Dàn bài hướng dẫn chi tiết phân tích đàn ghi ta của Lorca- văn 12
Dàn bài phân tích đàn ghi ta của Lorca
Đàn ghi của của Lorca là bài thơ mà trong đó tác giả dành sự chân trọng giành cho người nghệ sỹ. Bài thơ được đánh giá cao khi mang lại sự sáng tạo và vô cùng khác lạ trong nên văn học. Dàn ý phân tích đàn ghi ta của Lorca dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm cũng như có thể hoàn thành bài văn tốt nhất.
Dàn ý phân tích đàn ghi ta của Lorca
Mở bài:
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Thanh Thảo (Năm sinh? Đặc trưng sáng tác?...)
- Giới thiệu đôi nét về tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca (Trích từ? In trong tập thơ nào? Năm sáng tác? Nội dung chính? Ý nghĩa?...).
- Đề cập vấn đề sẽ nghị luận (dựa theo đề bài).
Xem thêm:
Cảm nhận bài thơ Bác ơi của Tố Hữu
Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh theo 5 luận điểm
Thân bài:
Khái quát
- Lorca là ai?
- Nội dung chính của bài thơ và ý nghĩa của lời đề từ đầu bài
- Thể thơ, hình thức
Phân tích 6 câu thơ đầu: từ “những tiếng đàn …“ đến “... trên yên ngựa mỏi mòn”
Phân tích 6 câu đầu trong bài đàn ghi ta của Lorca
- Nhận xét chung: khổ thơ gợi mở toàn bộ nội dung bài thơ, giới thiệu hình ảnh người nghệ sĩ Lorca.
- Cụm từ “tiếng đàn bọt nước” - biện pháp ẩn dụ, chuyển đổi cảm giác - tiên đoán tương lai của Lorca.
- Hình ảnh “chiếc áo choàng đỏ gắt” - gợi hình ảnh chàng đấu sĩ đấu bò tót của Tây Ban Nha - tượng trưng cho người nghệ sĩ chiến đấu với thế lực độc tài.
- Từ ngữ “lang thang”, “miền đơn độc”, “chếnh choáng”, “mỏi mòn” - cuộc hành trình tranh đấu cho cái mới, cho tự do của chàng nghệ sĩ.
“- li-la li-la li-la” - vừa là âm thanh của cây đàn ghi ta vừa là tên của loài hoa tử đinh hương, loài hoa của Tây Ban Nha mang ý nghĩa tượng trưng cho một cuộc chia ly.
Phân tích 12 câu thơ tiếp theo: từ “Tây Ban Nha…” đến “... máu chảy”
- Nhận xét chung: diễn tả cái chết bi phẫn của Lorca.
- Phó từ “bỗng” - sự đột ngột đến bàng hoàng, đau đớn.
- “Lorca bị điệu về bãi bắn/ chàng đi như người mộng du” - thái độ của người anh hùng đối mặt với cái chết, không buồn, không sợ, chỉ có thản nhiên đắm chìm trong niềm khao khát cách tân nghệ thuật.
- Những biến chuyển màu sắc của “tiếng ghi ta”:
- Nâu - vỏ đàn ghi ta - màu đất mẹ - màu da cô gái Di-gan, người yêu xót thương Lorca.
- Xanh lá - sức sống, hy vọng.
- Bọt nước vỡ tan - sụp đổ, đau buồn.
- Ròng ròng máu chảy - xót thương.
Xem thêm:
Bài thơ đèn lò: nội dung, tóm tắt, hoàn cảnh sáng tác
Phân tích 4 câu sau: từ “không ai chôn cất…” đến “...trong đáy giếng”
- “tiếng đàn” là nghệ thuật, là tình yêu tự do mà Lorca cả đời theo đuổi.
- “không ai chôn cất” - dù ông mất nhưng nghệ thuật, tình yêu sẽ còn mãi.
- “cỏ mọc hoang” - sức sống mãnh liệt, sinh sôi ở bất cứ đâu.
- “giọt nước mắt” - cảm thông, thương tiếc.
- “vầng trăng” - luôn tỏa sáng, tài năng của Lorca cũng vậy.
Phân tích đoạn thơ còn lại: từ “đường chỉ tay…” đến “... li-la...”
- “đường chỉ tay” + “đứt” >< “dòng sông” + “rộng” - cái hữu hạn đời người >< cái vô hạn của tạo hóa.
- “đường chỉ tay đã đứt” - cuộc đời của Lorca kết thúc một cách nghiệt ngã.
- “bơi sang ngang” - vượt qua cái hữu hạn, người chiến sĩ sẽ đến với cái vô hạn, trường tồn bằng “chiếc ghi ta bạc” - nghệ thuật, thi ca.
Các hành động:
- Ném lá bùa vào xoáy nước
- Ném trái tim vào lặng im bất chợt
=> hành động thể hiện sự lựa chọn giải thoát
- “li-la li-la li-la...” giai điệu ngân mãi, bất tử.
Sơ kết nghệ thuật:
- Kết hợp tự sự, trữ tình.
- Kết hợp thơ, nhạc.
Kết bài:
- Nhấn mạnh tài năng của Lorca và Thanh Thảo.