Bài mẫu phân tích đàn ghi ta của Lorca chi tiết, hay nhất- ngữ văn 12
Bài mẫu Phân tích đàn ghi ta của Lorca hay nhất
Bài phân tích tiếng đàn ghi ta của Lorca dưới đây là bài phân tích mới nhất, đầy đủ ý được chúng tôi tổng hợp và biên tập. Hy vọng với bài phân tích đủ ý dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tác phẩm cũng như có thể học tập tốt hơn.
Bài phân tích đàn ghi ta của Lorca hay nhấ
Mở bài bài phân tích đàn ghi ta của Lorca
Nhà thơ Thanh Thảo (1946) tên thật là Hồ Thành Công, quê ở Quảng Ngãi, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Thơ của Thanh Thảo chịu ảnh hưởng từ trường phái thơ tượng trưng, siêu thực của phương Tây, ông luôn tìm kiếm chất “người” trong thơ văn nên không bao giờ Thanh Thảo chấp nhận lối diễn đạt ồn ào, dễ dãi. Những tác phẩm thành công thu hút độc giả của ông gồm có: Người đi tới biển, Dấu chân qua trảng cỏ, Những ngọn sóng mặt trời,... Đàn ghi ta của Lorca là tác phẩm tiêu biểu trong cuộc đời sáng tác của ông, cùng theo dõi bài phân tích đàn ghi ta của Lorca để hiểu rõ hơn.
Thân bài
Bài thơ lấy cảm hứng từ tài năng, lý tưởng và số phận oan khuất của người nghệ sĩ Fe-de-ri-co Gar-xi-a Lor-ca - người nghệ sĩ Tây Ban Nha bị chính quyền phát xít sát hại lúc ông mới 38 tuổi. Bằng cách sử dụng hình ảnh cây đàn ghi ta ẩn dụ cho người nghệ sĩ Lorca, nhà thơ Thanh Thảo đã thể hiện sự thương tiếc cho một tâm hồn tự do. Lorca đã sáng tạo ra thể thơ siêu thực tượng trưng, một thể thơ tự do không viết hoa đầu câu và Thanh Thảo đã sử dụng nó để viết nên bài thơ này.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích bài đàn ghi ta của Lorca
Phân tích 6 câu thơ đầu tiên trong bài
Khổ thơ gợi mở toàn bộ nội dung bài thơ bằng hình ảnh của Lorca - tự do, đơn độc và yêu đời:
Những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
Li-la li-la li-la
Đi lang thang về miền đơn độc
Với vầng trăng chếch choáng
Trên yên ngựa mòn mỏi
Chi tiết “tiếng đàn bọt nước” gợi lên sự mờ ảo, biến đổi khó lường có thể vỡ tan ra bất cứ lúc nào. Qua một góc nhìn ẩn dụ, ta có thể thấy đây như là tiên đoán tương lai của Lorca, một tiên đoán chẳng lành về một cuộc đời trong trẻo nhưng mong manh, dễ vỡ. Lời đề từ của bài thơ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” cũng chính là lời của Lorca dùng trong bài thơ “Ghi nhớ”. Khi nói “khi tôi chết” vậy chính Lorca cũng cảm nhận được số phận của mình. Hình ảnh “chiếc áo choàng đỏ gắt” gợi hình ảnh chàng đấu sĩ đấu bò tót của Tây Ban Nha trên đấu trường rực lửa. Hình tượng người đấu sĩ anh dũng tượng trưng cho người nghệ sĩ chiến đấu với thế lực độc tài. Màu “đỏ gắt” vừa cho thấy khí chất người anh hùng vừa cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh giữa khát vọng dân chủ tự do và nền chính trị độc tài phát xít Phrăng-cô. Trong cuộc chiến ấy, người nghệ sĩ lại được miêu tả rằng “lang thang”, “miền đơn độc”, “chếnh choáng”, “mỏi mòn”. Cứ thế, ông đi trên cuộc hành trình tranh đấu cho cái mới, cho tự do . Dòng hoa thanh “li-la li-la li-la” vừa là âm thanh của cây đàn ghi ta vừa là tên của loài hoa tử đinh hương, loài hoa của Tây Ban Nha mang ý nghĩa tượng trưng cho một cuộc chia ly. Khổ thơ vẽ nên chân dung người nghệ sĩ khao khát cách tân nghệ thuật phải đương đầu với hiểm nguy trùng trùng và đưa ra một dự đoán buồn cho tương lai người nghệ sĩ ấy.
Phân tích đàn ghi ta của Lorca trong 12 câu thơ tiếp theo
Phân tích chi tiết bài đàn ghi ta của Lorca
Như những tiên đoán trên, sự thật tang thương đã đến, Lorca đã hi sinh cho vì nghệ thuật. Đoạn thơ tiếp theo diễn tả cái chết bi phẫn ấy của Lorca.
Tây Ban Nha
Hát nghêu ngao
Bỗng kinh hoàng
Áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
Chàng đi như người mộng du
Tiếng ghi ta nâu
Bầu trời cô gái ấy
Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
Tiếng ghi ta ròng ròng
Máu chảy
Để nói về sự ra đi của Lorca, Thanh Thảo dùng phó từ “bỗng” để lột tả sự đột ngột đến bàng hoàng, đau đớn cho toàn thể nhân dân Tây Ban Nha. Ba câu thơ tiếp theo diễn tả cảnh Lorca bị hành hình. Một tội ác diễn ra khi những phát xít đã ra tay sát hại một con người mà cả đời luôn theo đuôi sự tự do. Dưới ngòi bút của Thanh Thảo, cảnh tượng “Lorca bị điệu về bãi bắn/ chàng đi như người mộng du”, thái độ của người anh hùng đối mặt với cái chết, không buồn, không sợ, chỉ có thản nhiên đắm chìm trong niềm khao khát cách tân nghệ thuật. Vẻ đẹp của khổ thơ chính là từ vẻ đẹp hiên ngang, oanh liệt của người nghệ sĩ.
