Đăng ký

BÀI PHÂN TÍCH BÀI THƠ SÓNG CỦA XUÂN QUỲNH CHI TIẾT THEO 5 LUẬN ĐIỂM

4,153 từ Phân tích

BÀI VĂN CHI TIẾT PHÂN TÍCH BÀI THƠ SÓNG CỦA XUÂN QUỲNH

      Bài phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh theo 5 luận điểm lớn dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bài thơ. Việc phân tích theo 5 khía cạnh là 5 luận điểm sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về bài thơ, hiểu rõ hơn đặc biệt cảm nhận được những cảm xúc mãnh liệt nhưng vô cùng tinh tế của người phụ nữ trong tình yêu.

 Phân tích bài thơ sóng của Xuân Quỳnh- CungHocVui

Phân tích bài thơ sóng của Xuân Quỳnh

Mở bài phân tích bài thơ Sóng:

     Thi sĩ Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ. Thơ bà là tiếng lòng của một người phụ nữ giàu tình cảm và tình yêu thương, vừa hồn nhiên vừa chân thành, đằm thắm; vừa mãnh liệt và đầy khát khao trong tình yêu. “Sóng” là một bài thơ như vậy. Bàn về bài thơ, có ý kiến cho rằng: “Thành công của Xuân Quỳnh chính là đã thể hiện khát vọng tình yêu của người phụ nữ mang vẻ đẹp hiện đại”. Nhưng lại có có ý kiến khác cho rằng: “Sức hấp dẫn  của bài thơ chính là điệu tâm hồn yêu đậm đà vẻ đẹp truyền thống”.

Xem thêm:

Bài thơ Sóng: nội dung bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích

Top 5 mở bài sóng Xuân Quỳnh hay nhất

Thân bài phân tích bài thơ Sóng:

     Bài thơ được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, là kết quả của chuyến đi thực tế khi bà đứng trước biển Diêm Điền - Thái Bình cuối năm 1967. Ngay lúc đó, thi sĩ Xuân Quỳnh đang ở độ tuổi 25, bà vừa trải qua những đổ vỡ tình yêu. Những năm tháng này khắp nơi đất nước này đều diễn ra những cuộc chia li màu đỏ, những nơi góc trường, góc phố đã có biết bao nhiêu cô gái chàng trai ở độ tuổi xuân mới chớm nở đã phải rời ra xa gia đình, bạn bè để vào nơi chiến trường. Vậy mà Xuân Quỳnh không viết về tình yêu - một loại tình yêu, tình cảm riêng tư nhất và trường tồn vĩnh hằng của nhân loại. Có lẽ vì vậy bài thơ được xem như là “bông hoa lạ nở dọc chiến hào trong những năm tháng chống Mỹ.”

Luận điểm 1. Tình yêu soi vào sóng để tự nhận thức

     Mở đầu bài thơ là hai câu thơ với cấu trúc nhằm tạo nên những làn sóng vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng: 

                                             “Dữ dội và dịu êm

                                             Ồn ào và lặng lẽ”. 

     Sự đối lập giữa “dữ dội / ồn ào” và “dịu êm / lặng lẽ”, chỉ với bốn tính từ đối lập nhau nhưng Xuân Quỳnh đã diễn tả được đầy đủ tất cả những cung bậc cảm xúc khác nhau của Sóng. Cảm xúc đó cũng chính là cung bậc cảm xúc khi yêu của người con gái. Nhịp 2/3 cho câu thơ với sự luân phiên bằng trắc đã cho thấy sự đối nghịch ở những trạng thái của sóng và đó chính là trạng thái của em, liên từ “và” khẳng định rằng dù những trạng thái đó là những xúc cảm đối nghịch nhưng vẫn luôn song song tồn tại với nhau. Ở đây không hề có sự mâu thuẫn nào mà nó tác động qua lại lẫn nhau. Nó chính là những cung bậc cảm xúc trong tâm hồn của cô gái đang yêu.

