Đăng ký

Phân tích đoạn 3 "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi

2,936 từ

Xem lại bố cục: Tại đây

1.     Nội dung cơ bản
Chia thành 2 đoạn nhỏ với hai nội dung tương ứng như sau:
-        Phản ánh giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa.
-        Phản ánh giai đoạn phản công và chiến thắng của cuộc khởi nghĩa.
-       Phản ánh giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa, tác giả đã nêu những nội dung chính:
+ Hình tượng Lê Lợi.
+ Những khó khăn, gian khổ trong buổi đầu khởi nghĩa và ý chí quyết tâm đánh, giặc cứu nước.
2.      Hình tượng Lê Lợi
-       Có sự thống nhất giữa con người bình thường với con người lãnh tụ cuộc khởi nghĩa:
+ Có nguồn gốc xuất thân bình thường ("chốn hoang dã nương mình").
+ Cách xưng hô khiêm nhường (“dư" có nghĩa là “tôi", “ta”, khác với "trâm" sau này).
+ Có lòng căm thù giặc sâu sắc ("há đội trời chung", "thề không cùng sống”).
+ Có lí tưởng, có hoài bão lớn (“tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông”).
+ Có quyết tâm mãnh liệt để thực hiện lí tưởng (“đau lòng nhức óc", "quèn ăn vì giận", “Những trằn trọc trong cơn mộng mị, - Chi băn khoăn một nỗi đổ mồ hôi").
-       Hình tượng lãnh tụ được khắc họa hết sức đầy đặn, phong phú. Đây là hình tượng tâm lí đa chiều.
-       Qua hình tượng vừa bình thường vừa vĩ đại của lãnh tụ Lê Lợi, tác giả đã khẳng định tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ngoài ra, tác giả dã ít nhiều khắc hoa được những khó khăn trong buổi đầu kháng chiến cũng như chí quyết tâm của toàn dân tộc.
-    Quan hệ giữa Lê Lợi và tướng sĩ, quân lính là "phụ tứ chi binh”. Họ là "mạnh lệ chi đồ tứ tập”, gắng chí vượt qua gian nan và bằng tấm lòng cứu nước đến đầu quân và trở thành "phụ tử chi binh nhứt tâm”.
3.    Những khó khăn gian khổ trong giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
-      Kẻ thù tàn bạo và rất mạnh (“Vừa khi cờ nghĩa dấy lên, chính lúc quân thù đang mạnh", "hung đồ ngang dọc").
-          Ta còn yêu ("vận nước khó khăn", "trời thử lòng").
-      Thiếu nhân tài, thiếu quân (“tuấn kiệt như sao buổi sớm - nhân tài như lá mùa thu", "thiếu kẻ đỡ đần", "hiếm người bàn bạc", trông người, người càng vắng bóng", “quán không một đội'), thiếu lương ăn (“lương hết mấy tuần’).
4.    Nền tảng sức mạnh giúp đoàn quân Lam Sơn vượt qua những thử thách gian nan ban đầu:
-         Có “tấm lòng cứu nước”.
-      Nhận thức rõ khó khăn, kiên trì (“mười mấy năm trời", “há một hai sớm tối’) và quyết tâm vượt qua muôn ngàn gian khổ, "gắng chí khắc phục gian nan".
-      Nhờ sự góp sức của tất cả “manh lệ đoàn kết nhất trí giữa lãnh tụ và binh sĩ, xây dựng đội quân “phu tử chi binh”, (“nhân dân bốn cõi một nhà", tướng sĩ một lòng phụ tử'), đồng cam cộng khổ (“hòa nước sông chén rượu ngọt ngào')
-       Lãnh tụ có lòng cầu hiền tài (“trông người... Tự ta ta phải dốc lòng", “cỗ xe cầu hiền, thường chăm chăm còn dành phía tả').
-      Có một binh pháp hryp lí để chiến đấu với kẻ thù, biết mình biết ta ("Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh - Dừng quân mai phục, lấy ít địch nhiều’).
5.      Những người “manh lệ" trong đạo quân khởi nghĩa Lam Sơn
-      “Manh lệ” là những người dân cày lưu tán, những người tôi tớ, đi ở. Việc Nguyễn Trãi nhắc đến “manh lệ” trong bài cáo và sự thực họ có mặt trong đoàn quân Lam Sơn đã khẳng định vai trò và sức mạnh của nhân dân trong lịch sử chống ngoại xâm.
- Đây là một tư tưởng lớn, tiến bộ so với thời đại, vì mãi sau này, đến thời kháng Pháp cuối thế kỉ XIX, Nguyễn Đình Chiểu trong "Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” mới nhắc đến qua khái niệm “dân ấp, dân lân".
- Đây được xem là tuyên ngôn về vai trò và sức mạnh của người lao động trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Chưa có ai trước Nguyễn Trãi đã nói đến họ một cách công khai và trang trọng trong một văn bản quan trọng của nhà
6.     Giai đoạn phản công thắng lợi
-      Giai đoạn phản công: đánh nhanh, thắng nhanh, chủ yếu trên vùng núi và trung dw.
-      Giai đoạn tổng phản công, đánh tan viện binh xâm lược: đánh mạnh, đánh toàn diện trên mọi mặt trận, mọi địa hình, và đánh liên tục, không để kẻ thù gượng dậy.
7.     Bút pháp miêu tả chiến công vang dội của đoàn quân Lam Sơn
-      Tác giả đã dựng lên bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với bút pháp nghệ thuật đậm chất anh hùng ca, từ hình tượng đến ngôn ngữ, từ màu sắc đến âm thanh, nhịp điệu.
-      Hình tượng thì phong phú đa dạng, kì vĩ mang tầm vóc thiên nhiên. Chiến thắng của ta thì “sấm vang chớp giật", “trúc chẻ tro bay", sạch không kình ngạc", "tan tác chim muông", "trút sạch lá khô", "sụt toang đê vỡ". Sức mạnh của ta thì “đá núi cũng mòn’, “nước sông phải cạn". Thất bại của địch thì “máu chảy thành sông", máu trôi đỏ nước", "thây chất đầy nội", "thây chất đầy đường". Khung cảnh chiến trường thì "sắc phong vân phải đổi", “ánh nhật nguyệt phải mờ".
-      Về mặt ngôn ngữ, tác giả sử dụng các động từ mạnh liên kết với nhau tạo thành những chuyển rung dồn dập; sử dụng các tính từ chỉ mức độ ở điểm tối đa.
-      Sử dụng câu văn biền ngẫu, hoặc thủ pháp tương phản để tạo thành hai mảng đen trắng đối lập giữa ta và địch, ta thì chiến thắng vang dội, còn kẻ thù thì thất bại thảm hại.
-      Câu vãn khi ngắn khi dài, biến hoá linh hoạt theo từng trận đánh, từng giai đoạn, tạo nên nhạc điệu dồn dập, sảng khoái, bay bổng, âm thanh giòn giã, hào hùng như sóng trào bão cuốn.
-       Giọng điệu khi hào hùng, sôi nổi khi nói đà phát triển của chiến thắng, khi đầy cảm khái thương tâm khi nói về thất bại của kẻ thù và sự tàn bạo của chiến tranh đối với con người.
-      Các sự kiện lịch sử được liệt kê diễn ra nhanh, dồn dập: Ngày mười tám,... Ngày hai mươi,... Ngày hăm lăm,... Ngày hãm tám,...
-        Đoạn thơ có sức khái quát nhất về sức mạnh của ta
Gươm mài đá, đá núi phải mòn,
Voi uống nước, nước sông phải cạn. 
Đánh một trận, sạch không kình ngạc, 
Đánh hai trận, tan tác chim muông.
8.     Hình ảnh kẻ thù
-       Hình ảnh kẻ thù xâm lược hiện lên mỗi tên mỗi vẻ, mỗi đứa mỗi cảnh, nhưng đều giống nhau ở một điểm: ham sống sợ chết, hèn nhát 
-    Hình ảnh kẻ thù được đặt trong sự tương phản với ta, càng làm tăng thêm sự thảm hại Ta mang tầm vóc trời đất cao cả; địch thấp hèn ngang tầm thu vật ("Tướng giặc bị cầm từ như hổ đói vẫy tay xin cứu mạng - Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời mở đường hiếu sinh").
9.     Trong đoạn 3, tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở những điểm:
* Phê phán kẻ thù “chuốc tội gây oan" cho dàn ("Giữ ý kiến một người, gieo họa Cho bao nhiêu kẻ khác", "Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng”).
-    Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa ("Đem đại nghĩa để thắng hung tàn - Lấy chí nhân để thay cường bạo”).
-     Vì nhân dân mà hành động kết thúc binh đao (“Ta lấy toàn quàn là hơn, để nhân dân nghỉ sức”).
-     Hành động theo "mưu kế kì diệu", “chưa thấy xưa nay" là “mở đường hiếu sinh ", “cấp cho năm trăm chiếc thuyền", “phát cho vài nghìn cỗ ngựa" về nước.
-     Xót xa thương cảm khi thấy cảnh chết chóc vì binh đao

Xem thêm >>> Phân tích Bình ngô đại cáo để thấy được sự khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt.

Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe