Đăng ký

Động cơ không đồng bộ 3 pha - cấu tạo và nguyên lí hoạt động

Động cơ không đồng bộ 3 pha - cấu tạo và nguyên lí hoạt động

Bài viết hôm nay Cunghocvui xin giới thiệu với các bạn về các đặc tính của động cơ không đồng bộ 3 pha vật lý 11!

Động cơ không đồng bộ 3 pha

I. Định nghĩa

Được biết là một hệ thống bao gồm hoạt động quay của Roto có sự chậm hơn so với hoạt động quay của stato. Ta có thể gặp rất nhiều ứng dụng của động cơ trong cuộc sống đặc biệt là các thiết bị điện trong nhà và trong công nghiệp.

Nó có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống đặc biệt được ứng dụng trong chuyển đổi điện năng thành cơ năng kích ứng các các sản phẩm công nghiệp hoạt động. Bên cạnh đó còn cung cấp momen lực. Ưu điểm của loại thiết bị này đó là là dễ lắp đặt, điều khiển từ xa cùng với chi phí đầu vào khá thấp. Chính vì vậy được sử dụng rộng rãi để phục vụ cho sản xuất công nghiệp hiện nay

II. Cấu tạo động cơ không đồng bộ 3 pha

Gồm hai phần chính:

  • Stato (phần đứng yên) được cấu tạo tạo từ một cuộn dây màu đồng và quanh một khung sắt được ráp lại bởi các lá thép sử dụng trong kỹ thuật điện. Khi xuất hiện dòng điện chạy, điện năng hình thành lên các đường sức từ có cùng hướng chuyển động làm khép kín mạch.
  • Roto (phần quay) có hai dạng chính:

- Loại 1: Roto lồng sóc

- Loại 2: Roto dây quấn

Hiện nay Rota lồng sóc được sử dụng phổ biến hơn vì chi phí thấp cũng như dễ dàng trong việc lắp đặt và sử dụng. Cấu tạo bao gồm các thanh đồng được đúc xuyên qua các loại nhỏ và nối cách từ hai đầu đuôi máy có kèm theo quạt làm mát và sử dụng tản nhiệt trong hoạt động.

III. Nguyên lý hoạt động động cơ không đồng bộ 3 pha

Khởi động động cơ không đồng bộ 3 pha:

Nguyên lý hoạt động tương tự như những động cơ không đồng bộ khác:

Khi máy hoạt động từ trường xuất hiện trong lõi Stato, điện áp ba pha được cấp vào hai đầu của cuộn dây trong động cơ. Khi đó từ trường bắt đầu xuất hiện và tạo ra các kích ứng, từ trường lập tức quét qua các khe hở của bộ phận roto và sinh ra điện năng với vòng quay kín. Bên trong đó suất điện động và dòng điện có tính cảm ứng bắt đầu hình thành hai lực tương tác tạo ra từ trường quay và ứng dụng dòng điện cảm ứng làm roto quay theo chiều có sẵn của từ trường.

Tốc độ quay giống như tốc độ của từ trường quay trong lõi Roto. Điện năng sẽ theo đường hình thành từ lõi Roto đi tới các đầu điện và điện năng được sử dụng.

- Tốc độ quay cùa từ trường: \(n_1=\dfrac{60f}{P}(vp)\)

- Hệ số trượt tốc độ:\(S=\dfrac{n_1}{n_2}=\dfrac{n_1-n}{n_1}\).

Trên đây là toàn bộ kiến thức mà Cunghocvui muốn chia sẻ về khái quát chung và bài tập động cơ không đồng bộ 3 pha. Chúc các bạn đạt được điểm số cao!

shoppe