     Mấy ai có thể hiểu sâu sắc và tường tận khi yêu, nhưng ở “em” lại quyết tâm từ bỏ không gian nhỏ hẹp đó để tìm đến với không gian rộng lớn hơn:

                                             “Sông không hiểu nổi mình

                                             Sóng tìm ra tận bể.”

     Một quyết định táo bạo, liều lĩnh và hết sức chủ động. Khác hẳn người con gái trong xã hội cũ luôn bẽn lẽn, không dám quyết định cuộc đời mình “phận gái mười hai bến nước/ trong nhờ đục chịu”. Còn người con gái ở đây thì chủ động tìm kiếm câu trả lời của chính mình, chủ động để tìm kiếm hạnh phúc.

 Phân tích bài thơ sóng của xuân quỳnh- CungHocVui

Phân tích bài thơ sóng của xuân quỳnh

Luận điểm 2. Tình yêu thông qua sóng để biểu hiện

     Khát khao được yêu thương luôn là khao khát muôn đời của con người, đặc biệt là tuổi trẻ. Bỗng nhớ đến những câu thơ của Xuân Diệu:

                                              “Làm sống được mà không yêu

                                             Không nhớ không thương một người nào”. 

     Yêu đương như là lẽ tất yếu của con người, và người phụ nữ trong bài thơ này cũng vậy, đó là “nỗi khát khao tình yêu/bồi hồi trong ngực trẻ”, luôn thổn thức, rực cháy. Trong cuộc sống, con người luôn mong muốn được giải mã, lí giải những thắc mắc của mình và tình yêu cũng không phải là ngoại lệ: 

                                             “Trước muôn trùng sóng bể

                                             ....

                                             Khi nào ta yêu nhau”. 

     Giữa “em” và “muôn trùng sóng bể” có một sự đối lập rất rõ nét, con người nhỏ bé ngay trước sự hữu hạn cái vô biên và rộng lớn của vũ trụ. Đó chính là những điều nho nhỏ làm thức dậy những suy tư và trăn trở trong lòng của cô gái đang yêu. Điệp từ “em nghĩ” được lặp lại hai lần nhằm nhấn mạnh vào nhu cầu khám phá và cắt nghĩa của bài thơ. 

     Khi nghĩ về biển lớn “Từ nơi nào sóng lên?” và câu trả lời là “Sóng bắt đầu từ gió”; hay khi nghĩ về anh và em “Khi nào ta yêu nhau?”. Một câu hỏi có đáp án là “Em cũng không biết nữa”. Ai mà đem tình yêu ra cân đo đong đếm bao giờ. Bởi tình yêu như một cơn mưa rào, nó bất chợt đến ngay thời điểm mà ta không ngờ nhất, nó khiến ta ngỡ ngàng và  hạnh phúc. Những câu hỏi của nhân vật trữ tình như hòa quyện vào nhau, như là một. Bởi vì: “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu/ Có khó gì đâu một buổi chiều”. Đó chính là một điều lạ lùng và bí ẩn, là yếu tố để tạo nên sự hấp dẫn cho tình yêu.

Luận điểm 3. Tình yêu là nỗi nhớ, là sự thủy chung

 Phân tích bài thơ sóng của xuân quỳnh- CungHocVui

Phân tích bài thơ sóng của Xuân Quỳnh

                                             “Con sóng dưới lòng sâu

                                             ... 

                                             Dù muôn vời cách trở.”

     Nỗi nhớ chính là cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ này, nỗi nhớ này bao trùm cả thời gian “ngày đêm không ngủ được” và nó xâm chiếm cả tâm hồn của con người, dù là cả trong vô thức “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”.

     Đây là khổ duy nhất trong bài có sáu câu và với sự phá cách này đã góp phần diễn tả nỗi nhớ trào dâng một cách mãnh liệt của người con gái trong tình yêu. Nỗi nhớ ấy vô cùng da diết, nó khắc khoải với sự thủy chung và on sắt trong tình yêu: 

                                             “Dẫu xuôi về phương Bắc…

                                              Hướng về anh – một phương”. 

     Phương Bắc và phương Nam - những địa danh cách xa muôn trùng, nó xa xôi cách trùng. “Xuôi về Bắc”, “ngược về Nam” hai động từ “xuôi” và “ngược” dường như làm tăng lên sự cách trở, éo le và cả những biến động trong cuộc đời. Đối lập sự éo le về vị trí địa lý, tấm lòng sắc son thủy chung của em hiện lên: “Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh – một phương”.

Xem thêm: 

Dàn ý phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh chi tiết nhất

Phân tích bài thơ sóng hay nhất


Luận điểm 4. Tình yêu hòa vào sóng để được bất tử trước cuộc đời.

                                             “Ở ngoài kia đại dương

                                             Trăm ngàn con sóng đó

                                             Con nào chẳng tới bờ

                                             Dù muôn vời cách trở”

     Trong khổ thơ, Xuân Quỳnh sử dụng hình ảnh ẩn dụ “sóng – bờ” rất mới mẻ dù đã được nhắc đến nhiều trong ca dao và thơ ca trước đây. Nếu như trong ca dao, hình ảnh sóng/ thuyền/ đò ẩn dụ cho người con trai, bờ/ bến là ẩn dụ cho người con gái thì ở trong bài “sóng” lại là hình ảnh của người con gái, “bờ” chính là niềm hạnh phúc sum vầy. 

     Như vậy, trong khổ thơ này, không chỉ hiện lên vẻ đẹp của tình yêu mãnh liệt và thủy chung mà còn là sự chủ động mạnh mẽ của người con gái khi yêu.

     Từ bỏ cái chật chội và bé nhỏ, Xuân Quỳnh đã hướng đến cái lớn lao hơn, đẹp đẽ hơn đó là khát vọng dâng hiến và bất tử hóa tình yêu: 

                                             Cuộc đời tuy dài thế

                                             …

                                             Để ngàn năm còn vỗ. 

     Khổ thơ thứ tám là sự cô đơn, nhỏ bé trước cuộc đời và nỗi lo âu về sự hữu hạn của tình yêu ngay trước thời gian vô tận của cuộc đời. Xuân Quỳnh luôn khao khát với tình yêu của mình là hòa vào trong tình yêu. Tác giả “tan ra” không có nghĩa là tan biến đi mà là hòa vào giữa cái chung và cái riêng của cuộc đời. 

Luận điểm 5. Nghệ thuật phân tích bài thơ Sóng

     Bài thơ thể thơ năm chữ tạo âm điệu sâu lắng và dạt dào giống như những âm điệu của sóng biển đồng thời cũng là sóng lòng của người phụ nữ khi yêu. Ngắt nhịp linh hoạt và phóng khoáng. Với cách gieo vần giàu sức liên tưởng. Giọng thơ thiết tha và đằm thắm, vừa mãnh liệt và sôi nổi vừa hồn nhiên và nữ tính. Bên cạnh đó còn ẩn dụ hình tượng sóng vừa mang tính chân thực vừa mang nghĩa ẩn dụ về cuộc đời. 

Kết bài phân tích bài thơ Sóng 

     Trong biển lớn của tình yêu cuộc đời hôm nay đã có không biết bao nhiêu con sóng đã tới bờ và tìm về bờ. Tình yêu vẫn luôn là đề tài hấp dẫn với mọi độ tuổi để ai cũng phải đi tìm cho mình lời giải đáp cho ẩn số tindh yêu trong hành trình kiếm tìm không hề mỏi mệt. Sóng của Xuân Quỳnh là những vần thơ giúp cho những con người đang yêu tự tin khao khát được yêu và sống trong tình yêu đó.

     Đừng quên theo dõi bài phân tích chi tiết bài thơ sóng dựa theo dàn ý trên theo 5 luận điểm tại đây.

shoppe