Đột biến số lượng nhiễm sắc thể - Sinh học 9
Ở bài viết này Cunghocvui sẽ gửi đến các bạn những kiến thức lý thuyết về các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể lớp 9, cùng với các câu hỏi trắc nghiệm bài đột biến số lượng nhiễm sắc thể hay nhất. Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức đó trong bài viết này ngay nhé!
(Hình ảnh về đột biến số lượng nhiễm sắc thể ở thực vật)
A. Lý thuyết
I. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là gì?
1. Khái niệm: Những đột biến số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể nào đó hoặc tất cả các bộ nhiễm sắc thể.
2. Có hai dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- Đột biến số lượng nhiễm sắc thể dị bội
- Đột biến số lượng nhiễm sắc thể đa bội
II. Tìm hiểu chi tiết các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể
1. Thể dị bội
a) Khái niệm
Thể dị bội còn có tên gọi khác là thể lệch bội, là cơ thể trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng.
b) Các dạng dị bội phổ biến
=> Hậu quả của thể dị bội
- Một số hình thái như hình dạng, kích thước, màu sắc,... ở thực vật cũng bị thể dị bội gây biến đổi.
- Gây một số bệnh ở người như: Down, Tocno, Claiphento,...
c) Sự phát sinh thể dị bội
- Mỗi nhiễm sắc thể của cặp tương đồng phân li về một cực trong quá trình giảm phân để hình thành nên giao tử hình thường (n). Hợp tử 2n sẽ được hình thành qua thụ tinh hai giao tử bình thường n kết hợp với nhau.
- Trong giảm phân ở P (bố hoặc m), khi một cặp nhiễm sắc thể tương đồng không phân li sẽ hình thành hai chiếc trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng cùng đi về một cực để tạo giao tử bất thường là n + 1 và n - 1. Hợp tử 2n + 1 và hợp tử 2n - 1 sẽ được hình thành qua thụ tinh khi hai giao tử đó kết hợp với giao tử bình thường (n).
=> Xuất hiện thể dị bội
d) Ý nghĩa
- Trong quá trình chọn giống, thể dị bội có thể sử dụng được các nhiễm sắc thể mong muốn vào cơ thể lai.
- Với di truyền học có thể sử dụng các lệch bội để xác định vị trí các gen trên nhiễm sắc thể.
- Sẽ là nguyên liệu cung cấp cho quá trình tiến hóa.
2. Thể đa bội
a) Khái niệm
Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số nhiễm sắc thể bội số của n, tức là nhiều hơn 2n thì được gọi là thể đa bội.
b) Sự tương quan giữa mức bội thể (n) và kích thước của cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản ở các cây
- Ở cây rêu: tế bào có bội nhiễm sắc thể đơn bội (n), khi số lượng nhiễm sắc thể tăng lên từ 2 đến 4 lần đã làm cho kích thước tế bào tăng rõ rệt.
- Ở cây cà độc dược: Khi bội nhiễm sắc thể tăng dần 3n, 6n, 9n, 12n thì kích thước cũng tăng dần lên.
- Ở cây củ cải: Cây củ cải tứ bội sẽ có kích thước to hơn củ cải lưỡng bội (2n)
- Giống táo 4n sẽ có quả lớn hơn quả của giống táo 2n
c) Ý nghĩa
- Tăng cường trao đổi chất do sự tăng gấp bội số lượng nhiễm sắc thể, ADN trong tế bào.
- Trong điều kiện môi trường không thuận lợi, thể đa bội giúp tăng sức chống chịu.
- Các tế bào, cơ quan cũng được làm tăng kích thước tế bào, cơ quan
B. Trắc nghiệm Bài Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Câu 1: Hậu quả của thể dị bội trong đột biến số lượng nhiễm sắc thể ở người là gì?
A. Gây một số bệnh như: Đao, Tocno, Claiphento,...
B, Gây biến đổi hình thái như: hình dạng, kích thước, màu sắc,...
C. Gây một số bệnh như: Suy tim, Suy dinh dưỡng,...
D. A và C đúng
=> Đáp án đúng: D
Câu 2: Đâu là phát biểu đúng khi nói về thể dị bội?
