Đăng ký

Đại cáo Bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi

5,497 từ

A.     Tác giả:

1. Những đoạn đường đời chính của nhà thơ
-         Truyền thống gia đình:
+ Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu ức Trai, người làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương), sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tày).
+ Sinh trưởng trong một gia đình quý tộc, hiếu học, có truyền thống yêu nước và văn hóa, văn học.
-        Trải qua nhiều biến cố thăng trầm:
+ Cá nhàn - gia đình: mất mẹ lúc 5 tuổi; mất ông ngoại lúc 10 tuổi; 27 tuổi, cha và em bị giặc Minh bắt đày sang Trung Quốc.
- Quá trình:
+ Đất nước: Nhà Hồ lên thay thế nhà Trần; giặc Minh sang xâm lược nước ta; Lê Lợi và đoàn quân Lam Sơn khởi nghĩa đánh tan giặc Minh xâm lược, lập nên triều hậu Lê; trong hòa bình, triều đình chia rẽ,...
+ Năm 1400, đỗ Thái học, ra làm quan nhà Hồ.
Từ năm 1407, bị giặc Minh giam lóng ờ thành Đông Quan. Sau tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò cố vấn cho Lê Lợi, góp phần tạo nên chiến thắng giặc Minh xâm lược.
Năm 1427 - 1428, thừa lệnh Lê Lợi viết "Bình Ngô đại cáo". Sau dớ tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước.
Năm 1439, vẻ ở ẩn tại Côn Sơn.
Năm 1440, lại được vua mời ra giúp nước.
Năm 1442, vua Lê Thái Tông bị chết đột ngột, Nguyễn Trãi bị vu oan và bị khép tội ‘‘tru di tam tộc”.
Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu minh oan cho ông.
2.     Câu chuyện chia tay của hai cha con Nguyễn Trãi ở ải Nam Quan khi cha óng bị giặc Minh bắt sang Trung Quốc:
-      Khi chia tay với cha và em, cha ông dặn dò: "Con trở về lập chí, rửa nhục cho nước, trả thù cho cha, như thế mới là đại hiếu".
-        Câu nói này có rất nhiều ý nghĩa:
+ Cha con Nguyễn Trãi là những người giàu lòng yêu nước, xem việc nước quan trọng hơn việc cá nhân, gia đình, có quan niệm nước mất thì nhà tan, nên lập cóng đền nợ nước cũng là trả thù nhà.
+ Có một quan niệm về “hiếu” cởi mở và mới mẻ hơn so với quan niệm của Nho giáo.
3.      Những điểm đáng chú ý trong cuộc đời và con người Nguyễn Trãi
-       Sinh trưởng trong một gia đình quý tộc, hiếu học, có truyền thống yêu nước và văn hóa, văn học.
-       Trải qua nhiều biến cố thăng trầm trọng đại của cả gia đình và đất nước, cuối đời còn phải chịu những oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử thời phong kiên.
-       Cuộc đời Nguyễn Trãi song hành cùng dòng chảy của lịch sử, và ông đã tận lực, tận tâm vì quốc gia, dân tộc, làm nên nhiều công nghiệp hiển hách trên nhiều phương diện.
-       Ông là một con người toàn tài: nhà yêu nước, người anh hùng và nhà văn hóa.
-        Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử vĩ đại
-        Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng của dân tộc.
-       Nguyễn Trãi là một nhân vật toàn tài hiếm có trong lịch sử thời phong kiến. Ông có nhiều đóng góp nổi bật trên nhiều phương diện khác nhau, từ chính trị, quân sự, ngoại giao đến văn chương, nghệ thuật,...
-       Tư tưởng Nguyễn Trãi có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều triều đại, nhiều thế hệ người Việt Nam sau này.
-         Ông được UNESCO công nhận là Danh nhân Văn hóa Thế giới (năm 1980).
4.      Những tác phẩm nổi bật của Nguyễn Trãi
-       Tác phẩm viết bằng chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập (văn chính luận), Đại cáo bình Ngô, Phú núi Chí Linh, Chuyện cũ về cụ Bàng Hồ, ức Trai thi tập (thơ), Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại, Dư địa chí,...
-        Tác phẩm viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập (thơ).
5.      Cảm hứng chủ đạo trong thơ văn Nguyễn Trãi
-        Cảm hứng yêu nước.
-        Cảm hứng nhân đạo.
6.      Những nét nổi bật của tác phẩm "Quân trung từ mệnh tập”
