Đăng ký

Soạn bài Người lái đò sông Đà đầy đủ - Ngữ văn 12

2,323 từ Soạn bài

Với bài bút kí Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân, Cunghocvui.com xin gửi đến các bạn bài soạn Người lái đò sông Đà đầy đủ nhất sau đây!

I. Tìm hiểu chung về tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác 

   "Người lái đò Sông Đà" rút ra từ tập tùy bút " Sông Đà" của Nguyễn Tuân xuất bản lần thứ nhất năm 1960. Đây là một trong những áng văn tiêu biểu nhất của tập Sông Đà. Tác phẩm là kết quả của nhiều dịp Nguyễn Tuân lên Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp và nhất là trong chuyến thâm nhập thực tế năm 1958 để tìm hiểu cuộc sống người dân Tây Bắc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính hiện thực cuộc sống trên Tây Bắc đã đem lại cảm hứng cho nhà văn. Toàn văn tác phẩm gồm 37 đoạn văn.

2. Nội dung

- Vẻ đẹp đa dạng của con sông Đà hiện lên trong từng trang viết. Đó là vẻ đẹp của một con sông Đà hùng vĩ, hoang dại với vẻ "hung bạo", với những thành vách, hút nước, trùng vây thạch trận. Đó còn là vẻ đẹp của một con sông đã trữ tình, thơ mộng. Hai vẻ đẹp tưởng chừng đối lập lại tụ hội trong một con sông của quê hương Tây Bắc. Sự hài hòa trong cảnh vật thiên nhiên đã tạo nên vẻ đẹp của chính núi rừng và vùng đất Tây Bắc - nơi địa đầu của Tổ quốc.

-  Đằng sau vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ và thơ mộng là hình tượng người lái đò sông Đà. Khi thiên nhiên đã được nâng lên đến mức thần thánh như thách thức con người thì ông lái đò chính là người chinh phục thiên nhiên thần thánh ấy. Hình tượng nhân vật ông lái hiện lên là một người anh hùng trên sông nước với kinh nghiệm dày dặn, với tay lái tài hoa và đặc biệt ông lái còn là một con người đời thường, vô danh. Khác hẳn với những nhân vật trước cách mạng của Nguyễn Tuân, ông lái đò vẫn xuất hiện với tư cách là con người tài hoa, tài tử nhưng không còn là con người của quá khứ, đối lập với thực tại nữa mà ông lái là con người của hiện tại, đấu tranh với thiên nhiên, núi rừng để sinh tồn.

3. Bố cục

 Đoạn trích gồm 3 phần:

Phần 1: Từ đầu... gậy đánh phèn

Nội dung: Nguyễn Tuân khắc họa sự hung dữ, thô bạo của con sông Đà

Phần 2: Tiếp theo... dòng nước sông Đà

Nội dung: Cuộc sống của con người trên sông Đà và hình tượng ông lái đò trên sông

Phần 3: Còn lại

Nội dung: Khắc họa vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của con sông Đà

người lái đò sông đà

Xem thêm Tìm hiểu nhà văn Nguyễn Tuân

Bài phân tích Người lái đò sông Đà

II. Tìm hiểu chi tiết

Câu 1 (Trang 192 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

   Tùy bút Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân được tác giả thể hiện trên các phương diện:

+ Sự hung bạo, mãnh liệt của con sông

+ Sự hiền hòa, thơ mộng của sông Đà

+ Hình tượng ông lái đò với nhiều năm kinh nghiệm, như là một người nghệ sĩ trong công việc lái đò của mình: vừa khỏe khoắn, vừa mưu trí 

   Để có thể miêu tả được như vậy, nhà văn Nguyễn Tuân đã sử dụng:

+ Sự quan sát tinh tế, tài tình của ông

+ Vốn hiểu biết sâu rộng về con sông vùng Tây Bắc

+ Tài năng viết văn tài hoa, uyên bác và giàu tính nghệ thuật

Câu 2 (Trang 192 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

   Hình tượng con sông Đà hung bạo được Nguyễn Tuân khắc họa qua các chi tiết:

- Hướng chảy: chảy về hướng Bắc, trong khi các dòng sông đều chảy về hướng Đông cho thấy sự bất thường, độc đáo

- Thác sông Đà dày đặc, đa phần là thác dữ, âm thanh thác nước ghê gớm: "như là oán trách, van xin, khiêu khích"

- Những cái hút nước xoáy tít lôi tuột mọi vật xuống đáy sâu

- Bờ sông Đà (thượng nguồn) là cảnh tượng rất hiểm trở: “đá dựng vách thành”, chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu…

- Ngay cả cát sông Đà cũng là cát dữ: nó đục thủng gan bàn chân lỗ rỗ như những vết hà đục thủng đáy thuyền gỗ…

   Để khắc họa được những hình ảnh đó, Nguyễn Tuân đã sử dụng các biện pháp: nhân hóa, so sánh.. làm cho con sông trở nên hung dữ, dữ tợn hơn.

Câu 3 (Trang 192 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

   Vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà:

- So sánh dòng sông như mái tóc nhằm gợi lên vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại, một vẻ đẹp của thiếu nữ kiều diễm. Vẻ đẹp ấy biến hóa huyền ảo ẩn hiện giữa mây trời Tây Bắc bung hoa quyện khói. Tác giả tạo cái nền đầy hoa rừng, mây trời Tây Bắc lung linh cho con sông hiện mình: "một mái tóc mun…áng tóc trữ tình".

- Khung cảnh bờ bãi ven sông với điểm nhìn đậu hẳn xuống mặt sông "Thuyền tôi trôi trên Sông Đà…dòng trên" . Đoạn văn giàu nhạc điệu, êm nhẹ, bâng khuâng, man mác, giàu chất thơ. Khung cảnh bên sông lặng lờ, yên tĩnh không còn dữ dội như ở thượng nguồn.

Câu 4 (Trang 192 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

   Hình tượng người lái đò qua cuộc chiến đấu với sông Đà:

- Trùng vi thạch trận thứ nhất: Cho thấy vẻ đẹp khỏe khoắn, cường tráng của ông lái đò đã 70 tuổi

- Trùng vi thạch trận thứ hai: Sự lão luyện, tinh thông trong nghề nghiệp của ông lão

- Trùng vi thạch trận thứ ba: Sự dũng cảm, mưu trí, người lái đò làm chủ thiên nhiên, làm chủ công việc của mình

Kết lại: Dưới con mắt của nhà văn, chở đò trên Sông Đà không phải chỉ là một công việc lao động đầy nguy hiểm mà còn là một nghệ thuật cao cường: Nghệ thuật chở đò. Và ông đò Lai Châu không phải chỉ là một người lao động mà còn là một người anh hùng, một người nghệ sĩ tài hoa.

Câu 5 (Trang 192 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

   Nghệ thuật của đoạn trích: 

- Ngôn ngữ sống động, tổng hợp trên nhiều vốn tri thức, vốn văn hóa về nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, từ hội họa, điện ảnh đến quân sự

- Nghệ thuật viết tùy bút bậc thầy khiến con sông Đà hung bạo, độc hiểm cũng phải hiện hình rõ nét trên trang giấy của Nguyễn Tuân

Thông qua bài soạn Người lái đò sông Đà, Cunghocvui hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích dành cho các bạn. Chúc các bạn học tốt!

 

 

 

shoppe