A. Có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng được gọi là thể dị bội
B. Tất cả các cặp nhiễm sắc thể đều có sự thay đổi về số lượng được gọi là thể dị bội
C. Chỉ có một hoặc hai số nhiễm sắc thể bị thay đổi về cấu trúc được gọi là thể dị bội
D. Chỉ có duy nhất một cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng được gọi là thể dị bội
=> Đáp án đúng: A
Câu 3: Thể 2n - 2 của cà độc dược có số lượng trong nhiễm sắc thể tế bào bao nhiêu? Biết rằng bộ nhiễm sắc thể của cà độc dược là 2n = 24.
A. 2n = 26
B. 2n = 24
C. 2n = 23
D. 2n = 22
=> Đáp án đúng: D
Câu 4: Đâu là phát biểu chính xác nhất khi nói về thể đa bội?
A. Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số nhiễm sắc thể bội số của n, tức là nhiều hơn 2n thì được gọi là thể đa bội..
B. Cơ thể mà có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng được gọi là thể dị bội.
C. Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số nhiễm sắc thể bội số của n, tức là nhiều hơn 3n thì được gọi là thể đa bội..
D. Cơ thể mà có chỉ có một cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng được gọi là thể dị bội.
=> Đáp án đúng: A
Câu 5: Thai nhi bị mắc hội chứng Down ngoài lí do thai phụ có tuổi cao thì còn là do?
A. Thêm một nhiễm sắc thể 21 do đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
B. Mất một nhiễm sắc thể X do đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
C. Thêm một số nhiễm sắc thể X do đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
D. Mất một nhiễm sắc thể 21 do đột biến số lượng nhiễm sắc thể
=> Đáp án đúng: D
Câu 6: Đâu là ý nghĩa đột biến số lượng nhiễm sắc thể dị bội?
A. Có thể sử dụng được các nhiễm sắc thể mong muốn vào cơ thể lai trong quá trình chọn giống
B. Sử dụng các lệch bội để xác định vị trí các gen trên nhiễm sắc thể trong di truyền học
C. Làm tăng kích thước tế bào, cơ quan
D. A và B đúng
=> Đáp án đúng: D
Câu 7: Nguyên nhân dẫn đến người mắc hội chứng Tơcnơ là?
A. Thêm một nhiễm sắc thể 21 do đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
B. Mất một nhiễm sắc thể X do đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
C. Thêm một số nhiễm sắc thể X do đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
D. Mất một nhiễm sắc thể 21 do đột biến số lượng nhiễm sắc thể
=> Đáp án đúng: C
Câu 8: Tên khác của thể dị bội là gì?
A. Đa bội
B. Lệch bội
C. Thể không nhiễm
D. Không có tên khác
=> Đáp án đúng: B
Câu 9: Thể trong tế bào thiếu hắn một cặp nhiễm sắc thể nào đó được gọi là?
A. Đa bội
B. Lệch bội
C. Thể không nhiễm
D. Không có tên khác
=> Đáp án đúng: C
Câu 10: Đâu là ý nghĩa đột biến số lượng nhiễm sắc thể đa bội?
A. Có thể sử dụng được các nhiễm sắc thể mong muốn vào cơ thể lai trong quá trình chọn giống
B. Sử dụng các lệch bội để xác định vị trí các gen trên nhiễm sắc thể trong di truyền học
C. Làm tăng kích thước tế bào, cơ quan
D. A và B đúng
=> Đáp án đúng: C
Câu 11: Thể dị bội không thể tạo ra từ đậu Hà Lan (2n = 16) là?
A. 2n = 35
B. 2n = 28
C. 2n = 21
D. 2n = 16
=> Đáp án đúng: A
Câu 12: Hậu quả của thể dị bội trong đột biến số lượng nhiễm sắc thể ở thực vật là gì?
A. Gây một số bệnh như: Đao, Tocno, Claiphento,...
B. Gây biến đổi hình thái như: hình dạng, kích thước, màu sắc,...
C. Gây một số bệnh như: Suy tim, Suy dinh dưỡng,...
D. A và C đúng
=> Đáp án đúng: B
Xem thêm >>> Giải sinh 9 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể lớp 9 mà Cunghocvui muốn gửi đến các bạn học, mong rằng không chỉ kiến thức lý thuyết mà các câu hỏi trắc nghiệm Bài đột biến số lượng nhiễm sắc thể cũng giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của các bạn. Chúc các bạn học tập tốt <3