-        "Quân trung từ mệnh tập" là tác phẩm tập hợp những thư từ gửi cho tướng giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh. Đây có thể xem như những “văn kiện” ngoại giao, chính trị quan trọng.
-       Tuy vậy, tác phẩm có sự kết hợp tuyệt diệu giữa tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước và nghệ thuật viết văn luận chiến bậc thầy. Phan Huy Chú cho rằng tập văn “có sức mạnh của mười vạn quân”.
7.     Nguyễn Trãi - nhà văn chính luận kiệt xuất trong nền văn học trung đại Việt Nam
-       Ông để lại một khối lượng khá lớn văn chính luận: Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô, chiếu biểu (thời Lê),...
-       Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt trong các áng văn chính luận của ông là tư tưởng nhân nghĩa, nói đúng hơn là tư tưởng yêu nước, thương dân.
-       Đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực, từ việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng bút pháp thích hợp đến cách kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, nghệ thuật luận chiến bậc thầy.
8.       Thơ Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ chân dung tinh thần của người anh hùng vĩ đại
-       Thể hiện lí tưởng anh hùng: nhân nghĩa hoà hợp với yêu nước thương dân. Lí tưởng ấy lúc nào cũng thiết tha, mãnh liệt (Thuật hứng-bài 2).
-        Thể hiện phẩm chất ý chí anh hùng: luôn luôn chiến đấu chống ngoại xâm và chống cường quyền bạo ngược; mạnh mẽ, kiên trung, tiết thio đổ vì dân vì nước (Tùng).
9.     Đặc sắc thơ thiên nhiên của Nguyễn Trãi
-       Thiên nhiên hoành tráng, gắn liền với những chiến công anh hùng của các bậc danh nhân lịch sử (Cửa biển Bạch Đằng).
- Thiên nhiên vừa mang vẻ đẹp sang trọng, vừa bình dị, dân dã (bio kinh
-     Thiên nhiên với nhà thơ không chỉ là môi trường sống thanh tao mà còn như một người bạn tri âm, tri kỉ, nơi chứa chất nhiều bài học triết lí sâu sắc cho con người (Thuật hứng - bài 3; Bàn kính cảnh giới - bài 42; Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác; Ngón chi - bài,...).
10. Những câu thơ hay viết về thiên nhiên của Nguyễn Trãi
-         Nước biếc non xanh thuyền gối bãi
Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu.
-         Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén
-         Khách đến chim mừng hoa xảy động
Chè tiên nước ghín nguyệt đeo về.
-         Núi láng giềng, chim bè bạn
Mây khách khứa, nguyệt anh tam.
a.          Vẻ đẹp của tình người bình dị trần thế, nhàn bản trong thơ Nguyễn Trãi
-         Thể hiện tình nghĩa vua tôi sâu đậm.
-         Thể hiện nỗi đau thế sự.
-         Thể hiện tình cảm sâu sắc với tổ tiên ông bà và quê nhà tha thiết.
-         Thể hiện tình cha con sâu nặng.
-         Thể hiện tình bằng hữu sáng trong.
b.         Những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi
- Giá trị nội dung:
+ Thể hiện rõ tinh thần chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì đạo lí chính nghĩa.
+ Tư tưởng yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa là đỉnh cao kết tinh của tư tưởng Việt Nam thời trung đại: ý thức dân tộc phát triển cao và sâu sắc; quan niệm sức mạnh vô địch là bắt nguồn từ "chí nhân”, "đại nghĩa”, từ nhân dân (manh lệ chi đồ tứ tập).
+ Thể hiện con người nhân bản tinh tế, sâu sắc: đau nỗi đau con người, yêu tình yêu con người; giàu cảm xúc trước tạo vật thiên nhiên lẫn đời thường; thể hiện rất phong phú các tình cảm con người như yêu thiên nhiên, yêu quê hương, gia đình (với tình cha con, tình bạn hữu, tình anh em,...).
- Giá trị nghệ thuật:
+ Kết tinh hai bình diện cơ bản nhất là thể loại và ngôn ngữ.
+ Là nhà văn chính luận kiệt xuất và là nhà thơ khai sáng văn học tiếng Việt.
+ Đưa ngôn ngữ tiếng Việt thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp.
c.                        Nguyễn Trãi - sự kết hợp hài hòa giữa người anh hùng vĩ đại và con người đời thuờng
- Con người anh hùng thể hiện ở những khía cạnh sau:

+ Thể hiện lí tưởng anh hùng: nhân nghĩa hoà hợp với yêu nước hương dàn. Lí tưởng ấy lúc nào cũng thiết tha, mãnh liệt (Thuật hứng - bài 2).
+ Thể hiện phẩm chất ý chí anh hùng: luôn luôn chiến đấu chôn? ngoại xâm và chống cường quyền bạo ngược; mạnh mẽ, kiên trung, tiết tháo đế vì dân vì nước.
-        Con người đời thường thể hiện ở những khía cạnh sau:
+ Thể hiện tình yêu thiên nhiên tạo vật sâu sắc.
+ Thể hiện tình nghĩa vua tôi sâu đậm.
+ Thể hiện tình cảm sâu sắc với tổ tiên ông bà và quê nhà tha thiết.
+ Thể hiện tình cha con sâu nặng.
+ Thể hiện tình bằng hữu sáng trong.
d.          Nguyễn Trãi là một nhân cách lớn, một nhà văn hóa lớn của thời đại. Điều ấy được thể hiện qua cuộc đời và văn chương:
-       Nguyễn Trãi là một nhân cách lớn: người có nhân cách lớn là ngư-71 có lẽ sống lớn và quyết tâm hành động để thực hiện hoài bão lớn ấy, thể hiện ở những điểm sau:
+ Lí tưởng, hoài bão gắn liền với tư tưởng yêu nước thương dân.
+ Lí tưởng này luôn luôn cháy bỏng mãnh liệt suốt đời, trở thành sợi chỉ đỏ trong tâm hồn và hành động.
+ Quyết tâm và sáng tạo để hành động thực hiện lí tưởng: học tập là suy tư không ngừng, chọn lựa đấng minh quân để giúp đời, vừa giữ tiết thanh cao (hai lần vẻ ở ẩn) vừa nhập thế hành động vì dân vì nước (chống ngoại: xâm và bạo quyền; ra làm quan, chấp nhận thử thách).
+ Sống giản dị, thiết thực và trung thực, gần gũi với đời sống, với nhân dân.
-       Nguyễn Trãi là một nhà văn hóa lớn của thời đại: nhà văn hóa là người góp phần thể hiện và sáng tạo các giá trị văn hóa tinh thần, trí tuệ của dân tộc, thể hiện ở những điểm sau:
+ Năng động, sáng tạo khi thực hiện các giá trị Nho giáo: là con chiu nhà Trần, làm quan nhà Hồ, nhưng chọn lựa đấng minh quân mới là Lê Lợi cũng là để cứu dân cứu nước; gắn tư tưởng nhân nghĩa với chống bạo quyền VI xâm lược; tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với hành động và vì "an dân".
       + Có một quan niệm về quốc gia tương đối hoàn chỉnh so với thời đại.
+ Vừa tham gia chính sự vừa trước thư lập ngôn, trên nhiều phương diện, để lại nhiều tác phẩm có giá trị cho đời sau (Bình Ngô đại cáo; Dư địa chí; Quốc âm thi tập,...).
+ Dùng tiếng Việt và chữ Nôm để sáng tác, làm giàu tiếng nói dân tộc và trở thành người khai sáng văn học tiếng Việt.
e.          Tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa và nhân văn của Nguyễn Trãi
-       Yêu nước thiết tha, cháy bỏng; đau đớn, căm hận trước tội ác của quân xâm lược dõi VỚI Tổ quốc; yêu nước gắn liền với tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm và tự hào dân tộc.
-      Nhân nghĩa thế hiện ờ long thương dân, không chi cứu dân ra khỏi tai hoa ngoại xám và bạo quyền mà còn làm cho dàn giàu, sống hạnh phúc; tôn trọng ý nguyện nhân dân và tận tâm, tận lực đem tài trí phục vụ nhân dân.
-       Nhân văn thể hiện ở lòng yêu thương con người, quan tâm đến những khát vọng tự nhiên của con người, yêu thiên nhiên và luôn luôn sống một đời sống bình dị gần gũi với tạo vật, tự nhiên và đời sống con người.
g.          Vai trò của Nguyễn Trãi trong việc đặt nền móng cho thơ ca tiếng Việt
-       Dùng chữ Nôm để làm thư tiếng Việt và để lại tập thơ Nôm sớm nhất là "Quốc âm thi tập", một di sản vô giá đặt nền móng cho thơ Nôm.
-        Vận dụng thể thơ Đường luật, Việt hóa bằng cách pha câu lục ngôn.
-       Thơ Nôm Nguyễn Trãi có nhiều câu rất đẹp, rất trau chuốt khẳng định sức sống cũng như vẻ đẹp của tiếng Việt.
-       Thơ Nôm Nguyễn Trãi vừa sử dụng những chất liệu dân gian như tục ngữ, lời ăn tiếng nói của nhân dân, vừa tiếp thu việt hóa ít nhiều các yếu tố ngôn ngữ thơ Trung Hoa,...
B.     Tác phẩm
1.     Hoàn cảnh ra đời
-       Cuối năm 1427, sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hòa, chấp nhận rút quân về nước.
-       Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo Bình Ngô đại cáo để tổng kết loàn diện cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta, báo cáo cho toàn dân được biết. Bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố ngày 17 tháng Chạp năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428). Bài cáo được viết bằng chữ Hán.
2.      Thể loại cáo
-       Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
-        Cáo phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu (không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau).
-       Cũng như hịch, cáo là thể văn có tính chất hùng biện, do đó lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc.
3.      Ý nghĩa nghệ thuật của nhan đề “Bình Ngô đại cáo’’
-       Giải thích: "Bình" là bình định với nghĩa là dẹp tan xong giặc dã. “Ngô" là tên mà nhân dân ta quen gọi giặc phương Bắc, kẻ thù ngàn đời của dân tộc, nói Ngô cũng chính là chi giặc Minh. "Đại cáo" không chỉ là một bài cáo thông thường mà là bài đại cáo mang tầm quốc gia trọng đại.
-       Bình Ngô đại cáo đã trở thành một áng "thiên cổ hùng văn” vào bậc nhất trong văn học chữ Hán cổ điển nước ta. Tác phẩm này đã được nhân ta xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, sau "Sông núi nước Nam" của Lí Thường Kiệt và trước bản "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh ngày 2-9-1945.
4.      Bố cục
-       Đoạn 1 (từ “Từng nghe..." đến “Chứng cớ còn ghi"): Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt.
-       Đoạn 2 (từ “Vừa rồi...”đến "Ai bảo thần dân chịu được"): Tố cáo, lên án tội ác giặc Minh.
-       Đoạn 3 (từ "Ta đây..." đến "Cũng là chưa thấy chưa nay”): Kể lại diễn tiến của cuộc kháng chiến từ mở đầu đến thắng lợi hoàn toàn, nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và sức mạnh của lòng yêu nước kết tinh thành sức mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
-        Đoạn 4 (còn lại); Tuyên bố kết thúc chiến tranh, rút ra bài học lịch sử.

Xem thêm >>> Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử kí toàn thư) của Ngô Sĩ Liên

Trên đây là bài viết mà Cunghocvui đã tổng hợp và sưu tầm được về tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được cho quá trình học tập của bạn. Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe