Đăng ký

Văn lớp 12- Hướng dẫn soạn bài Người lái đò sông Đà ngắn gọn, dễ hiểu

1,851 từ Soạn bài

Văn lớp 12- Hướng dẫn soạn bài Người lái đò sông Đà ngắn gọn, dễ hiểu

     Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Người lái đò sông Đà - Ngữ văn 12 ngắn gọn, dễ hiểu nhất. Dựa vào đây, bạn có thể chuẩn bị bài học ở nhà trước khi đến lớp một cách tốt hơn!

I. Bố cục bài Người lái đò sông Đà

-      Bố cục gồm 3 phần:

  • Phần 1 (từ đầu đến “...gậy đánh phèn”): sự hung bạo của con sông Đà.

  • Phần 2 (tiếp theo đến “dòng nước sông Đà”): cuộc sống và hình tượng người lái đò.

  • Phần 3 (phần còn lại): vẻ hiền hòa, trữ tình của con sông Đà.

Xem thêm:

Dàn ý phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà

Dàn ý phân tích hình tượng con sông Đà trong người lái đò sông Đà

Hướng dẫn soạn Người lái đò sông Đà

Câu 1 (Trang 192/SGK)

-      Tác giả đã quan sát một cách công phu và tìm hiểu kĩ càng trên nhiều phương diện.

-       Tác giả đã miêu tả dòng sông Đà với những chi tiết sinh động, cụ thể và thực tế.

-       Tác giả đã dùng nhiều góc độc đáo để quan sát sông Đà: từ trên máy bay nhìn xuống và trực tiếp ngồi thuyền tham gia hành trình trên dòng sông Đà.

Soạn người lái đò sông Đà ngắn gọn nhất- CungHocVui

Soạn người lái đò sông Đà ngắn gọn nhất

Câu 2 (Trang 192/SGK)

-       Tác giả đã dùng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc để khắc họa hình tượng sông Đà hung bạo.

      + Biện pháp so sánh độc đáo: “Bờ sông … như một yết hầu”; “lòng sông … như con hang động huyền bí”; “khung cảnh mênh mông … như lúc nào cũng đòi nợ”; “những cái hút nước … xuống đáy sâu”.

      + Cấu trúc câu trùng điệp: nước xô đá, đá xô sóng...

      + Biện pháp nhân hóa: “Tiếng nước réo nghe … như chế nhạo”.

=>       Từ việc sử dụng biện pháp tu từ trên, tác giả đã giúp cho dòng sông Đà nổi bật trong mắt người đọc với sự hoang dại, hùng vĩ, dữ tợn và táo bạo. 

Xem thêm:

Phân tích người lái đò sông Đà chi tiết, hay nhất ngữ văn 12

Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà chi tiết

Câu 3 (Trang 192/SGK)

-       Sông Đà trữ tình được thể hiện với:

      + Sự liên tưởng vô cùng độc đáo: như áng tóc trữ tình của người thiếu nữ xinh đẹp.

      + Sông Đà được nhìn qua những góc nhìn khác nhau, lúc từ xa đến gần, lúc từ gần đến xa, lúc lại nhìn cận cảnh.

      + Dùng nhiều hình ảnh dịu dàng mang chất thi vị: màu nắng tháng ba, con hươu...

      + Sự gắn bó với con người như một cố nhân thân tình.

=>       Từ đó, tác giả đã tạo nên một con sông trữ tình, hiền hòa làm say đắm lòng người.

Câu 4 (Trang 192/SGK)

-      Hình ảnh người lái đò: như một người lao động, đồng thời là một nghệ sĩ.

      + Bình tĩnh, ung dung đối đầu trước ghềnh thác.

      + Như một viên tướng già xung trận, vô cùng oai phong, tỉnh táo và nắm chắc đối phương, từ đó có cách ứng phó linh hoạt để giành chiến thắng.

      + Người lái đò vừa có tư thế anh hùng, lại mang phong cách của một nghệ sĩ tài hoa.

      + Cuộc chiến đấu giữa người lái đò với dòng sông vô cùng ác liệt, nhưng con người dũng trí cuối cùng đã dành chiến thắng.

=>       Người lái đò đã chiến thắng bằng sự dũng cảm, bền chí, ngoan cường và tài trí. Từ đó, ngợi ca người Tây Bắc xứng đáng là vàng mười của Việt Nam.

Xem thêm:

Top 5 mở bài người lái đò sông Đà hay nhất

Soạn bài người lái đò sông Đà đầy đủ

Câu 5 (Trang 192/SGK)

-       Tài hoa về bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện ở các câu dùng biện pháp tu từ:

      + “Tiếng thác nước nghe như oán trách…”

      + “Sóng nước như thế quân…”

      + “Tuôn dài như một áng trữ tình…”

      + “Bờ sông hoang dại…”

=>       Từ những phép so sánh, nhân hóa trên, sông Đà đã hiện lên trước mặt người đọc một vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình và cũng không kém phần dữ dội, tàn bạo.

Luyện tập - Người lái đò sông Đà 

-       Đoạn văn “Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình … mù khói núi Mèo đốt nương xuân”:

      + Với đoạn văn trên, tác giả đã khắc họa nên một bức tranh sông Đà nên thơ bởi những câu văn trữ tình, giàu nhịp điệu được kết hợp cùng các biện pháp so sánh, nhân hóa tài tình.

      + Con sông Đà hiện lên với vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng, dường như sánh ngang với những công trình tuyệt mỹ của tạo hóa.

      + Sông Đà trên áng văn của Nguyễn Tuân là con sông có hồn, đa sắc màu. Nó đẹp thơ mộng đến độ khiến người ta ngẩn ngơ và cảm thán.

      Đó là cách soạn bài người lái đò sông Đà mà các bạn học sinh có thể tham khảo để soạn bài trước khi đến lớp. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn! Cảm ơn bạn vì đã đón đọc!

shoppe