BÀI PHÂN TÍCH NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ CỦA NGUYỄN TUÂN- NGỮ VĂN LỚP 12
BÀI PHÂN TÍCH NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ CỦA NGUYỄN TUÂN- NGỮ VĂN LỚP 12
Phân tích người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân không chỉ cho ta thấy sự hùng vĩ của con sông, của thiên nhiên mà còn cho ta thấy sự khó khăn của những người mưu sinh trên dòng sông đó. Mà trên hết cả là sức mạnh của những người láo đò khi có thể cưỡi con gió mạnh, đạp lường sóng giữ, chém cá kình ở biển khơi. Cùng theo dõi bài phân tích dưới đây để hiểu rõ hơn về các hình ảnh này nhé.
Phân tích người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân- CungHocVui
Mở bài phân tích người lái đò sông Đà
Hình ảnh con sông Đà hùng vĩ đã đi vào biết bao những tác phẩm văn học để đời. Qua bao nhiêu áng văn thơ đã khắc họa nên một hình ảnh núi rừng rất hoang sơ, hung bạo đến vẻ đẹp trữ tình khó quên. Thế nhưng chỉ từ Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, người ta mới có thể hình dung được khi đứng trước thiên nhiên vĩ đại ấy, con người đã làm thế nào để đương đầu và chung sống với chúng.
Thân bài phân tích người lái đò sông Đà
Là một phần của Tây Bắc, ta thấy có chút gì đó rất nên thơ ở sông Đà. Nhưng không vì thế mà không thể quên đi mặt còn lại của nó , khi mà điều ấy đã được Nguyễn Tuân nhắc đến rất nhiều lần. Cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, quãng mặt ghềnh Hát Loong dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sông, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm. Dọc theo con sông có những đoạn như cái hút nước xoáy tít, cả đáy cũng lừ lừ như những cánh quạ đàn, hay những giếng nước sâu ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Những trùng vi thạch trận được bày biện, thách thức vô vàn trên mọi quãng đường.
Sông Đà không chỉ thể hiện hình ảnh một cô gái ngây thơ, gợi cảm mà còn thấy ở đó có cả hình ảnh một vị mãnh tướng, một con quái vật luôn hằm hè, chỉ chầu chực muốn cắn xé con người.
Tưởng chừng để đương đầu được với nó phải là một đối thủ xứng tầm “cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khởi” hay chí ít cũng phải “Đầu đội trời, chân đạp đất”. Người đương đầu với sức mạnh thiên nhiên kỳ vĩ hiện lên lại chỉ là một ông lão giản dị, chân chất với con đò và mái chèo đã cũ kỹ đã theo bên mình nhiều năm trời. Người lái đò sông Đà cũng là hình ảnh đại diện cho con người vùng núi Tây Bắc mà tác giả đã mô tả là “vàng mười đã qua thử lửa”.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà
Dàn ý phân tích hình tượng con sông Đà trong người lái đò sông Đà
Dàn ý phân tích người lái đò sông Đà tác phẩm
Ngay từ nhan đề, tác giả đã dành cho người lái đò một vị trí trung tâm, vị trí trọng yếu. “Người lái đò Sông Đà” miêu tả con sông Đà kỳ vĩ, hung bạo một mặt ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc, mặt khác nhằm khẳng định hình ảnh con người làm chủ thiên nhiên.Vị thế của nhân vật được thể hiện rất rõ, dù xuất hiện không nhiều. Ta thấy được hình ảnh con người làm chủ sông nước, chinh phục thiên nhiên. Dù vô cùng nhỏ bé về hình thể nhưng vĩ đại trước thiên nhiên rộng lớn.
Người xưa đã có câu muốn chiến thắng thì phải “Biết mình biết ta”. Giữa cái khắc nghiệt cuộc chiến giành giật sự sống còn, lại chẳng thể so sánh về sức mạnh thì điều ấy là vô cùng cần thiết.
Ông lão lái đò có những hiểu biết rất rõ, rất quen thuộc với địa hình của từng khúc sông. “ Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá.” “Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Thậm chí còn thuộc lòng từng hòn đá, cửa sinh cửa tử hay từng cái hút nước trên thạch trận. Hình dung ra bộ mặt dữ tợn của nước, đá, sóng, gió, cảm nhận được thái độ giận dữ, tâm trạng cáu kỉnh của nó. Từ đó mà với trí thông minh, đưa ra những sách lược để chiến thắng từ vị trí.
Chỉ hiểu thôi là chưa đủ. Con sông hung dữ như thế, để chiến thắng thì làm sao thiếu đi được sự gan dạ, điềm tĩnh, kĩ năng thuần thục? Nó được thể hiện qua từng hành động, dù là nhỏ nhất “khi thì kẹp chặt lấy cuống lái, khi thì chủ động sải bơi chèo lên, khi cưỡi thác vượt ghềnh, khi chặt đôi con sóng” hay “ông đò ghì cương lái, bám chặt luồng nước đúng mà ghì lấy cửa sinh”. Có những khi đau đớn đến mặt méo bệch đi vì lúc trúng đòn hiểm. Thế nhưng ông chỉ cố nhịn đau mà kẹp chặt lấy cuống lái, chẳng hề dám buông lỏng.
Phân tích tác phẩm người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
Khiến những con quái thú dũng mãnh phải hụt hẫng, tiu nghỉu nhìn theo, con người quả thực tài tình, dù nhỏ bé nhưng lại không hề khiếp sợ trước thiên nhiên hùng vĩ.
Không chỉ thế, ta còn có thể thấy hình ảnh một vị anh hùng trong người lái đò. Cuộc chiến đấu giữa người lái đò với thạch trận Sông Đà là một cuộc chiến gay go, quyết liệt và dữ dội. Đây không đơn thuần chỉ là một cuộc vượt thác, đây giống như một trận chiến sinh tử. Ở đó, sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc.
Chính Nguyễn Tuân từng nói, “Cưỡi lên thác Sông Đà là phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”. Câu nói thể hiện sự quyết liệt, gay cấn và hiểm nguy, giữa một bên là thạch trận Sông Đà, một bên là người lái đò. Bao nhiêu cam go thử thách: Thạch trận, luồng nước, con sóng, đá hòn, đá tảng. Thạch trận Sông Đà “lúc nào cũng đòi ăn chết cái thuyền” với người lái đò “tỏ rõ khí phách, bản lĩnh, dũng khí của người anh hùng”. Trận chiến sinh tử, giằng co dữ dội. Có những lúc tưởng chừng bị nuốt chửng trên thạch trận, và thậm chí có những lúc tưởng chừng không thể thắng.
Chiến thắng bao nhiêu những gian khó hiểm nguy như vậy nhưng cũng chẳng làm cho người nông dân chất phác ấy trở nên kiêu ngạo. Thoát khỏi cảnh khốn cùng, họ lại cùng nhau ngồi đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, hay bàn tán về vụ mùa. Không ai nhắc đến chiến thắng lẫy lừng vừa qua ở nơi cửa ải đủ tướng dũng mãnh vả cả những cửa ải thạch trận.
Xem thêm:
Top 5 mở bài người lái đò sông Đà hay nhất
Soạn bài người lái đò sông Đà đầy đủ
Họ vốn coi những khó khăn đó chỉ là chuyện thường ngày. Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với Sông Đà dữ dội. Nó cũng không có gì là hồi hộp đáng nhớ vì ngày nào cũng giành lấy cái sống từ tay những cái thác,... Đấy là tất cả những điều họ nghĩ đến khi ngừng chèo.
Nguyễn Tuân có một quan điểm nghệ thuật đầy mới mẻ, có phần tương đồng với một số tác giả như Nam Cao hay Nguyễn Huy Tưởng. Ông cho rằng nghệ thuật không phải chỉ là những người nghệ sĩ với những hình tượng thơ mộng, mơ hồ cao xa như mây-trăng, gió-núi.
Người làm nghệ thuật còn là những người lao động, vốn đã nhuần nhuyễn, đạt đỉnh cao điêu luyện trong chính nghề nghiệp của mình thì cũng là người làm nghệ thuật chân chính, thứ nghệ thuật ấy chính là nghệ thuật trong lao động. Bởi trong những con người ấy chất chứa cả một niềm đam mê sâu sắc, niềm tin yêu, luôn tìm cách sáng tạo, đột phá, tạo ra những cung đường mới mẻ cho nghề nghiệp của mình.
Bài phân tích chi tiết tác phẩm người lái đò sông Đà
Nhờ thế mà hình tượng người lái đò sông Đà được xây dựng rất thành công qua ngòi bút độc đáo và sáng tạo của Nguyễn Tuân. Trong hơi thở văn chương ấy, nhà văn đã khẳng định được tài năng và sức mạnh cường đại của con người. Họ có thể chiến thắng được cả thiên nhiên kỳ bí, dù phải trải qua rất nhiều cam go, vất vả và không hề cân sức.
Tác phẩm đã tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ qua cuộc vượt thác sông Đà của ông lái đò giúp chúng ta nhận ra điều lý thú. Đó vẻ đẹp hào hùng tài hoa của những người lao động bình thường nơi có dòng sông ngọn thác hoang vu kia là có thật. Đâu chỉ nơi bom đạn, súng gầm trời mới có thể có anh hùng xuất hiện. Chỉ trong những hình ảnh thường ngày. ta vẫn thấy được nó đấy thôi?
Kết bài phân tích người lái đò sông Đà
Qua phần phân tích bài người lái đò sông đà, ta thấy hình ảnh một người lao động vô danh, làm lụng âm thầm lại còn vô cùng giản dị. Họ có sự thông minh, sáng tạo, đức tính kiên cường, tỉ mỉ vốn ăn sâu vào máu của những người lao động. Cũng nhờ thế mà một chiến thắng vô cùng vẻ vang và huy hoàng là vô cùng xứng đáng với những người nghệ sĩ tài ba ấy. Họ đã thành công bảo vệ kế sinh nhai của mình, chính thức tuyên chiến với thiên nhiên hùng vĩ.
Thông qua đây nhà văn Nguyễn Tuân cũng đã muốn nhắn nhủ nhờ lao động mà chinh phục được dòng sông dữ, trở nên lớn lao, kì vĩ, trở thành đại diện của con người. Con người thực sự có thể chiến thắng được thiên nhiên.