Dàn ý Phân tích “Chất vàng mười” trong tác phẩm Người lái đò sông Đà
Dàn ý Phân tích “Chất vàng mười” trong tác phẩm Người lái đò sông Đà
Bên cạnh miêu tả con sông Đà với hai đặc tính trữ tình và hung bạo, “Người lái đò sông Đà” còn làm nổi bật hình ảnh vẻ đẹp con người lao động Tây Bắc. Để hiểu rõ thêm, mời thầy cô và các bạn cùng đọc bài phân tích sau.
Phân tích “Chất vàng mười” trong tác phẩm Người lái đò sông Đà
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm “Người lái đò sông Đà”.
- Giới thiệu yêu cầu của đề bài: Phân tích “Chất vàng mười” trong Người lái đò sông Đà.
II. Thân bài
1. Giải thích các cụm từ “Chất vàng mười của thiên nhiên” và “Thứ vàng mười đã qua thử lửa”
a. “Chất vàng mười của thiên nhiên”
- Ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc tiêu biểu là ở con sông Đà được biểu hiện qua hai sắc thái hung bạo và trữ tình.
- Sông Đà hung bạo:
+ “Hai bên đá dựng thành vách”
+ “Những thác nước gầm réo muôn đời”.
+ “Cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”
- Sông Đà kiều diễm, trữ tình
+ “Tuôn dài như một áng tóc trữ tình”.
+ Nước sông Đà thay đổi theo mùa.
+ “Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích xưa”.
b. “Thứ vàng mười đã qua thử lửa” của con người Tây Bắc.
- Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của con người lao động nơi đây.
- Ngợi ca vẻ đẹp lao động của con người buổi kiến thiết đất nước.
2. Vẻ đẹp tâm hồn của ông lái đò sông Đà
- Ông lái đò không tên tuổi ngày ngày đối mặt với sông Đà hiểm nguy, dữ tợn đưa mọi người đến bờ an toàn.
- Ông đại diện cho tầng lớp nhân dân lao động nơi Tây Bắc xa xôi.
- Ông am hiểu tường tận về con sông Đà.
- Người lái đò mưu trí và dũng cảm vượt qua những thử thách khắc nghiệt mà thiên nhiên đặt ra.
3. Ông lái đò là người nghệ sĩ tài hoa
- Thể hiện ở phong thái, sự bình tĩnh của ông từ lúc bắt đầu cầm mái chèo đến khi vượt qua được những thạch trận mà sông Đà bố trí.
- Ông đò hiểu rõ dòng sông, thuộc tất cả các quy luật của dòng nước nơi đây.
- Ông đò dẻo dai, khỏe khoắn, làm chủ thiên nhiên và cũng đầy mưu trí.
III. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề cần nghị luận đồng thời nêu lên cảm nhận của bản thân về người lái đò nói riêng và “Thứ vàng mười đã qua thử lửa” của con người Tây Bắc nói chung.