Một loạt hình ảnh biểu trưng siêu thực mang cho người đọc những suy tưởng đa chiều. Ta có thể hiểu “tiếng ghi ta” là ẩn dụ cho người nghệ sĩ, cho tình yêu thương, tình yêu nhân loại. Màu “nâu” có thể là màu vỏ đàn guitar, màu đất mẹ hay màu da cô gái Di-gan, người yêu đang xót thương Lorca. Màu “xanh lá” như sức sống như hy vọng luôn vang trong “tiếng đàn bọt nước”. “Bọt nước vỡ tan” cũng là sự sụp đổ, đau buồn của người ở lại. “Ròng ròng máu chảy” - câu thơ bật ra trong xót thương, nghẹn ngào. Những tiếng đàn vang lên với những âm điệu khác nhau là từng nhóm người khác nhau đau xót trước sự ra đi quá đỗi bất ngờ của Lorca.
Xem thêm:
Bài thơ đèn lò: nội dung, tóm tắt, hoàn cảnh sáng tác
Phân tích 4 câu thơ tiếp theo trong bài
Sau khi Lorca mất, thơ ca của ông vẫn được tin rằng sẽ trường tồn cùng năm tháng, Khổ thơ sau sẽ nêu lên sự tồn tại, phát triển của nghệ thuật Lorca:
Không ai trôn cất tiếng đàn
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang
Giọt nước mắt vầng trăng
Long lanh trong đấy giếng
Trong khổ thơ, “tiếng đàn” là nghệ thuật, là tình yêu tự do mà Lorca cả đời theo đuổi. Câu thơ “không ai chôn cất tiếng đàn” nghĩa rằng không một ai muốn và cũng không một ai có thể vùi dập, xóa bỏ đi điều tốt đẹp đó. Dù ông mất nhưng nghệ thuật, tình yêu sẽ còn mãi. So sánh “tiếng đàn” như “cỏ mọc hoang” để hình dung thấy sức sống mãnh liệt, sinh sôi ở bất cứ đâu. Niềm cảm thông, thương tiếc qua những “giọt nước mắt” và song song đó là niềm vào “vầng trăng” - luôn tỏa sáng cho toàn thể thế giới cho toàn thể nhân loại, tài năng của Lorca cũng vậy.
Phân tích đàn ghi ta của Lorca trong 8 câu thơ cuối
Phân tích bài thơ qua 8 câu cuối
Nghĩ thoáng, nghĩ xa hơn về cái chết của Lorca, Thanh Thảo đề cập về sự siêu thoát.
Đường chỉ tay đã đứt
Dòng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
Trên chiếc ghi ta màu bạc
Chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
Vào xoáy nước
Chàng ném trái tim mình
Vào lặng yên bất chợt
Li-la li-la li-la
Khi “đường chỉ tay” đã “đứt” mà “dòng sông” vẫn mãi “rộng”, nó cho con người một sự nghiền ngẫm về cái hữu hạn đời người trước cái vô hạn của tạo hóa. Khi “đường chỉ tay đã đứt” chính là lúc cuộc đời của Lorca kết thúc một cách nghiệt ngã. “Lorca bơi sang ngang” nói lên rằng trong mong muốn của Thanh Thảo, Lorca sẽ vượt qua cái hữu hạn, người chiến sĩ sẽ đến với cái vô hạn, trường tồn bằng “chiếc ghi ta bạc” đại diện cho nghệ thuật, thi ca. Các hành động ném lá bùa vào xoáy nước cũng như ném trái tim vào lặng im bất chợt là hành động thể hiện sự lựa chọn giải thoát của Lorca. Rồi cuối cùng “li-la li-la li-la...” giai điệu ngân mãi, bất tử.
Nghệ thuật trong bài là sự kết hợp tự sự, trữ tình; kết hợp thơ, nhạc; lối thơ không viết hoa đầu câu - thể thơ tượng trưng siêu thực. Bài thơ tạo không khí của đất nước xinh đẹp Tây Ban Nha nơi Lorca sinh ra, bằng những hình ảnh đặc trưng như chiếc đàn, cô gái Di-gan, người đấu sĩ bò tót,... Cùng những phép liên tưởng, ẩn dụ, so sánh tạo nên bài thơ hấp dẫn người đọc cả bằng hình thức lẫn nội dung.
Kết bài phân tích tiếng đàn ghi ta của Lorca
Tiếng đàn ghi ta của Lorca là tác phẩm thành công của Thanh Thảo, chứng minh được tài năng của ông, kéo gần nghệ thuật Việt Nam với thế giới. Đồng thời đã đem đến cho mọi người một niềm xót thương, biết ơn đến người đã hi sinh vì nghệ thuật, làm sống lại một huyền thoại Lorca chiến đấu vì tự do, cách tân nghệ thuật.
Trên đây là hướng dẫn Phân tích đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo chi tiết, có dàn ý, bài mẫu cơ bản. Chúc các bạn ngày càng yêu thích và học tốt môn Văn.