Đăng ký

Suy nghĩ về sự sống bất diệt của nghệ thuật chân chính qua bài "Đàn ghita của Lorca"

3,206 từ

A. ĐỀ BÀI
I. Phần Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
Đôi khi, một lời khen ngợi, động viên được nói ra đúng lúc có tác động phi thường mà ngay chính bản thân người tạo ra lời khen ấy cùng không ngờ đến.
Một cậu bé khác ở Luân Đôn làm nhân viên trong một cửa hàng bán thực phẩm khô. Cậu phải thức dậy lúc năm giờ sáng dọn dẹp cửa hàng, làm việc vất vả suốt mười bốn giờ trong ngày. Đây là công việc thuần túy chân tay và cậu ghét nó. Sau hai năm, cậu không thể nào chịu đựng được nữa. Một buổi sáng thức dậy, không đợi ăn sáng, cậu cuốc bộ mười lăm dặm đi tìm mẹ, lúc đó đang giúp việc cho một gia đình giàu có, để nói lên suy nghĩ của mình. Sau đó, cậu viết một bức thư dài cho thầy giáo cũ của cậu, tâm sự rằng mình rất đau khổ, không muốn sống nữa. Người thầy an ủi và khuyến khích cậu, cam đoan rằng cậu thực sự thông minh và thích hợp cho những công việc còn tốt hơn thế. Ông sẵn sàng tìm cho cậu một chân giáo viên ở làng.k
Người thầy đã thực hiện một nghĩa cử cao đẹp cho cậu học trò của minh. Lời động viên đúng lúc của ông thay đổi cả tương lai cậu bé. Người thầy này đà góp phần tạo nên một nhân cách đặc biệt trong lịch sir văn học Anh. Bởi vì ngay sau đó, cậu bắt đầu viết và nhanh chóng trở thành tác giả của vô số những tác phẩm bán chạy nhất nước Anh, kiếm trên một triệu đô-la bằng ngòi bút của mình. Đó là H.G.Wells.
(Theo Dale Carnegie, Đắc nhân tâm, NXB Tổng hợp Tp.HCM, 2015)
Câu 1 : Văn bàn trên sir dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2 : Xác định nội dung chính của văn bản trên?
Câu 3 : Vì sao cậu bé trong văn bản trên từ chỗ “đau khổ”, “không muốn sống nữa” sau đó lại trở thành người có ích cho cuộc đời ?
Câu 4 : Bài học sâu sắc nhất mà anh/chị rát ra từ văn bàn trên là gì ?
II. Phần Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 : (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Đôi khi, một lời khen ngợi, động viên được nói ra đúng lúc có tác động phi thường mà ngay chính bàn thân người tạo ra lời khen ấy cùng không ngờ đến.”
Câu 2: ( 5,0 điểm) Cảm nhận về hình tượng tiếng đàn trong bài thơ “Đàn ghita của Lorca” của Thanh Thảo. Từ đó, trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự sống bất diệt của nghệ thuật chân chính.

B. HƯỚNG DẪN
I. Phần Đọc hiểu
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Câu 2: Câu chuyện kể về cậu bé Wills từng đau khổ và không muốn sống, làm việc nhưng cậu được truyền niềm tin qua lời khuyên, sự khích lệ. Nhờ vậy cậu đã trở thành nhà văn nổi tiếng của nước anh. Qua đó khẳng định sức mạnh của những lời khuyên chân thành, những lời khen thật tâm có thể thay đổi cuộc đời, số phận con người, mang đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống
Câu 3: Cậu bé trong văn bản trên từ chỗ “đau khổ”, “không muốn sống nữa” sau đó lại trở thành người có ích cho cuộc đời bởi vì cậu nhận được sự khích lệ hr người thầy của mình
=> Lời động viên giúp con người ta lạc quan, có niềm tin hơn trong cuộc sống
Câu 4: Bạn tự nêu cho mình một bài học tâm đắc nhất rút ra từ câu chuyện:
VD: Hãy nói ra những lời khen để có thể giúp đỡ người khác, sống phải có niềm tin, niềm lạc quan, yêu đời trong cuộc sống.. .V..V
II. Phần Làm văn
Câu 1:
1.            Mở đoạn.
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : Sức mạnh của những lời động viên đúng lúc
2.            Triển khai vấn đề
- Giải thích :
+ Lời khen ngợi, động viên: là những lời nói có tác dụng tích cực, giúp cho đối tượng đón nhận nó cảm thấy vui vẻ, tìm ra những điểm mạnh của bản thân 
+ Đúng lúc: đúng thời điểm
+ Tác động phi thường: tạo ra những thứ mà chính người khen cũng không ngờ đến.
=> Kết quả nội dung câu nói: Khẳng định giá trị ý nghĩa của những lời động viên đúng lúc, có tác động tích cực đến đến người đón nhận lời khen, để họ có thể làm nên những điều lớn lao trong cuộc đời, vượt qua bóng tối.
- Phân tích, đánh giá, bình luận
+ Trong lúc người ta nản chí nhất thì dù là một lời động viên nhỏ thôi cùng đi tiếp thêm sức mạnh để cảm thấy ấm lòng và bước tiếp
+Con người khi gặp khó khăn sê câm thấy mù quáng, những lời khen mang tính chất khách quan sẽ giúp nhìn nhận vấn đề đúng đắn hơn
+ Lời khen. Động viên giúp họ nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình để có thể sửa chữa và tiếp tục phát huy làm nên những điều lớn lao trong cuộc sống, chống chọi với hoàn cảnh.
+ Khiến người khác có được sự hưng phấn, có được niềm tin vào chính bản thân mình và mối quan hệ giữa người với người ngày càng gắn bó hơn
=> Từ đó
+Cần phải đón nhận những lời động viên, khen ngợi một cách tỉnh táo, tránh trường hợp đề bản thân rơi vào sự ảo tưởng và tự cao về chính bản thân mình 
+ Tuy nhiên, không được nhầm lẫn lời động viên, khen ngợi bằng sự xu nịnh,giả tạo.
+Những lời khen ngợi có thể đến từ bất kì ai nhưng luôn luôn xuất phát hr sự chân thành
+Lấy dẫn chứng minh họa
3. Kết đoạn
Liên hệ bản thân và bài học rút ra
Câu 2:         
1.            Mởbài
-              Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
-              Hình tượng tiếng đàn trong tác phẩm là hình tượng độc đáo, bởi nó thể hiện sự sáng tạo của người nghệ sĩ và chính là sức mạnh bất diệt của nghệ thuật chân chính
2.            Thân bài
* Cảm nhận về hình tượng tiếng đàn qua sự phân tích từng khổ thơ đặc sắc:
- Bao trùm tác phẩm là âm thanh của tiếng ghi- ta. Tiếng đàn là hình tượng xuyên suốt bài thơ, là một biểu tượng đa nghĩa.
-Tiếng đàn là biểu tượng cho đất nước Tây Ban Nha cùng với hình ảnh áo choàng đỏ. Tiếng đàn ghi-ta góp phần khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp nổi bật của con người và đất nước Tây Ban Nha: phóng khoáng, sôi nổi, giàu nhiệt huyết, yêu tự do và lãng mạn.    
- Tiếng đàn gắn liền với hình ảnh Lorca, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và cuộc đời người nghệ sĩ. Tiếng đàn nói lên tình cảm gắn bó với quê hương đất nước (tiếng ghi ta nâu). Tiếng đàn gửi gắm thủi yêu của thi sĩ dành cho cô gái ấy. Tiếng đàn vờ tan gợi lên số phận mong manh của người nghệ sĩ. Tiếng đàn gắn liền với Lorca ở những giây phút ngắn ngủi cuối cùng của cuộc đời (tiếng ghita ròng ròng máu chảy).
Tiếng đàn tượng trưng cho sự bất tử của người nghệ sĩ chân chính, của nghệ thuật chân chính (tiếng đàn như cỏ mọc hoang). <
- Hình tượng tiếng đàn với nhiều tầng nghĩa đã liên kết các khổ thơ, khơi gợi mạch cảm xúc dạt dào của tác giả. Đây cũng là hình tượng thơ được sáng tác theo phong cách tượng trưng, siêu thực, góp phần làm nên thành công đặc biệt của bài thơ.
<=> Tiểu kết về nghệ thuật
- Nghệ thuật: Lối thơ không viết hoa đầu dòng tạo mạch thơ liên tục, hình ảnh tượng trưng, siêu thực, hình tượng sáng tạo...
Suy nghĩ về sức sống bất diệt của nghệ thuật ân chỉnh
Nghệ thuật chân chính là sự kết hợp và thăng hoa của tài năng và tâm hồn người nghệ sĩ. Đó cũng chính là sự phản ánh cái đẹp cao cá nói chung của cuộc đời.
- Nghệ thuật chân chính luôn có sức sống kì diệu và bất tử, người nghệ sĩ không thể sống mãi với thời gian nhưng những giá trị tinh thần đích thực mà họ để lại luôn được đông đảo nhân dân ngưỡng mộ và gìn giữ, lưu truyền đến muôn đời.
- Nghệ thuật chân chính mang những giá trị chân, thiện, mĩ đến cho cuộc đời. Nó khẳng định một chân lí của nghệ thuật: dù ở thời đại nào, ở quốc gia nào, trong hoàn cảnh nào con người vẫn sẽ luôn tôn sùng nghệ thuật chân chính. 
                3. Kết bài
-              Khẳng định bài thơ là một tác phẩm nghệ thuật có vẻ đẹp chân chính, bất diệt. Gợi cho con người những suy nghĩ về cuộc đời, về những triết lí nhân sinh.
-              Hình tượng tiếng đàn tượng trưng cho sire sống bất diệt của nghệ thuật trong cuộc sống.

Xem thêm >>> So sánh cảm hứng nghệ thuật: Đàn ghita của Lorca và Vũ Như Tô

Trên đây là bài viết mà Cunghocvui muốn gửi tới bạn về phân tích, cảm nhận hình tượng tiếng đàn trong bài thơ "Đàn ghita của Lorca" của Thanh Thảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc bạn học tập tốt <3