Phân tích bình ngô đại cáo
Bình ngô đại cáo là tác phẩm văn học chính luận nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Trãi. Sau đây hãy Cunghocvui.com tìm hiểu tác phẩm qua bài phân tích bình ngô đại cáo
Phân tích bình ngô đại cáo
Phân tích bình ngô đại cáo
I. Phân tích đoạn 1
Mở đầu bài cáo, Nguyễn Trãi nêu một nguyên lí quan trọng:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Nguyên lí hành xử về chính trị của người lãnh đạo là yên dân, là chống lại bạo tàn. Đó là cách định nghĩa "nhân nghĩa" của tác giải bài cáo.
Sở dĩ ngày từ dòng đầu tiên của bài cáo, tác giả đã nêu vấn đề "nhân nghĩa" theo quan điểm "yên dân" và "trừ bạo" là vì nội dung toàn tác phẩm sẽ đề cập đến là cuộc kháng chiến chống quân Minh, cuộc chiến tranh cho thấy ai là nhân nghĩa, ai là kẻ tàn bạo
Chúng ta đều biết, sau sự kiện Hồ Quý Li cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh đã mượn chiêu bài "phù Trần, diệt Hồ" để xâm lược nước ta. Khi quân Minh tiến vào nước ta năm 1407, chúng cũng tuyên bố mình là đạo quân nhân nghĩa. Bằng cách khẳng định, việc thi hành nhân nghĩa trước hết phải là "an dân", đội quân điếu phạt trước hết có chức năng trừ khử sự tàn bạo và khẳng định nhân nghĩa thuộc về chúng ta, thuộc về quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi.
II. Phân tích đoạn 2
Trong đoạn này, tác giả đã tố cáo tội ác và sự tàn bạo của giặc Minh xâm lược để vạch trần chiêu bài nhân nghĩa giả dối của quân xâm lược, khẳng định rằng chúng không phải là đạo quân nhân nghĩa, chúng không hề thi hành chính sách "an dân"
Tác giả nhấn mạnh tội ác của quân xâm lược bị cả trời, thần, người lên án phẫn nộ:
Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần nhân chịu được?
Do đó, việc đánh đuổi quân Minh xâm lược chính là việc "nhân nghĩa" là việc "an dân". Đoạn thứ hai tạo "thế" cho sự triển khai nội dung đoạn thứ ba theo tinh thần "Quân điếu phạt trước lo trừ bạo". Người lãnh đạo, đãn dắt nhần dân đánh đuổi quân xâm lược chính là người có đạo lí "nhân nghĩa" chân chính.
III. Phân tích đoạn 3
Tái hiện lại diễn biến cuộc chiến đấu vô cùng gian khổ, khó khăn mà hào hùng chống giặc MInh xâm lược, từ những bước đi của giai đoạn ban đầu đầy khó khăn đến các chiến thắng ngày càng to lớn ở giai đoạn sau đưa đến thắng lợi cuối cùng. Hình ảnh Lê Lợi gắn liền với các giai đoạn của cuộc đấu tranh. Mô hình biến dịch từ "bi" sang "thái" là mô hình chi phối sự trình bày ở phần trọng tâm này của bài cáo.
Phần này có hai giai đoạn khác nhau. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa, về phía kẻ thù "chính lúc quân thù đương mạnh"; còn về chúng ta đang trong giai đoạn "vận nước khó khăn":
Tuấn kiệt như sao buổi sớm
Nhân tài như lá mùa thu
Những khó khăn mọi mặt chồng chất, khó khăn về nhân lực, về điều kiện vật chất, về lương thực thực phẩm được nhìn như là do trời đặt ra để thứ thách con người trước khi trao cho sứ mệnh lớn. Một cái nhìn lạc quan, tin tưởng ở tương lai mang màu sắc tâm linh đặc biệt của người xưa.
Giai đoạn thứ hai là những bước chuyển biến ngày càng thuận lợi của cuộc khởi nghĩa. Tác giả đã dựng lại một chuỗi những thắng lợi ngày càng to lớn hơn, giòn giã hơn. Thắng lợi bước đầu là dồn đuổi kẻ thù trên các chiến trường, sau đó là việc đánh chặn viện binh của quân thù. Cuối cùng là sự đầu hàng nhục nhã của quân thù và chủ trương khoan hồng của phía ta theo phương châm hiếu sinh của những người có đạo nhân nghĩa.
Ngày mười tám, trận Chi Lăng Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong
Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn
IV. Phân tích đoạn 4
Đoạn kết là lời tuyên bố của Lê Lợi: Bắt đầu một triều đại mới, một nền thái bình vững chắc đã được thiết lập từ nay trên đất nước sạch bóng quân thù. Vận hội đất nước đã chuyển sang thời kì thịnh trị, thông suốt. Đồng thời, ông cũng tuyên bố ban chiếu duy tân tức thiết lập một triều đại mới dưới sự lãnh đạo của mình. Suy nghĩ về các nguyên nhân dẫn đến thắng lợi, thực ra vẫn quy về phẩm chất đạo đức nhân nghĩa như là cái gốc để chiến thắng
Có thể nói lịch sử dân tộc đã được viết tiếp những trang mới, nếu trước đó là Triệu, Đinh, Lí, Trần thì bây giờ sẽ là Lê. Đây là một ý quan trọng: việc Lê Lợi sắp lên ngôi vua là một việc hợp quy luật, thuận ý trời, hợp lòng người. Những ngày tháng đầu tiên của chính quyền mới rất cần sự công nhận của toàn xã hội để tạo nên sự đồng thuận, ổn định cần thiết cho sự nghiệp xây dựng lại đát nước thời bình.
Hệ thống các luận điểm của bài cáo sáng rõ, giữa các phần có gắn kết với nhau chặt chẽ. Đây là tác phẩm chính luận xuất sắc.
Mong rằng bài viết phân tích bình ngô đại cáo sẽ giúp ích cho các bạn!