Đăng ký

Cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà

3,150 từ

A. ĐỀ BÀI
I. Phần Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
Ăn tết rừng xong từ giã chú tắc kè chúng tôi xuôi - ào ào cơn hì đổ các binh đoàn tràn vào thành phố đang mùa thay lá rừng hàng me
Lá me vàng lăn tăn trải thảm phố hè chồi xanh lăn tăn nơi đầu cành run rẩy cơn gió thoáng chút hương rừng đâu đấy hạt mưa đầu mùa trong suốt giữa lòng tay
Người bạn tôi không về tới nơi này anh gục ngã bên kia cầu xa lộ anh nằm lại trước cửa vào thành phố giây phút cuối cùng chấm dứt cuộc chiến.
Đồng đội, bao người không “về nằm lại cầu Bông, Đồng D tất cả họ, suốt một thời đều ước ao thật giản dị: sắp về!
Thành phố Hồ Chí Minh, Tết Mậu Ngọ, 1978
(Trích Tiếng tắc kè kêu trong thành phố - Nguyễn Duy, Ánh trăng, NXB Tác phẩm mới, 1984)
Câu 1. Những phương thức biểu đạt nào được sir dụng trong đoạn thơ?
Câu 2. Chi ra 02 biện pháp tu từ có trong bài thơ?
Câu 3. Hình ảnh người lính hiện lên như thế nào qua đoạn thơ?
Câu 4. Giai đoạn lịch sử nào được phản ảnh trong đoạn thơ trên? Khát vọng sắp về thể hiện mong muốn gì ciia người lính và toàn dân tộc. Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng thể hiện tình cảm của anh chị với người lính trong đoạn ?
II. Phần Làm văn (7 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm)
Biến đổi khí hậu có phải là một trong những thách thức toàn cầu lớn nhất thế kỉ XXI? Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề trên?
Câu 2: ( 5 điểm) Cảm nhận của em về hình tượng sông Đà trong bài “Tuỳ bút người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân. 

B. HƯỚNG DẪN
I. Phần 1. Đọc hiểu
Câu 1: Những phương thức biểu đạt được sử dụng: Miêu tả, biểu cảm,tự sự
Câu 2: 02 biện pháp tu từ được sir dụng trong đoạn văn
So sánh “ Chúng tôi xuôi - ào ào cơn lũ đổ”
- Nói giảm, nói tránh “không về tới’ “gục ngã”
Câu 3:
Hình ảnh người lính hiện lên trong đoạn thơ là hình ảnh những người lính hào hùng, khao khát chiến đấu “ Chúng tôi xuôi - ào ào cơn lũ đổ” để giành lại độc lập cho dân tộc.
Họ là những con người dũng cảm, sẵn sàng hi sinh, không tiếc thân mình để cống hiến cho Tổ Quốc
Câu 4:
-              Đoạn thơ phản ánh về giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, thời điểm ta chuẩn bị tổng tiến công, giải phóng Sài Gòn. Khát vọng “sắp về” thể hiện ước muốn hòa bình, mong muốn được đoàn tụ của người lính cũng như cà dân tộc ta.
-              Bày tỏ được tình cảm chân thành, sâu sắc dành cho người lính như: xúc động, tiếc thương trước sự hi sinh của người lính, xót xa, day dứt về những hậu quả, mất mát chiến tranh để lại, biết ơn, cảm phục về họ.     
II. Phần Làm văn
Câu 1

1.            Mở đoạn
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Biến đổi khí hậu đang là vấn đề nóng của toàn nhân loại thế kỉ 21.
2.            Triển khai vấn đề
- Giải thích : Biến đổi khí hậu
+ Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian dài, tác động đến môi trường sống của nhiều sinh vật trên Trái Đất=> Đây là vấn đề nóng hổi,được toàn nhân loại quan tâm
- Phân tích, đánh giá
+Thực trạng: Trái đất đang nóng lên, mực nước biển dâng cao do băng tan, sự thay đổi ciia quá trình hoạt động hoàn hru khí quyển,...
+ Nguyên nhân: Sự tác động của con người đến thiên nhiên như
. Chặt phá rừng
. Khai thác khoáng sản, thủy hải sản một cách bừa bãi
. Sử dụng các hóa chất hóa học cho việc sản xuất nông nghiệp cùng như công nghiệp
. Sản xuất vũ khí hóa học
. Hạn hán, sạt lở biển, xâm nhập mặn
=> Gây ra những dịch bệnh mới cho con người.
+ Bình luận: Đây là một trong những thách thức lớn đối với con người trên toàn thế giới, cần phải có những giải pháp thích hợp.
3. Kết đoạn
+Giải pháp để khắc phục: Phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng, nâng cao ý thức người dân về biến đổi khí hậu, cần có sự chung tay của toàn thế giới.
- Liên hệ bản thân.     
Câu 2: 
1.            Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác:
Khẳng định trong Tùy bút người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng con Sông đà với hai nét tính cách trái ngược nhau: hung bạo, dữ dội nhưng cũng rất nên thơ, nên họa.
2.            Thân bài
Lí giải vì sao Nguyễn Tuân lựa chọn Sông Đà làm đối tượng sáng tác:
+Sông Đà mới hội tụ đầy đủ vẻ đẹp của thiên nhiên Tây bắc. Qua lăng kính và tâm hồn của Nguyễn Tuân nó đã trở thành một sinh thể có hồn có cá tính.
+Nguyễn Tuân là một nhà văn đi theo chủ nghĩa xê dịch, đi theo văn hóa Phương Tây và luôn thích viết về xe cộ, thác dữ, ông thường đi đây đi đó để thay đổi thực đơn cho thực đơn nhân quan của mình
+Nguyễn Tuân đà dành cả cuộc đời mình để đi tìm cái đẹp. Vì vậy, theo quan niệm của NT, cái đẹp phải là cái đẹp đến tuyệt mĩ giai nhân, dữ dội phải dữ dội đến khác thường tột đỉnh.
- Sông Đà với vẻ đẹp hung bạo:
+Vì bắt nguồn từ Trung Quốc nên phần thượng nguồn có rất nhiều triền núi đá, và rất nhiều thác dữ. Con sông chẳng khác nào một con mãnh thú có tâm địa của một mụ dì ghẻ.
+ Để khắc họa vẻ đẹp này, Nguyễn Tuân tập trung vào xây dựng những quãng nguy hiểm của con Sông. Đó là cảnh đá bờ sông dựng vách thành chẹt vào lòng sông như một cái yết hầu, mặt sông ở chỗ ấy phải chính ngọ mới có mặt trời.
+Sông Đà của Nguyễn Tuân hẹp ở nhiều quãng: đứng bên này bờ ném nhẹ hòn đá sang bên kia vách, có những quãng con nai, con hổ nhảy vọt từ bờ bên này sang bờ bên kia.
+ Đó là quãng mặt ghềnh dài hàng cây số với nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn ghìm ghè nhau như đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò nào qua đây.
+Hay những đoạn có những cái xoáy hút nước.
+Những thác đà với âm thanh của dòng sông Đà, với những tiếng kêu ai oán, tiếng đe dọa của những tướng đá nơi đây
+Cuộc thủy chiến với người lái đò cùng 3 tầng trùng vi thạch trận.
- Đánh giá chung:
+Sử dụng nghệ thuật so sánh liên tưởng táo bạo.
+Những câu văn ngắn với hàng trăm động từ mạnh để thể hiện sự dữ dội, hung bạo của Sông Đà 
+Huy động tổng hợp những kiến thức về quân sự, thể thao, võ thuật..V..
+ Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước thầm kín. ( đọc hàng trăm cuốn dư địa chí, là người đầu tiên chi ra 50/73 thác dừ hr ngã ba Việt Trung về đến bến chợ Bờ, nhận ra Sông Đà hung bạo là bởi bọn thổ phỉ lang tào, bọn thực dân Pháp)
- Sông Đà nên thơ nên họa, trữ tỉnh
+Vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà ở Hạ lưu. Ờ quãng này con sông chày trôi hiền hòa giữa đôi bờ tiền sử. Như một bài thơ trữ tình được viết bằng văn xuôi.
+Nguyễn Tuân chiêm nghiệm sông Đà như một áng tóc trữ tình của người thiếu nữ kiều diễm “ đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở những hoa ban hoa gạo tháng hai đường đi”
+Không chỉ đẹp ở hình dáng, Sông Đà còn đẹp ở màu sắc của nước. Sông Đà thay đổi màu nước theo mùa. => Tình yêu quê hương đất nước khi NT căm thù bọn giặc Pháp đặt cho SĐ cái tên Tây láo lếu là “ dòng sông đen”
+Khi hoang dại,bờ sông đẹp như đôi bờ tiền sử, như những nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Là hình ảnh đàn hươu ngơ ngác ngẩng đầu mơ một tiếng còi sương.. +Dòng sông không còn là mụ dì ghẻ hay con mãnh thú, mà chỉ còn là tình câm của một cố nhân, xa thi thấy nhớ thương, gặp lại thì mừng vui như nỗi chiêm bao dirt quàng.
+Sử dụng những vị ngữ diễn tả âm hường bình lặng, để lại những ám ảnh trong lòng người đọc.
3. Kết bài
- Khẳng định vị trí của Nguyễn Tuân với thể loại tùy bút, đặc biệt là “người lái đò sông Đà". Đánh dấu sự thay đổi về quan niệm sáng tác của Nguyễn Tuân. Đồng thời là tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc.

Xem thêm >>> Ý kiến nhận xét: Sông Hương đã đi với Huế một mối tình trọn vẹn

Nếu có bất kì thắc mắc hay ý kiến đóng góp đến Cunghocvui bạn hãy comment ở phía dưới nhé! Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe