Đăng ký

Tố cáo, lên án tội ác giặc Minh trong "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi

2,516 từ

1.   Những nét đặc sắc nghệ thuật và tác dụng của chúng
Đoạn trích đã sử dụng một loạt biện pháp nghệ thuật để tăng sức thuyết phục của bản tuyên ngôn:
-     Sử dụng từ ngữ chuẩn xác, trang trọng, giàu hình ảnh gợi cảm, thể hiện tính chất hiến nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt độc lập tự chủ: việc nhân nghĩa-yên dân; quân điếu phạt - trừ bạo; tiêu vong, bắt sống, giết tươi...
-     Sử dụng biện pháp so sánh: so sánh nước ta với Trung Quốc, đặt ngang hàng với Trung Quốc về trình độ chính trị, tổ chức, quản lí quốc gia, thể hiện niềm tự hào của dân tộc ta: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần... đời nào cũng có.
-     Sử dụng biện pháp liệt kê để khắc sâu những điều cần nói: về nền độc lập tự chủ của nước ta, về chiến thắng của ta và thất bại của địch: vốn xưng nền văn hiến đã lâu... cũng khác; Lưu Cung tham công... giết chết Ô Mã.
-     Sử dụng các câu văn biền ngầu khiến cho câu văn cân đối, nhịp nhàng: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần... đời nào cũng có.
2.   Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp độc đáo giữa lí lẽ và thực tiễn
-      Đoạn mở đầu bài cáo này đã nêu hai nguyên lí làm tiền đề cho toàn bài: tư tưởng nhân nghĩa và nước Đại Việt ta là một nước độc lập, tự chú. Hai lí lẽ này đã được kết hợp với thực tiễn đầy sức thuyết phục: nước Đại Việt có nền văn hiến lâu đời, có núi sông bờ cõi, có phong tục tập quán riêng, đã xây dựng nền độc lập qua nhiều triều đại sánh ngang với các triều đại Trung Quốc và cũng có nhiều hào kiệt không kém...
-      Ta xây dựng nền độc lập cho nước nhà là để thực hiện việc nhân nghĩa cho nhân dân. Còn giặc xâm lược làm trái với nhân nghĩa đó nên đã bị trừng trị thích đáng. Lí lẽ đã được minh họa bằng những dẫn chứng cụ thể, xác thực như những "chứng cớ còn ghi" của lịch sử cả ta và địch đã tạo nên một sự kết hợp hài hòa, tự nhiên, đem đến cho đoạn mở đầu này một giọng văn đĩnh đạc, trang trọng, tràn đầy niềm tự hào của dân tộc.
3. Bản cáo trạng đanh thép tội ác của giặc Minh được trình bày theo một trình tư rất logic và gồm những nội dung sau:
+ Vạch trần âm mưu xâm lược.
+ Lên án chủ trương cai trị thâm độc.
+ Tố cáo mạnh mẽ nhưng hành động tội ác.
4. Nguyễn Trãi đã vạch trần âm mưu xâm lược của giặc:
- Chỉ rõ luận điệu “phù Hồ diệt Trần” của giặc Minh là bịp bợm, già nhân, giả nghĩa. Đấy là âm mưu thôn tính nước ta đã có sẵn từ lâu ("nhân", "thừa cơ"). Việc nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần chỉ là một nguyên cớ để "cuồng Minh thừa cơ gây họa”.
- Khi vạch rõ âm mưu xâm lược của giặc Minh, Nguyễn Trãi đã đứng trên dân tộc.
5.    Vạch trần bán chát gian tham của kẻ thù, tác giả đã nêu ra những tội ác và âm mưu hét sức thâm độc của chúng
-      Khi tố cáo chủ trương cai trị thâm độc và tội ác của giặc Minh, Nguyễn Trãi đã đứng trên lập trường nhân bán. Ông không tố cáo chủ trương đồng hóa của kẻ thù (vốn được nhà Minh thực hiện quyết liệt trong thực tế lịch sử) mà đi sâu tố cáo những chú trương cai trị phản nhân đạo của giặc Minh.
-        Những tội ác đó là:
+ Tàn sát người dân vô tội (“nướng dân đen", vùi con đỏ").
+ I.ừa mị dân chúng, gây cánh binh đao (“dối trời lừa dân", “gây binh kết oán”).
+ Tham lam, vơ vét của cải, bóc lột nhân dân ("nặng thuế khóa”, "người bị ép Xuống biển dòng lưng mò ngọc", "ké bị đem vào núi đãi cát tìm vàng", “vét sản vật, bắt chim trả", “bẫy hươu đen", “no nê chưa chán").
+ Nô dịch khổ sai dân chúng ("xây nhà, “đắp đất", "phu phen").
+ Phá huỷ điều kiện lao động của dân chúng ("tan tác cả nghề canh cửi").
+ Huỷ hoại môi trường sống tự nhiên ("Nặng thuế khoá sạch không đầm núi"; Tàn hại giống côn trùng cây cỏ").
-       Trong đó âm mưu thâm độc nhất của kẻ thù là huỷ hoại môi trường sống của con người ("Nặng thuế khoá sạch không đầm núi"; Tàn hại giống côn trùng cây cỏ”); và tội ác man rợ nhất là tàn sát người dân vô tội theo kiểu trung cổ ("nướng dân đen", vùi con đỏ").
6.      Sức thuyết phục của bản cáo trạng trong bài cáo
-       Đứng trên lập trường nhân bản để đi sâu tố cáo những chủ trương cai trị phản nhân đạo của giặc Minh. Bình Ngô đại cáo vì thế tựa như bản tuyên ngôn nhân quyền.
-       Bản cáo trạng vừa cụ thể, vừa toàn diện, có sức khái quát rất cao, giàu tính hình tượng,...
-       Quyền sống của người dân là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để tác giả viết nén bản cáo trạng đanh thép và thống thiết, gây cảm xúc mạnh mẽ cho người đục (trong 12 câu tứ lục, tác giả đã 10 lần trực tiếp và 2 lần gián tiếp nói đến đời sống người dân).
7.      Những câu thơ nào có sức khái quát nhất về tội ác kẻ thù
-      Câu thơ đầy tính hình tượng diễn tả sự man rợ của kẻ thù đối với con người vô tội: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, - Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
-       Câu thơ giàu tính biểu trưng và có sức khái quát cao diễn tả tội ác và lòng căm thù của nhân dân với kẻ thù xâm lược: Độc ác thay, trúc Nam sơn cứa câu thơ là lấy cái vô hạn của trúc Nam sơn để nói cái vô hạn của tội ác kể không ghi hết  tội. Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi. Nghệ thuật lấy cái vô cùng của nước Đông hải để nói cái vô cùng nhơ bẩn của giặc. Từ đấy đi tới phán quyết “lẽ nào trời đất dung tha - ai bảo thần dàn chịu được”, từ đấy khẳng định sự chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa của đoàn quân Lam Sơn đứng lên đánh đuổi giặc Minh xâm lược.
8.      Nét đặc sắc trong nghệ thuật của đoạn cáo trạng tội ác kẻ thù
-      Dùng nhiều hình ảnh gợi cảm, giàu tính biểu trưng và khái quát để diễn tả tội ác của kẻ thù.
-       Sử dụng thủ pháp đối lập để khắc họa sự đau khổ của người dân vô tội và kẻ thù xâm lược.
-      Lời vãn khi đanh thép, khi thống thiết, khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết,…

Xem thêm >>> Phân tích đoạn 3 "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi

Trên đây là bài viết phân tích đoạn 2 trong "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi để thấy được tội ác, sự lên án với giặc Minh. Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe