quanh mình.
Xem thêm:
Nghị luận xã hội về tác hại của tệ nạn đối với cuộc sống con người
Nghị luận xã hội học đi đôi với hành ngắn gọn
2. Thực trạng và biểu hiện của căn bệnh vô cảm trong xã hội ngày nay
- Cuộc sống ngày bộn bề lo toan, công nghệ số hóa càng phát triển thì bệnh vô cảm càng có sức lây lan và sự tàn phá khủng khiếp về đời sống tinh thần của con người.
+ Luận điểm 1: Thờ ơ, vô cảm với những hiện tượng trái ngược với luân thường đạo lý, hình thành những mặt tiêu cực trong xã hội.
-
Dẫn chứng 1: Hiện tượng livestream các cảnh đánh nhau của học sinh (câu chuyện của em học sinh cấp 2 tại Hải Dương)
-
Dẫn chứng 2: Gặp những cảnh trộm cắp thì im lặng và làm ngơ cho qua vì sợ bị liên lụy
-
Dẫn chứng 3: Thấy hiện tượng gian lận, quay cóp trong giờ kiểm tra nhưng lại xem như không biết…
+ Luận điểm 2: Thờ ơ, vô cảm với nỗi đau, sự thống khổ của đồng bào
-
Dẫn chứng 1: Chỉ xem và có những bình luận ác ý khi thấy người khác giúp đỡ những người miền Trung gặp thiên tai ( Hiện tượng ca sĩ Thủy Tiên giúp đỡ đồng bào miền Trung bị bão lụt năm 2020 nhưng bị cộng đồng mạng phê bình rằng :”không đủ tiền thì đừng giúp đỡ”)
-
Dẫn chứng 2: Thấy người khác gặp tai nạn ngoài đường nhưng chẳng những không giúp đỡ mà còn quay phim, chụp hình, nhiều người còn hờ hững xúm lại bàn tán một cách thản nhiên.
+ Luận điểm 3: Thờ ơ, vô cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên
-
Dẫn chứng 1: Không có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái (Hiện tượng nhiều người hay xả rác đầy rẫy ở các bãi biển hoặc tại các khu du lịch sinh thái có phong cảnh rừng rậm…)
-
Dẫn chứng 2: Tàn phá thiên nhiên, hái hoa, chặt cây,...dẫn đến lũ lụt, sạc lở.
+ Luận điểm 4: Thờ ơ, vô cảm với chính cuộc sống của bản thân
-
Dẫn chứng: Không có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, dù biết có hại nhưng vẫn mặc kệ để cho những thói quen xấu tàn phá như: thức khuya, thường xuyên phụ thuộc vào smartphone, ít chia sẻ và giao tiếp với người thân,...
Xem thêm:
Nghị luận xã hội học đi đôi với hành
3. Nguyên nhân hình thành căn bệnh vô cảm
Nguyên nhân hình thành bệnh vô cảm
- Chính do sự bộn bề và vòng quay tốc độ dưới áp lực của xã hội đã khiến con người không còn thời gian đến mọi thứ xung quanh.
- Do sự phát triển và bùng nổ của mạng internet cùng với những thiết bị thông minh đã khiến con người dần lậm vào thế giới ảo mà quên đi những cảm xúc thực tế trong cuộc sống.
- Sự bảo bọc, cưng chiều của cha mẹ đã khiến con cái nghĩ mình là trung tâm, chỉ muốn người khác quan tâm đến mình mà không cần quan tâm đến ai.
- Sự ích kỷ của chính bản thân mỗi người.
4. Bình luận về tác hại của bệnh vô cảm
- Để lại hậu quả to lớn trong xã hội: tình cảm giữa người với người ngày càng xa cách, cuộc sống ngày càng tiêu cực, tràn đầy những điều ác.
- Để lại hậu quả to lớn trong giá trị văn hóa Quốc gia: đánh mất hình ảnh một đất nước văn minh, tràn đầy tính nhân văn, đoàn kết giữa người với người.
- Ảnh hưởng tiêu cực đến suy nghĩ và ý thức của thế hệ sau này.
5. Đề xuất giải pháp
Hậu quả của bệnh vô cảm
- Hạn chế sống ảo trên mạng internet.
- Chủ động lên ánh những hành động tiêu cực, trái đạo lý,...
- Thường xuyên học tập theo những bài học về đạo đức, những hành động nhân văn của người khác để kế thừa và phát huy.'
6. Liên hệ bản thân
Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận và thể hiện cảm nhận bản thân trước vấn đề đó.
Trên đây là dàn ý nghị luận xã hội về bệnh vô cảm, hy vọng rằng dàn ý chi tiết này sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức bổ ích và đạt hiệu quả tốt hơn trong học tập. Đừng quên tham khảo các bài soạn văn khác cũng như các bài nghị luận khác trên CungHocVui nhé.