Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà hay và đầy đủ nhất- văn 12
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà hay và đầy đủ nhất
Nguyễn Tuân luôn được biết đến là một tác giả tài hoa, uyên bác. Ông luôn kiếm tìm vẻ đẹp chân thật của con người. Nếu “Chữ người tử tù” là tác phẩm tiêu biểu của ông trước cách mạng, thì sau cách mạng, hồn ông lại rộng mở và thăng hoa cùng tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Cùng khám phá phân tích hình tượng người lái đò sông Đà hay và đầy đủ nhất.
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà hay và đầy đủ
Mở bài: Giới thiệu đôi nét về Nguyễn Tuân cùng phân tích hình tượng Người lái đò sông Đà
Nguyễn Tuân là một cây bút phóng khoáng, độc đáo. Văn phong của ông toát lên cái tôi, cái “ngông” đầy cá tính. Ông còn là một nhà văn uyên bác và tài hoa, luôn khám phá thế giới bằng những góc nhìn đầy sáng tạo và nghệ thuật.
“Người lái đò sông Đà” là tùy bút nổi bật thể hiện phong cách của Nguyễn Tuân những năm tháng sau cách mạng. Tuỳ bút là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc đầy những trải nghiệm của ông. Tâm hồn ông phơi phới trước vẻ đẹp của con người cũng như những rung cảm sâu sắc dành cho thiên nhiên vùng Tây Bắc. Đây là một áng văn đẹp, là sự kết tinh từ tình yêu đất nước say đắm cùng tâm hồn văn chương say đắm vẻ đẹp con người lao động vùng Tây Bắc.
Nguyễn Tuân luôn kiếm tìm vẻ đẹp ẩn sâu bên trong tâm hồn con người. Hình tượng nhân vật ông lái đò trong tùy bút cũng chính là “chất vàng mười đã được thử lửa” mà Nguyễn Tuân luôn tìm kiếm, hiện thân của người hùng trong thời đại mới.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà
Dàn ý phân tích hình tượng con sông Đà trong người lái đò sông Đà
Thân bài dàn ý phân tích hình tượng người lái đò sông đà
Luận điểm 1: Nét đẹp bình dị từ lai lịch và vẻ bên ngoài của người lái đò:
Dưới ngòi bút tài tình của mình, Nguyễn Tuân đã phác họa nên bức tranh sông Đà kỳ vĩ, hung bạo, trữ tình làm nên chiếc phông nền độc đáo làm nổi bật hình tượng người lái đò sông Đà. Người lái đò sinh ra đã gắn bó với dòng sông Đà.
Ông sở hữu vẻ bề ngoài đầy ấn tượng những nét đẹp của con người của sông nước: Ông dù đã gần bảy mươi tuổi nhưng lại rất chắc khỏe "hai chân khuỳnh khuỳnh như đang kẹp chặt cái cuống lái trong tưởng tượng", "thân hình gọn quánh như chất sừng, chất mun", "tiếng nói ào ào như sông nước", "hai tay dài lêu nghêu như cái sào lái đò". Vài nét phác họa mà người lái đò dường như sống động trước mắt người đọc.
Dù Nguyễn Tuân chọn xóa mờ những chi tiết liên quan đến gốc gác của người lái đò nhưng lại tài tình chạm khắc hình tượng ông lái đò trở thành người anh hùng dũng mãnh vùng sông nước.
Ông là một tay lái đò “lão luyện”, có nhiều kinh nghiệm trong việc lèo lái những con thuyền trên dòng sông Đà. “Trên dòng sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần rồi chỉnh tay giữ lái độ sáu chục lần...” Kinh nghiệm đúc kết qua bao nhiêu năm “thực chiến” giúp ông trở thành một người hiểu biết sâu rộng về con sông này. Ông thông thuộc đến mức “thuộc đến cả cái chấm than, chấm câu và những đoạn xuống dòng” của dòng sông Đà”.
Đó là tư thế hiên ngang, lẫm liệt của con người làm chủ thiên nhiên. Ông thấu hiểu được con sông như hiểu chính con người mình vậy. Có thấu hiểu thì mới có thể ngự trị, có thể làm bạn được với dòng sông. Tựa như một con người trong đêm tối vẫn di chuyển dễ dàng mà không cần ánh sáng, người lái đò nhớ tỉ mỉ từng chi tiết trên con sông hiểm trở này. Ông tha thiết yêu dòng sông, để khi đã rời xa nghề nhưng ông vẫn cứ mãi hoài niệm về những tháng ngày dẫu gian nan hiểm nguy mà vui vẻ đó.
Luận điểm 2: Là một người nghệ sĩ tài hoa với ba hiệp đấu đầy ấn tượng
Người lái đò sông Đà là nghệ sĩ tài hoa với ba hiệp đấu đầy ấn tượng
Thủy quái sông Đà được Nguyễn Tuân khắc họa với diện mạo và tâm địa nguy hiểm và hung bạo với những ghềnh, thác, hút nước rình rập cùng trùng trùng điệp điệp cạm bẫy luôn chầu chực muốn nuốt chửng con thuyền. Trước con quái vật này, hình ảnh người lái đò hiên ngang bước vào cuộc vượt thác hệt như một vị chỉ huy dũng mãnh bước vào trận đánh. Sự mạnh mẽ đó thậm chí khiến chúng ta quên đi việc trận chiến này vốn dĩ là một trận chiến chẳng hề cân sức. Sự tài hoa của người lái đò tỏa sáng rực rỡ trước những tình huống đầy hiểm nguy.
Người lái đò một thân một mình “đơn phương độc mã” bước vào trận chiến. Ngoài khí thế chiến đấu ngút trời, vũ khí duy nhất trong tay chính là cán chèo. Để chiến đấu với một Sông Đà gian xảo, bày binh bố trận khắp nơi thì người lái đò luôn giữ cái đầu lạnh, nắm chắc tay chèo, thấu hiểu “binh pháp của thần sông thần đá” để giành lấy phần chiến thắng trong trận đấu sinh tử này.
Trận chiến diễn ra nghẹt thở, căng thẳng với ba “hiệp đấu”. Vòng vây ải đầu tiên, Sông Đà mở ra năm cửa thì có đến bốn cửa là tử. Cửa sinh lại nằm ở vị trí ngặt nghèo “lập lờ ở phía tả ngạn”. Không hề nao núng chùn bước, người lái đò hai tay giữ chặt mái chèo, thành công vượt qua sóng trận địa phóng thẳng vào con thuyền. Sóng nước ào vào mạn thuyền như thể quân tiên phong liều mạng lao vào đòi bẻ gãy mái chèo. Ông đò bị thương, nhưng trước tình thế vết thương này có là gì. Ông “nén vết thương”, đôi chân thay vì buông xuôi lại “kẹp chặt lấy cuống lái”. Bình tĩnh chỉ huy chiếc thuyền, người lái đò kiên cường vượt qua “trùng vi thạch trận” vòng thứ nhất.
Xem thêm:
Top 5 mở bài người lái đò sông Đà hay nhất
Soạn bài người lái đò sông Đà đầy đủ
Chẳng có giây phút nào ngơi tay, người lái đò tiếp tục đối diện với vòng vây thứ hai của thác Sông Đà. Trận chiến thứ hai càng cam go không kém, Sông Đà ranh mãnh thêm vào hàng tá cửa tử hòng đánh lừa người chỉ huy con thuyền. Cửa sinh ở vòng trước nằm ở “lập lời phía tả ngạn”, đến vòng thứ hai lại đổi sang “bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn”. Thật là khó khăn, thách thức. Nhưng người lái đò đã nắm rõ “quy luật phục kích” trong lòng bàn tay. Để chinh phục con thủy quái này, ông chọn cưỡi sóng để đưa thuyền vượt qua. Bằng trí nhớ siêu phàm cùng tài quan sát nhanh nhạy, ông nhanh chóng bỏ xa các luồng tử ở phía sau, ngớt phía xa chỉ còn vọng lại tiếng khiên khích của bọn thủy quân với những biểu cảm “tiu nghỉu cái mặt xanh lè” vì thua cuộc.
Sự tinh tường thấu hiểu con thủy quái này giúp người lái đồ thêm tự tin tiến vào trận chiến cuối. Chẳng hề chần chừ, ông cứ thế “phóng thẳng thuyền” lao vào cửa sinh xuyên qua bao nguy hiểm. Con thuyền của ông đò bất chấp hiên ngang “như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái lượn được”. Ba vòng vây kết thúc, người lái đò chiến thắng ngạo nghễ. Ông là một vị tướng chỉ huy tài ba lão luyện và đầy bản lĩnh. Sự tài hoa nơi con người ông khiến cho công việc chèo đò vượt bình thường trở nên sống động, nên thơ.
Hình ảnh người lái đò hiện lên vừa là một người chiến tướng dũng cảm nhưng vừa là một tay lái tài hoa. Mỗi đường chèo đều được Nguyễn Tuân miêu tả như là những nét nghệ thuật đặc sắc cho đời. Sau chiến thắng vẻ vang oai hùng đó, ông lái đò lại trở về lại với cuộc sống ngày thường bình dị, chẳng hề tự mãn gì về chiến thắng mình mới chinh phục được. Đây chính là hình ảnh của “chất vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm hồn con người thời đại mới mà Nguyễn Tuân luôn hoài kiếm tìm.
Xem thêm:
Phân tích người lái đò sông Đà chi tiết, hay nhất ngữ văn 12
Kết bài: Phân tích hình tượng Người lái đò sông Đà cùng bút pháp tài hoa của Nguyễn Tuân
Phân tích chi tiết hình tượng người lái đò sông Đà
Bằng ngòi bút độc đáo và sáng tạo của mình, Nguyễn Tuân đã thành công khắc họa hình tượng người lái đò sông Đà dũng cảm, mưu trí, tài ba. Trong hơi thở văn chương của thời đại mới, Nguyễn Tuân đã khẳng định mạnh mẽ tài năng và sức mạnh của con người trước thiên nhiên kỳ vĩ rộng lớn. Cuộc chiến chẳng hề cân sức giữa người dân lao động trước thiên nhiên luôn tồn tại nhiều cam go, hiểm nguy, vất vả. Bằng sự sáng suốt, kiên cường, tài trí, họ đã chiến thắng một vẻ vang, trở thành người nghệ sĩ tài ba trên chính mặt trận tìm kế sinh nhai của mình.