Dàn ý Nghị luận Người lái đò sông Đà: Văn mẫu lớp 12 hay
Dàn ý Nghị luận Người lái đò sông Đà
Người lái đò sông Đà là câu chuyện về nét đẹp lao động của cong người nhỏ bé mà có tầm vóc lớn lao trước nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Cùng nhau làm bài văn Nghị luận văn học Người lái đò sông Đà để hiểu rõ hơn về những giá trị nội dung cũng như nét bút nghệ thuật của tác giả Nguyễn Tuân.
Dàn ý nghị luận văn học Người lái đò sông Đà
1. Mở bài
- Về tác giả: Nguyễn Tuân là một nhà văn suốt đời tìm kiếm cái đẹp.
- Giới thiệu tác phẩm: "Người lái đò sông Đà" được trích từ cuốn tùy bút "Sông Đà" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà
Dàn ý phân tích hình tượng con sông Đà trong người lái đò sông Đà
2. Thân bài dàn ý nghị luận người lái đò sông Đà
Tổng quan, giới thiệu qua về bài thơ, nguồn gốc ra đời
- Tác phẩm là kết quả của chuyến đi Tây Bắc của Nguyễn Tuân để tìm kiếm "chất vàng thử lửa của thiên nhiên Tây Bắc" và "chất vàng mười đã qua thử lửa" của người dân nơi đây.
Vẻ đẹp dữ dội của dòng sông
- “Cảnh đá bờ sông dựng vách thành”: lòng sông hẹp, “bờ sông dựng vách thành”, “đúng ngọ mới có mặt trời”, chỗ “vách đá ... như một cái yết hầu”.
- Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt” những người lái đó.
- Ở Tà Mường Vát: “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”, chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”,
- Trận địa thác đá được miêu tả từ xa đến gần
Xem thêm:
Top 5 mở bài người lái đò sông Đà hay nhất
Soạn bài người lái đò sông Đà đầy đủ
Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà
- Từ trên cao nhìn xuống như “dây thừng ngoằn ngoèo”, “áng tóc trữ tình”, mùa xuân có màu xanh ngọc bích, thu lừ lừ chín đỏ.
- Khi đi rừng lâu ngày gặp lại con sông: sông Đà như một “cố nhân”, có ánh sáng “loang loáng như trẻ con chiếu gương vào mắt”, như “nắng tháng ba Đường thi”, ...
- Khi đi thả thuyền trên sông: “bờ sông như một bờ tiền sử”, “hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”, thiên nhiên mơn mởn: lá ngô non, “con hươu thơ ngộ”, ...
Đánh giá
- Sông Đà mang diện mạo và tâm địa của một con thủy quái, “dòng thác hùm beo”, thứ kẻ thù số một của con người
- Với kiến thức sâu rộng và tài năng mô tả sắc bén → đưa người đọc đi từ sợ hãi đến ngạc nhiên khi mô tả hai vẻ đẹp khốc liệt và trữ tình của sông Đà.
Xem thêm:
Phân tích người lái đò sông Đà chi tiết, hay nhất ngữ văn 12
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà chi tiết
3. Kết bài
- Khái quát lại nội dung tác phẩm
- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm